Ngày 11-06, tại Dushanbe (Thủ đô của Tajikistan), bên lề Hội nghị lần thứ 14 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra đề xuất xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ - Nga.
Tờ Tân Hoa Xã dẫn tuin, ông Tập Cận bình ca ngợi cả 3 quốc gia có chiến lược phát triển “tương tích lẫn nhau”. Đồng thời, ông cũng cho biết hai nước Mông Cổ và Nga đã có những phản ứng tích cực với tầm nhìn của Bắc Kinh về việc xây dựng một vành đai kinh tế dọc theo “con đường tơ lụa” mới.
Được biết, sáng kiến “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa” được chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra vào năm ngoái trong chuyến công du các nước Trung Á, với tham vọng “tái sinh” con đường tơ lụa đã từng nối Trung Quốc với các nước Trung Á và Châu Âu.
Từ trái qua: Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị SCO lần thứ 14 (Tân Hoa Xã)
Dự kiến, song song với việc xây dựng một hành lang kinh tế, 3 nước sẽ cùng hợp tác thực hiện các dự án đường sắt và cao tốc “xuyên châu lục” đi qua Mông Cổ, nối liền Nga và Trung Quốc. Thông qua đó, 3 nước đẩy mạnh tính kết nối, mở rộng giao thông, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa.
Đặc biệt, ông Tập Cận Bình cũng bày tỏ mong muốn các nước này sẽ nghiên cứu khả năng xây dựng một mạng lưới điện xuyên quốc gia.
Có thể thấy, tuyên bố này là hệ quả nhã tiền sau một loạt các động thái ngoại giao giữa 3 nước, từ dự án đường ống dẫn dầu khổng lồ Nga – Trung đến chuyến viếng thăm mới đây của tổng thống Nga Putin tại Mông Cổ.
Hành lang kinh tế Nga –Mông Cổ -Trung Quốc đã thể hiện cùng lúc tham vọng của 2 cường quốc Nga và Trung Quốc. Với Nga, đây là một bức tiến quan trọng trong quá trình “hướng Đông” của mình.
Dự án này giúp Nga đẩy mạnh sự phát triển về công nghiệp, giao tông, vận tải và cả tình hình dân cư xã hội khu vực viễn Đông, nối liền với nền kinh tế số 1 châu Á là Trung Quốc.
Chiến lược này càng đặc biệt trở nên quan trọng với triển vọng phát triển của nước Nga, khi mà Moscow và các các chính phủ Phương tây đang đứng trong tình thế cạnh tranh căng thẳng nhát kể từ sau thờ kỳ chiến tranh lạnh. Có thể, dường như Moscow đang cùng lúc “mở rộng” ở hai mặt trận: “chơi rắn” ở phía Tây để đảm bảo “không gian sinh tồn” truyền thống, mà hợp tác ở phía Đông để mở ra con đường phát triển mới.
Trong khi đó, đề xuất về hành lang kinh tế này lại có ý nghĩa không kém quan trọng với chính quyền Trung Quốc khi vừa là một bước tiến trong tham vọng hồi sinh “con đường tơ lụa” của Bắc Kinh, vừa mở ra các cơ hội “giải khát” cho nền kinh tế đang “đói năng lượng” của Trung Quốc.
Rõ ràng, trong lúc Mỹ và Phương Tây đang bị lôi vào một cuộc chiến cấm vận với Moscow, họ đã làm phương hại đến những quan hệ kinh tế cực kỳ quan trọng với nước Nga. Không những thế, phương Tây đang đẩy nước Nga càng ngày càng đến gần Trung Quốc, đối thủ địa chính trị của Nga tại Trung Á.. Mối quan hệ thù địch hiện tại giữa Nga và phương Tây đang tạo nên những cơ hội “quá béo bở” cho sự hợp tác Nga – Trung Quốc, điều mà bấy lâu nay Putin chưa muốn nghĩ đến do còn muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ và Phương Tây.
Kiệt Anh - Theo PLO