Đây là câu hỏi của TGĐ công ty Samsung Việt Nam đặt ra cho hơn 500 bạn sinh viên của trường ĐH Kinh tế Quốc trong buổi toạ đàm “Cảm ơn Việt Nam” sáng 26.11. Tuy nhiên, đáp lại ông, lại là sự im lặng dường như quá phổ biến của hầu hết các bạn trẻ khi được hỏi về tương lai nghề nghiệp bản thân.
Câu hỏi tưởng tượng cho tương lai 30 năm sau
Buổi toạ đàm “Cảm ơn Việt Nam” là sự kiện đầu tiên nằm trong chuỗi sự kiện “Cảm ơn Việt Nam” của tập đoàn Samsung. Đây là cơ hội để các bạn trẻ được đối thoại, trao đổi trực tiếp với CEO của tập đoàn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam về cơ hội nghề nghiệp, triển vọng phát triển bản thân trong tương lai.
Chi tiết đáng chú ý nhất của buổi toạ đàm của buổi toạ đàm có lẽ là khi ông Shim Won Hwang – TGĐ tổ hợp Samsung Việt Nam hỏi các bạn sinh viên “Các bạn tưởng tượng mình sẽ là người như thế nào trong 30 năm nữa? Tuy nhiên, hầu hết các bạn đều trở nên lúng túng, một vài câu trả lời được đưa ra nhưng chủ yếu là những hình ảnh mơ hồ, chung chung.
Điều này không khỏi khiến người ta liên tưởng tới con số con số 162.400 cử nhân thất nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra hồi tháng 7 năm nay và tình trạng mập mờ trong “hướng nghiệp” cho giới trẻ vốn đang nóng trong xã hội vài năm qua.
Con số hơn 162 nghìn cử nhân bị thất nghiệp quả là con số biết nói, nó khiến cho vấn đề chất lượng đào tạo đại học trở nên nóng hơn bao giờ hết. 4 hay 5 năm học đại học, nhưng, khi ra trường, gần như các tân cử nhân đều bí bách trong việc tìm kiếm việc làm. Yếu và thiếu là nguyên nhân chính khiến cho nhiều sinh viên khi ra khỏi cổng trường đại học “không biết đi về đâu”.
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc trường ĐH KHXH-NV đã chỉ ra gần 60% sinh viên trong số cử nhân thất nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại bị nhà tuyển dụng từ chối vì không đáp ứng được như cầu được yêu cầu như thếu kỹ năng làm việc, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức chuyên môn…
Thực tế cho thấy, nhiều cử nhân tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp vì không có kỹ năng làm việc bởi những gì họ học được trên giảng đường rất xa lạ với nhu cầu tuyển dụng. Các kỹ năng mềm của tân cử nhân gần như bị bỏ ngỏ như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, lãnh đạo… hay đơn giản như việc trình bày một văn bản trên Word hoặc Exel đều có vấn đề. Chưa kể đến việc các cử nhân vẫn đang mù mờ với chính tương lai của mình, không xác định được mình sẽ làm gì trong tương lai.
"Thái độ quan trọng hơn kỹ năng"
Trước câu hỏi của một sinh viên về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, ông Shim Won Hwang đã “dội một gáo nước lạnh” khi tuyên bố rằng với Samsung nói riêng và tư duy kinh tế của người Hàn Quốc nói chung thì “thái độ quan trọng hơn kỹ năng”.
“Thái độ” ở đây được ông Shim lý giải là sự cần cù, khả năng sáng tạo cũng như thái độ tích cực đối với những người xung quanh. Ông cũng tỏ ra nghiêm khắc với tấm bằng đại học khi thẳng thừng tuyên bố “kiến thức nền thì bất cứ ai qua trường lớp cũng có được”.
Lời khuyên mà ông Shim Won Hwang đưa ra cho các bạn trẻ khi bước vào quá trình tuyển dụng là “Khi vào một doanh nghiệp lớn như Samsung, các bạn cần có tính kết nối, phát huy được sáng tạo tập thể. Thái độ của bạn đối với công việc, sự thấu hiểu, khiêm tốn là những thứ chúng tôi đánh giá cao trong cuộc phỏng vấn”.
Sau cùng, CEO của Samsung Việt Nam cũng nhấn mạnh đến tinh thần làm chủ của người lao động khi cho rằng hầu hết người Việt Nam tuy có nhiều tố chất nhưng chưa thể hiện được yếu tố chủ động, cùng lèo lái doanh nghiệp.