Tin kinh tế sáng 12-12-2014: Nhập than sau khi xuất ồ ạt - OPEC dự báo nhu cầu dầu thô giảm trong năm 2015

  • Cập nhật : 12/12/2014

 Nhập than sau khi xuất ồ ạt

Theo thông tin từ Bộ Công thương, VN đang phải ký hàng loạt các hợp đồng nhập khẩu than, trong khi những năm qua, và ngay cả hiện nay, chúng ta ồ ạt xuất than.
 
Đặc biệt, trong khi xuất đi các loại than chất lượng cao, thì nay VN đang phải nhập về loại than chất lượng thấp mà giá cả cao hơn.
 
Chúng ta đang phải trả giá cho những năm xuất khẩu than ồ ạt. Đáng buồn là chúng ta vẫn đang khai thác ở những chỗ dễ khai thác để xuất khẩu như các mỏ than ở Quảng Ninh. Xuất thì dễ nhưng nhập về thì khó khăn vì thiếu nguồn nhập, giá đắt, phải đầu tư lớn

Ông Nguyễn Thành Sơn, 
Giám đốc Ban Quản lý các dự án khai thác than đồng bằng sông Hồng (Vinacomin)
 
Cụ thể, Vinacomin (Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản VN) đã ký 10 biên bản ghi nhớ, 1 hợp đồng nguyên tắc với một số công ty than của Indonesia, Úc; công ty Sojitz, Marubeni, Sumitomo của Nhật Bản và 1 thỏa thuận cung cấp than dài hạn với Công ty ASPECT Resources của Úc với tổng khối lượng than đã ký kết khoảng trên 20 triệu tấn/năm.
 
Mua cứ mua, bán vẫn bán
 
Thực tế từ năm 2011, VN đã bắt đầu nhập than với số lượng ban đầu là 9.500 tấn rồi con số này đã tăng chóng mặt. Năm 2013, chúng ta đã phải nhập khẩu than đá với số lượng khá lớn và mặt hàng này đã được đưa vào nhóm “cần nhập khẩu” trong bảng thống kê nhập khẩu hằng tháng của liên bộ: Công thương - Kế hoạch - Đầu tư - Tài chính.
 
Theo số liệu mới nhất của Bộ Công thương, từ tháng 1 - 11.2014, VN đã nhập khẩu trên 2,8 triệu tấn than đá trị giá 338 triệu USD, tăng 44,7% về giá và 40,2% về lượng nhập so với cùng kỳ năm 2013 (năm 2013 nhập 2 triệu tấn than đá, trị giá 234 triệu USD). Khả năng trong năm nay, VN sẽ nhập trên 3 triệu tấn than là khá rõ ràng. Một quan chức của Vinacomin cho biết đến năm 2016, VN sẽ nhập khoảng 6 - 7 triệu tấn than mỗi năm. Số lượng nhập than sẽ tăng dần qua các năm đến năm 2020, VN sẽ nhập khẩu khoảng 35 triệu tấn than, tới năm 2030 là khoảng 135 triệu tấn.
 
Trong khi đó, tới giờ phút này số lượng xuất khẩu than thực tế vẫn rất lớn. 11 tháng qua, Vinacomin đã xuất đi 6,8 triệu tấn than đá, đạt kim ngạch 506 triệu USD, giảm 40,1% về lượng và 37,9% về kim ngạch so với năm 2013. Đó là chưa kể than xuất lậu, được nhiều báo cáo đánh giá, bằng khoảng 10% lượng xuất khẩu chính ngạch.
 
“Chúng ta đang phải trả giá cho những năm xuất khẩu than ồ ạt. Đáng buồn là chúng ta vẫn đang khai thác ở những chỗ dễ khai thác để xuất khẩu như các mỏ than ở Quảng Ninh. Xuất thì dễ nhưng nhập về thì khó khăn vì thiếu nguồn nhập, giá đắt, phải đầu tư lớn", ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án khai thác than đồng bằng sông Hồng của Vinacomin nhận xét.
 
Cảnh báo nhưng “bịt tai” không nghe
 
Nhưng việc nhập khẩu than đã được cảnh báo là không dễ dàng. Về nguồn than, các nước đều có xu hướng siết lại. Về phương tiện: tàu, bến cảng… phải đầu tư lớn.
Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành than VN đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, Chính phủ đã đánh giá nhu cầu than trong nước ngày càng tăng cao: năm 2015 là 56,2 triệu tấn, năm 2020 là 112,3 triệu tấn, năm 2025 là 145,5 triệu tấn, và cho đến năm 2030, VN sẽ phải tiêu thụ tới 220,3 triệu tấn.
 
Ông Nguyễn Trọng Khiêm, Chủ tịch Hội Địa chất than - khoáng sản VN, cho biết các loại than VN nhập về mấy năm nay và cả trong thời gian tới là loại than rất xấu vì các nước không chịu bán mỏ tốt cho chúng ta. Giá bán cũng rất đắt đỏ. Ngay cả việc liên doanh hay mua mỏ để khai thác ở nước ngoài cũng rất viển vông vì họ không đời nào chịu bán cho nước khác những mỏ tốt.
 
Điều này được ông Nguyễn Thành Sơn thừa nhận khi cho biết do nhập khẩu than rất khó khăn nên hiện nay, tập đoàn nào cũng phải tự lo cho mình mà không trông chờ gì vào Vinacomin. Ông Sơn nói: “VN đang quan tâm mua mỏ khai thác ở Indonesia, Úc, Nga… nhưng thực sự, rất không đơn giản vì ngay như Úc, để khai thác, mang than về được, phải đầu tư xây dựng cả đường bộ, đường sắt, mỏ, cảng… vô cùng tốn kém. Còn Nga thì quá xa xôi, phải vận chuyển từ đông Siberi về, chi phí rất đắt”. Ông Sơn cũng cho biết những khó khăn này đã được ông và nhiều chuyên gia kinh tế khác cảnh báo nhưng những người có trách nhiệm đã “bịt tai” không nghe.
 
Theo Vinacomin và các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về địa chất đánh giá, các mỏ than vùng đồng bằng sông Hồng (vùng này bao trùm các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên) có trữ lượng rất lớn. Có nơi công bố 200 tỉ tấn, có nơi cho là 100 tỉ tấn. Đây có thể là lối thoát cho tình trạng thiếu than sau này. Ông Nguyễn Trọng Khiêm cũng nói: "Bể than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhưng không còn có thể khai thác nhiều ở đó được. Thay vào đó phải xúc tiến nhanh dự án than đồng bằng sông Hồng. Không gì bằng của nhà trồng được".
 
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Sơn, những nghiên cứu mới nhất cho thấy, trữ lượng chỉ khoảng 30 tỉ tấn và chỉ có thể khai thác tối đa 10 tỉ tấn. “Nhưng có khai thác được hay không, tôi cho là ít nhất phải mất hơn 10 năm nữa. Việc xin giấy phép, làm thủ tục thăm dò, khai thác mỏ mấy năm qua và hiện nay là cực kỳ khó khăn. Chúng tôi đã phải mất 4 năm để xin giấy phép ở Hưng Yên nhưng vừa rồi lại bị bỏ và lại đang phải xin giấy phép thăm dò, khai thác ở tỉnh Thái Bình, không biết bao giờ xong”, ông Sơn nói. Theo ông, ngay cả xin được giấy phép ở Thái Bình thì phải mất 10 năm mới bắt tay vào khai thác và mỗi năm cũng chỉ khai thác được 1 - 3 triệu tấn/than.
 
Hậu quả không đầu tư công nghệ
 
TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Việc nhập khẩu than của một nước mạnh về xuất khẩu than như VN là nghịch lý. Đáng lẽ ra, hàng chục năm xuất khẩu than, VN phải đầu tư công nghệ khai thác sâu, quy hoạch thăm dò, tính toán nguồn than để sản xuất được than chất lượng tốt, chứ không để bây giờ phải nhập khẩu. Lâu nay ngành than chủ yếu khai thác các mỏ lộ thiên. Chỗ nào dễ thì khai thác hết, còn mỏ khó thì không đầu tư khai thác sâu. Đó là hậu quả của cơ chế nhiệm kỳ ở các doanh nghiệp nhà nước”.
 
Theo TS Hoàng Thọ Xuân, không thể biện hộ cho việc VN không khai thác được than chất lượng tốt nên phải nhập để trộn với than trong nước bán cho các nhà máy nhiệt điện, bởi ngành than không chịu nghiên cứu, đầu tư công nghệ tiên tiến để khai thác các mỏ sâu mà chỉ khai thác các mỏ lộ thiên, chất lượng thấp. Ngoài ra, nguồn than chất lượng tốt VN khai thác được cũng dành để xuất khẩu. Trong khi trữ lượng của than là cái không thể tái tạo. Ngành than cũng bất cập trong việc cân đối cung cầu, nên mới xảy ra chuyện vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu.
-------------------------
 Nga muốn chiếm lĩnh thị trường năng lượng châu Á
"Chúng tôi mong sẽ đảm bảo mình vai trò của một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho thị trường châu Á", Tân Hoa xã dẫn lời tổng thống Nga Vladimir Putin nói trước chuyến thăm chính thức 2 ngày tới Ấn Độ.
 
Trong nỗ lực phát triển thị trường năng lượng (gas, khí đốt, dầu mỏ...), Nga xem châu Á là thị trường lớn sắp tới và sẽ đảm bảo là nhà cung cấp số một cho nơi này.
 
Ngày 10.12 ông Putin có buổi gặp gỡ đầu tiên với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kể từ khi chính phủ mới của nước này thành lập. Các cuộc nói chuyện sẽ xoay quanh vấn đề thúc đẩy quan hệ song phương về thương mại và quốc phòng, AP cho biết.
 
Ngay trước buổi tiếp xúc với các quan chức Ấn Độ, Tổng thống Nga Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Nga - Ấn về thương mại năng lượng, đồng thời thể hiện quyết tâm chinh phục thị trường châu Á, Tân Hoa xã dẫn hôm 10.12.
 
"Chúng tôi mong sẽ đảm bảo vai trò của một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho thị trường châu Á", ông Putin nói. "Đồng thời, chúng tôi sẽ tập trung vào việc phát triển kinh tế trong khu vực Đông Siberia và Viễn Đông của Nga, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng mới".
 
Bên cạnh đó, Tân Hoa xã cũng cho rằng ông Putin đã thừa nhận việc chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang châu Á bắt nguồn từ việc tiêu thụ tại châu Âu tăng quá chậm.
 
Về phần Ấn Độ, Nga tuyên bố sẽ ủng hộ việc giữ vững ổn định tại khu vực châu Á cũng như toàn thế giới. Chuyến thăm của ông Putin đến ngay sau thông tin phía Nga bán vũ khí cho Pakistan, trong lúc Ấn Độ và Pakistan đã tiếp tục mâu thuẫn và va chạm ở khu vực Kashmir.
-------------------------
 OPEC dự báo nhu cầu dầu thô giảm trong năm 2015
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thông báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2015 dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, theo Reuters.
 
Trong báo cáo hàng tháng vừa được công bố ngày 10.12, OPEC dự báo nhu cầu tiêu thu dầu thế giới sẽ giảm xuống 28.920.000 thùng mỗi ngày vào năm 2015, giảm 280.000 thùng dầu mỗi ngày so với dự báo trước đó.
 
Theo OPEC, dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu giảm trong năm 2015 do tác động kép từ tình hình tăng trưởng kinh tế chậm ở châu Âu và châu Á cộng thêm sự gia tăng đáng kể nguồn cung dầu đá phiến từ Mỹ được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm tới, và có khả năng sẽ làm thị phần của OPEC bị thu hẹp.
 
Trước tình hình này, nhà xuất khẩu lớn nhất trong nhóm, Ảrập Xê Út đã kêu gọi các thành viên khác đưa ra những biện pháp để đối phó với sự tăng trưởng mạnh của dầu đá phiến ở Mỹ.
 
Hôm 27/11, trong phiên họp tại Vienna, Áo OPEC đã quyết định giữ nguyên mục tiêu sản lượng là 30.000.000 thùng dầu mỗi ngày. Điều này đã đẩy giá dầu giảm mạnh.
 
Trước đó, trong khảo sát trước thềm phiên họp của Bloomberg, các chuyên gia cũng cho rằng OPEC có thể không làm gì cả và để cho giá dầu tiếp tục giảm xuống đến mức cản trở sự tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, một động thái sẽ làm cạn kiệt nguồn tài chính của các thành viên OPEC như Venezuela và Nigeria.
 
Giá dầu giảm mạnh từ tháng 10 khi các nhà sản xuất dầu Mỹ bơm dầu với tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 thập kỷ qua, và nhu cầu dầu toàn cầu chậm lại. Như vây, kể từ tháng 6 đến nay, giá dầu đã giảm 40%. Trong phiên giao dịch hôm 10.12, giá dầu Brent giảm xuống chỉ còn 66 đôla một thùng.
-------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo