Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm 17-8 cho hay Tokyo đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc hội thảo vào cuối tháng 9 để xúc tiến việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang các nước Đông Nam Á.
Siết chặt vòng vây Trung Quốc, Mỹ điều thêm quân tới Australia
- Cập nhật : 13/08/2014
Mỹ và Australia sẽ ký kết một thỏa thuận quân sự ngay trong tuần này, mở đường cho Lầu Năm Góc điều động 2.500 binh sĩ Mỹ tham gia các cuộc tập trận.
Hôm 12/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ đề xuất thêm một văn bản viết tay do chính ông soạn thảo cùng với thỏa thuận quân sự, nhằm tìm kiếm cơ hội để đưa các quân nhân thuộc Lực lượng Không Hải quân tới thành phố Darwin của Australia.
Năm 1963, Mỹ và Australia từng ký kết một thỏa thuận quân sự khi hai nước cùng phối hợp điều hành một trạm thông tin hải quân tại Exmouth bên bờ biển phía tây bắc Tây Australia.
"Khoảng 2.500 binh sĩ thuộc lực lượng quốc phòng Mỹ sẽ tới Lãnh thổ Bắc Australia để tham gia các cuộc tập trận", RT dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Australia, David Johnston phát biểu trong cuộc họp báo hôm 11/8.
Ông Johnston cho biết thêm khoảng 1.200 binh sĩ Mỹ đã tới Lãnh thổ Bắc Australia tham gia các cuộc tập trận trong nửa năm nay. Tuy nhiên, khi thỏa thuận quân sự mới được ký kết, số quân nhân Mỹ tới Australia sẽ tăng gấp đôi và được triển khai trong vòng 25 năm tới.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh ông "đánh giá cao cơ hội cải thiện mối quan hệ thân hữu giữa hai nước và tái hợp hành động". Bản thỏa thuận quân sự mới cũng sẽ giúp Mỹ mở rộng mối quan hệ hợp tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua hiệp ước hợp tác ba bên như Mỹ đã làm với Nhật Bản.
Trong Diễn đàn khu vực ASEAN được tổ chức tại Myanmar hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc cố chấp làm gia tăng căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Tại Sydney hôm 11/8, Bộ trưởng Hagel có bài phát biểu cho hay: "Điều quan trọng là văn bản này đề cao và ủng hộ chính sách tái cân bằng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương để bảo vệ lợi ích riêng của Mỹ cũng như của Australia và nhiều quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, nhằm duy trì một trật tự hòa bình và ổn định tại khu vực này".
Thỏa thuận quân sự giữa Mỹ và Australia được thông qua sau 3 tháng Tổng thống Barack Obama ký một hiệp ước tương tự với Manila về việc đưa các quân nhân Mỹ tới tham gia các cuộc tập trận trong vòng 10 năm tại Philippines.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Minh Thu - Theo Infonet
Úc và Mỹ khẳng định lợi ích ở biển Đông
Ngày 12-8, hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng Úc-Mỹ đã diễn ra tại Sydney (Úc). Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston dẫn đầu phái đoàn Úc.
Về phía phái đoàn Mỹ có Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Hai bên đã ký kết thỏa thuận có thời hạn 25 năm cho phép Mỹ triển khai luân phiên 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ và không quân đến miền Bắc Úc.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Úc, tuyên bố chung của hội nghị khẳng định hai nước nhất trí củng cố hợp tác giữa lực lượng đặc nhiệm. Hai bên nhất trí thành lập nhóm công tác chung để kiểm tra các phương án đóng góp của Úc đối với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở châu Á-Thái Bình Dương.
Liên quan đến biển Đông và biển Hoa Đông, tuyên bố chung hai nước có lợi ích trong duy trì hòa bình, ổn định, giao thương hợp pháp không bị cản trở, tự do hàng hải và quyền bay qua ở biển Đông và biển Hoa Đông. Hai bên kêu gọi các bên tranh chấp kiềm chế, làm rõ các tuyên bố chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế.
(Từ trái sang) Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Ngoại trưởng John Kerry, Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston trong lễ ký thỏa thuận. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO MỸ
Hai bên phản đối các toan tính đơn phương qua sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi hiện trạng. Hai bên kêu gọi các bên tranh chấp ở biển Đông phải căn cứ khung quản lý tranh chấp trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông và ủng hộ các bên tranh chấp tự nguyện đóng băng hoạt động ở khu vực tranh chấp.
AFP đưa tin phát biểu với báo chí bên lề hội nghị tham vấn, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết thỏa thuận cho phép Mỹ triển khai quân đến Úc không nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ngoại trưởng John Kerry khẳng định Mỹ và Úc hoan nghênh Trung Quốc trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế, Mỹ không tìm kiếm đối đầu với Trung Quốc và hy vọng Trung Quốc trở thành đối tác của Mỹ.
LÊ LINH - Theo PLO