Tạp chí Quốc phòng Jane’s của Anh mới đây đưa tin, Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng các ụ tàu nổi di động trên Biển Đông nhằm phục vụ cho hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa.
Tại Triển lãm biển Quốc tế 2014 diễn ra tại Đại Liên, khi trả lời phỏng vấn phóng viên của Tạp chí Quốc phòng Jane’s, một quan chức của Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền thuộc Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc tiết lộ rằng, Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển ụ tàu nổi di động đa năng, trong tương lai sẽ được bố trí tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung tấm nghiên cứu khoa học tàu thuyền này tại cuộc triển lãm đã công bố sơ đồ hình vẽ thiết kế của các ụ tàu mới này.
Theo đó, những ụ tàu sẽ được sản xuất ở đất liền và sau đó được vận chuyển ra các đảo rồi tiến hành lắp đặt. Hệ thống ụ tàu sau khi lắp đặt hoàn chỉnh có sàn hình chữ nhật và được nối với các đảo bởi một cây cầu. Được biết, Trung Quốc đầu tiên sẽ tiến hành lắp đặt thử nghiệm các ụ tàu kiểu này ở quần đảo Hoàng Sa. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, các ụ tàu này sẽ được đưa tới bố trí tại quần đảo Trường Sa.
Theo quan chức của Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền Trung Quốc, chiếc ụ tàu đa năng có thể làm chỗ neo đậu cho chiếc tầu cỡ 1.000 tấn. Ngoài ra, nó còn là nơi bảo dưỡng sửa chữa các tàu cá, làm nơi phát điện, dự trữ và cung cấp nước ngọt, khử độ mặn nước biển, là nơi tích trữ nước mưa hoặc cung cấp các trang thiết bị khác.
Ụ tàu mới được thiết kế như giàn khoan bán ngầm, có thể tự thân di động nhưng không thể cơ động ở cự ly xa. Loại ụ tàu này thích hợp cho việc xây dựng và bảo vệ các đảo nhỏ. Theo giới thiệu của Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền Trung Quốc, loại ụ tàu này còn có thể làm nơi sinh hoạt tạm thời cho các nhân viên thi công và nơi để xử lý nước thải. Chiếc cầu nối giữa ụ tàu và các hòn đảo có thể chịu trọng lượng của xe tải loại 10 tấn.
Bài báo còn chỉ ra rằng, ụ tàu nổi di động này sẽ có khả năng làm nơi cư trú nhỏ tại các đảo xa, đảm bảo nhu cầu của người dân. Ngoài ra sau khi cải tạo, loại ụ tàu còn có thể mở rộng và cải thiện các đảo. Tuy nhiên, các ụ tàu này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu bên ngoài, vì thế có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển loại ụ tàu nổi di động có thể lợi dụng sức gió biến thành nguồn điện để thuận tiện cho việc vận hành các ụ tàu.
Nếu quả các thông tin trên sự thật thì đây là một hành động nguy hiểm của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sử dụng các ụ tàu di động này để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, sửa chữa và tiếp tế nhiên liệu, vật tư cho các tàu cá hoạt động trên Biển Đông, với ý đồ thâu tóm toàn bộ khu vực Biển Đông.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh đến nợ công và trách nhiệm trả nợ, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA tưởng rẻ nhưng “vô cùng đắt đỏ”.
Nguyên tắc vàng: Không vay ODA để chi thường xuyên
Sáng nay 30/10, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Đa số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với những nội dung trong báo cáo của Chính phủ, đồng thời lưu ý Chính phủ về các vấn đề nợ công và sử dụng nguồn vốn vay ODA.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang): Dự án ODA hiện có 2 loại là hỗ trợ không hoàn lại và vốn vay hoàn lại. Do đó, nó liên quan nhiều đến nợ công.
Đại biểu Tiên cho hay, khi nhận được hợp đồng dự án, chuyên gia được trả 2,5 triệu đồng, trong khi làm dự án cho ODA của nước ngoài được hưởng mức 50 triệu đồng, dù chất lượng như nhau. “Vì vậy, nếu dự án sử dụng ODA vay thì phải cẩn thận, bởi nó sẽ tăng gánh nặng nợ công, điều mà các đại biểu sẽ nói nhiều trong kỳ họp này”, đại biểu Tiên nói.
Theo đại biểu Tiên, để hạn chế nợ công do ODA vay, chúng ta phải thực hiện nguyên tắc mà các nhà kinh tế gọi là nguyên tắc vàng, đó là không vay ODA để chi thường xuyên. “Nhưng tôi được biết có dự án hàng trăm triệu USD chi cho vay ODA thường xuyên. Các dự án ODA vay này nếu không sử dụng đúng, nợ công sẽ tăng lên, mỗi chỗ góp vào một ít sẽ tác động nhiều đến con cháu chúng ta sau này”, đại biểu nhấn mạnh.
Đề cập tới việc có nên sử dụng ODA cho chi thường xuyên, bên hành lang Quốc hội sáng nay, đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn TPHCM cho hay: Về nguyên tắc, tôi đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Tiên là, không thẻ nào dùng tiền vay ODA để chi cho thường xuyên. Nhưng hiện nay, trong khái niệm của Việt Nam chi đầu tư và chi thường xuyên cần phải xem lại. Do đó, Luật Ngân sách hiện nay cần làm rõ thế nào là chi đầu tư, thế nào là chi thường xuyên, chúng ta nhầm lẫn hai khái niệm này, rất nguy hiểm.
Đồng thuận với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Tiên, đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh việc tập trung vào vấn đề sử dụng và quản lý vốn ODA.
Bà Nga lý giải, ODA là nguồn hỗ trợ chính thức, ngoại trừ phần nhỏ là tài trợ không hoàn lại, phần lớn là cho vay. “Qua 20 năm chúng ta đã thu hút được 78 tỷ USD, trung bình khoảng hơn 3 tỷ USD/năm. Chính phủ đã rất nỗ lực đưa nguồn vốn này vào phát triển kinh tế xã hội, nhiều dự án công được xây dựng bằng nguồn vốn này. Tuy nhiên, thực tế phát sinh nhiều bất cập vi phạm tồn tại, thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong nhiều dự án ODA đã ảnh hưởng không nhỏ đến công trình, làm mất đi uy tín của Việt Nam đối với nhà tài trợ”, bà Nga nói.
Bà Nga nêu ví dụ điển hình về việc sai phạm trong sử dụng vốn ODA, như: PMU 18, vụ Huỳnh Ngọc Sỹ (Công ty Tư vấn Nhật PCI nhận tội hối lộ quan chức của Sở Giao thông Vận tải TP HCM Huỳnh Ngọc Sỹ hối lộ 66 triệu yen để đổi lại việc trúng thầu dự án…), nghi vấn của Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida), vụ JTC đường sắt...
Nhưng những vụ vi phạm lớn lại chủ yếu được phát hiện bởi phía nước ngoài. “Chúng tôi cũng rất hoan nghênh việc xử lý khẩn trương của bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Công an, Viện kiểm soát tối cao về vụ JTC đường sắt vừa qua. Đây cũng là minh chứng cho quan điểm, thái độ nghiêm túc của nhà nước Việt Nam trong sử lý sai phạm của ODA”, bà Nga đánh giá.
Phụ thuộc lâu dài vào ODA là thất bại trong chiến lược phát triển
Đề cập tới nguyên nhân vốn ODA đi sai “địa chỉ”, bà Nga cho biết: ODA chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định 38 của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương và quy định của nhà tài trợ. Nhưng các quy định này còn phức tạp, phân tán, hiệu lực pháp lý còn thấp. Việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong Nghị định 38 còn mang tính nguyên tắc mà chưa cụ thể hóa hết vào quy trình ODA dẫn đến chưa ngăn chặn được tình trạng xin cho vào dự án tiêu cực, tham nhũng.
Đáng lưu ý, pháp lý về ODA còn bộc lộ 2 điểm yếu cơ bản. Thứ nhất, Quốc hội, gnười chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công và người dân, chủ thể đóng thuế và là người trả nợ cuối cùng gần như đứng ngoài quy trình về ODA. Do đó, bà Nga đề nghị “Quốc hội ban hành luật về ODA, theo đó chú trọng quy định chặt chẽ quản lý ODA; Công khai, minh bạch toàn bộ số vốn, các dự án và quy trình phân bổ, buộc phản biện độc lập trước khi quyết định. Ngoài ra, cũng cần có quy định về trách nhiệm của Quốc hội về quyền của người dân mà hiệp hội báo chí chuyên ngành khi thực hiện quyết định ODA”.
Thứ hai, việc giám sát của Quốc hội, với tư cách là một phần của đầu tư công và nợ công, lại tác động đến vị thế, uy tín quốc gia nhưng những năm qua, cả về pháp lý, thực tiễn, trách nhiệm giám sát của Quốc hội về ODA chưa được coi trọng. Thực tế là 20 năm qua, dù đã xảy ra không ít vụ gây chấn động dư luận nhưng Quốc hội chưa một lần giám sát tối cao về ODA”.
Do đó, “chúng tôi đề nghị Quốc hội giám sát ODA, chỉ ra những kiếm khuyết trong sử dụng ODA, những nhóm lợi ích cả trong và nước ngoài, nhà tài trợ, phân tích những mặt lợi, bất lợi của ODA từ đó đề xuất kiến nghị sử dụng có chọn lọc theo lộ trình giảm dần, tiến đến chấm dứt ODA. Bất cứ quốc gia nào nếu phụ thuộc lâu dài vào ODA cũng là sự thất bại trong chiến lược phát triển”, bà Nga nhấn mạnh.
Đặc biệt, theo bà Nga, cần nhận thực đúng về ODA, không coi thường khuyến cáo của chuyên gia. Dẫn lời của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, người giúp Chính phủ về đầu mối ODA: “Tôi giám chắc có một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân, đặc biệt là lãnh đạo địa phương còn hiểu rất sơ đẳng rằng ODA là cho không, vay được càng nhiều càng tốt, bất chấp khả năng trả nợ”, bà Nga nhấn mạnh, “đây là thực tế rất đáng lo ngại, đáng lưu ý”.
Bà Nga phân tích, “do năng lực quản trị khu vực công còn hạn chế, chưa kiểm soát được thất thoát lãng phí, tham nhũng góp phần làm cho một số dự án, mặc dù vay giá rẻ những đã vô cùng đắt đỏ. Cùng với xu hướng thích dùng ODA để gắn với lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, bệnh tành tích ở một số nơi đã đang khiến nhiều công trình ODA xuất hiện ngày càng nhiều nhưng một số công trình thì chất lượng hiệu quả thấp, một số công trình thực chất bị đội lên quá cao, cao hơn nhiều so với các nước”.
----------------------
Nguồn lực để tăng lương: Giảm biên chế?
Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nợ công tăng, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, nhất thiết phải tinh giản biên chế để có nguồn lực cho tăng lương.
Đề cập tới việc tăng lương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho hay: Việc chúng ta không tăng được lương không phải chỉ tại ngân sách. Ngân sách hiện nay kể cả dừng hết tất cả các thứ khác thì việc giải quyết tiền lương vẫn chưa cơ bản được vì chính bộ máy của chúng ta. Số người hưởng lương từ ngân sách quá lớn. “Chính vì thế, Nghị quyết Trung ương yêu cầu làm rất đồng bộ, sắp xếp lại bộ máy, đội ngũ hưởng lương từ ngân sách. Hiện nay mới bắt đầu làm việc này nên chưa có kết quả rõ nét”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Tại diễn đàn Quốc hội lần này, việc tinh giản biên chế cũng được nhiều đại biểu đề cập. Trong báo cáo của Bộ Nội vụ gửi đến các đại biểu Quốc hội, Bộ này cũng thừa nhận tình trạng “dậm chân tại chỗ” trong tinh giản biên chế. “Dù thực hiện Đề án tinh giản biên chế nhưng mục tiêu là từ nay đến năm 2016 về cơ bản số biên chế vẫn giữ nguyên”, Bộ trưởng Nội Vụ Nguyễn Thái Bình thừa nhận.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nhất thiết phải tinh giản biên chế, bởi nếu chúng ta không giảm được bộ máy cồng kềnh thì đương nhiên nguồn chi thường xuyên sẽ không giảm và nền kinh tế chắc chắn khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Tránh việc cào bằng lương”
Việc tinh giản biên chế được nói đến nhiều lần nhưng chúng ta làm chưa được cương quyết. Song tôi cho rằng không chỉ phình bộ máy mà cả việc đánh giá năng lực cán bộ công chức gọi là thi tuyển, cân đong đo đếm nhưng nói thật là chưa thật sát lắm. Tiêu chí đánh giá chỉ là một còn người cán bộ ngoài trình độ năng lực ra còn cần phải có lương tâm với nghề nghiệp nữa. Cái đó mới là quan trọng. Phải đánh giá trên từng con người cụ thể để tránh việc cào bằng lương.
Người làm tốt hai năm tăng lương và người làm trung bình thì phải ba năm tăng lương, không làm được việc không tăng lương chứ không phải cứ đến hẹn lại lên. Như vậy sẽ không phát huy được sự nỗ lực hết mình của những cán bộ có năng lực thực sự.
Và nếu cứ để trình trạng dàn đều như vậy thì thực sự là lãng phí ngân sách. Nếu cứ để dàn trải thì ai cũng tới ngày lĩnh lương, lên lương là không công bằng.
Bây giờ nếu chưa sàng lọc, rà soát hết được thì lấy cơ sở nào để đưa cán bộ ra khỏi biên chế và không trả lương? Chúng ta không đánh giá một cách sát thực thì gánh nặng lương vẫn cào bằng chia đều cho mọi người thì người đáng được nâng lương lại không được nâng, còn người không đáng cũng trong danh sách này.
Cuối cùng là cả hai kéo nhau vào danh sách và không được tăng lương theo đúng lộ trình.
Đại biểu Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: “Nếu sắp xếp, bố trí lại bộ máy hợp lý thì có nguồn tăng lương”
Với chính sách tài khóa hiện nay, chính sách thu hiện nay thì nguồn lực để thực hiện điều chỉnh tăng lương là chưa có. Thời gian qua, kinh tế khó khăn, 4 năm liền Chính phủ trình Quốc hội chính sách giảm thu để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cùng với đó, tốc độ điều chỉnh tăng lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng GDP. Và do thực tiễn không đạt được tốc độ theo lộ trình tăng trưởng, thu từ sản xuất không đạt nên không đủ nguồn lực được.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng có ý kiến, nếu không thì phải tăng lương cho các đối tượng thu nhập thấp. Trong quá trình thực hiện, nếu kinh tế xã hội phát triển, nguồn thu tăng, mình có thể đặt vấn đề điều chỉnh nhưng có thể gọi là hỗ trợ. Chứ mình đặt vấn đề tăng lương thì anh cũng có lương, tôi cũng hưởng lương cần được tăng. Còn khi anh lương cao rồi, có thể hỗ trợ cho người lương thấp.
Khi kinh tế đi lên, trong kỳ họp nào đó, Chính phủ trình Quốc hội nhận thấy nguồn thu khá có thể đặt vấn đề hỗ trợ cho người lương thấp. Ví dụ như những người có tiền lương dưới 3.0. Nhưng trước mắt thì chưa thể.
Về đề xuất tinh giản biên chế để lấy nguồn hỗ trợ tăng lương, nhiều đại biểu cũng đã nêu rồi vì đây cũng là vấn đề bức xúc. Bộ máy của mình, người thì nói là đủ, có nhà khoa học nói cứ 1 triệu dân thì có bao nhiêu người làm quản lý thì có người bảo từng đó chưa đủ, nhưng cũng có người bảo bộ máy cồng kềnh. Sắp xếp bộ máy để giảm số người ăn lương thì nguồn lực sẽ dôi ra. Thật sự mà nói chúng ta phải sắp xếp lại bộ máy.
Nếu chúng ta ban hành luật công vụ thì mới dễ, chứ giờ chưa có luật thì không biết anh hoàn thành hay không hoàn thành, khó đánh giá. Ngay trong cơ quan, anh bảo hoàn thành nhưng tôi bảo chưa hoàn thành, tiêu chí chưa rõ. Chúng ta phải có quy định, sự nghiệp thì phải tính vào giá, còn hành chính thì Nhà nước lo, giá dịch vụ để lấy nguồn đó trả lương và ngân sách Nhà nước không phải trả. Hiện nay ngân sách Nhà nước vẫn phải lo cho cả số lượng người này, nếu bây giờ chúng ta sắp xếp lại, bố trí cho hợp lý sẽ thực hiện được.
Đại biểu Phạm Văn Cường, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai: “Phải sớm triển khai thực hiện đề án tinh giản biên chế hiệu quả”.
Trong những năm qua, tinh giản biên chế chúng ta chưa làm được. Đặc biệt, Quốc hội lần này cũng đã nêu và đến giờ phút này chưa có Bộ, ngành, tỉnh thành nào được phê duyệt đề án vị trí việc làm. Trên cơ sở đề án này thì ta mới xác định được giảm ở đâu, cơ quan nào, ở bộ ngành trung ương, ở địa phương giảm ở đâu. Trên cơ sở đó ta mới tiết kiệm được chi phí ngân sách cho hành chính mà đã đầu tư thời gian qua. Tôi đề nghị, thời gian tới, các bộ ngành và địa phương phải sớm triển khai thực hiện đề án tinh giản biên chế hiệu quả.
Việc tinh giản cán bộ hiện nay khó khăn, vướng mắc nhất là xác định vị trí việc làm. Chúng ta đã có Đề án vị trí việc làm gắn với công việc, trọng trách từng người được giao và hiệu quả công tác của việc làm được giao để sắp xếp, bố trí tuy nhiên khi áp dụng trong thực tế rất khó xác định.
Quốc hội kỳ này họp mới thảo luận lần đầu về Luật Chính quyền địa phương. Luật này liên quan đến hành chính các cấp. Khi luật được thông qua sẽ áp dụng để tinh giản thế nào, bộ máy cấp tỉnh cần bao nhiêu biên chế, huyện - xã cần bao nhiêu con người.
Tuy nhiên, phải qua năm 2015 thì Luật Chính quyền địa phương xong thì các địa phương mới bắt đầu triển khai từ năm 2016. Còn hiện nay, chúng tôi thực hiện theo chỉ tiêu giao của Chính phủ, gắn với đề án giải quyết việc làm. Biên chế hành chính Nhà nước gần như không tăng.
Còn với Lào Cai, chúng tôi thực hiện theo chỉ tiêu giao của Chính phủ, gắn với đề án giải quyết việc làm. Vấn đề biên chế hành chính Nhà nước gần như không tăng. Tuy nhiên, Lào Cai là vùng cao biên giới, nhu cầu cho giáo dục, đào tạo cũng như ngành y tế, hàng năm, vẫn phải bố trí tăng biên chế cho giáo dục (giáo dục mầm non, tiểu học) và bác sĩ cho vùng sâu, vùng xa. Hiện nay có chỉ tiêu biên chế nhưng không có người đến. Đó là cái bất cập. có những nơi thừa nơi thiếu.
-----------------------
Văn hóa ứng xử ở mức báo động, Hà Nội xây bộ quy tắc
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa trình UBND TP dự thảo bộ quy tắc ứng xử trong các cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT & DL Hà Nội, cho biết UBND TP và các sở, ngành đang bàn, cho ý kiến đối với nội dung bộ quy tắc ứng xử.
Theo lãnh đạo Sở VH-TT & DL, dự thảo bộ quy tắc ứng xử của Hà Nội gồm các chuẩn mực ứng xử chung và các chuẩn mực ứng xử cụ thể được áp dụng cho 6 nhóm đối tượng khác nhau trên địa bàn TP như cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư, nơi công cộng. Đây là đề án từng được trao giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội (giải thưởng Bùi Xuân Phái) năm 2013.
Theo dự thảo bộ quy tắc ứng xử, với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, Hà Nội là nơi hội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc. Lịch sử thủ đô Hà Nội về cơ bản là “lịch sử quốc gia” thu nhỏ.
Văn hóa thủ đô về căn bản cũng là văn hóa quốc gia kết tinh lại với đủ đặc trưng về đạo đức, nếp sống, phong tục tập quán.
Kết quả khảo sát thực tế cũng đã chỉ ra thực trạng văn hóa ứng xử Hà Nội đang rất báo động. Cụ thể, bệnh viện là nơi “dẫn đầu” về chỉ số các hành vi ứng xử không phù hợp: trong số 6.000 bảng hỏi được phát ra, trên 90% số người được hỏi cho rằng bác sĩ, y tá, điều dưỡng, và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có hành vi ứng xử không phù hợp.
Tuy nhiên, con người ở Hà Nội chưa hình thành được hệ giá trị nhân cách với các chuẩn mực rõ ràng về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử trong cộng đồng, các cơ quan, tổ chức và các cá nhân đang xuống cấp.
Theo ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên 50.000 trang tài liệu thu thập được, bao gồm 130 đầu sách, 10 luận văn tiến sĩ, hơn 100 bài báo và tạp chí, 30 bộ tài liệu pháp lý và nội quy cơ quan có liên quan bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Ngoài ra còn có 6.000 bảng hỏi chọn mẫu từ 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP và nhiều cuộc hội thảo lớn.
Kết quả khảo sát thực tế cũng đã chỉ ra thực trạng văn hóa ứng xử Hà Nội đang rất báo động. Cụ thể, bệnh viện là nơi “dẫn đầu” về chỉ số các hành vi ứng xử không phù hợp: trong số 6.000 bảng hỏi được phát ra, trên 90% số người được hỏi cho rằng bác sĩ, y tá, điều dưỡng, và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có hành vi ứng xử không phù hợp.
Có đến 95% ý kiến cho rằng công chức, viên chức có hành vi ứng xử không phù hợp. Tương tự, khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử tại trường học cũng cho thấy có từ 50-70% lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên, học sinh, sinh viên... có hành vi ứng xử không phù hợp.
Theo ông Nguyễn Khắc Lợi, bộ quy tắc ứng xử đang xây dựng hy vọng sẽ góp phần phát triển văn hóa người Hà Nội thanh lịch và hình thành nét văn hóa ứng xử xứng tầm của một thành phố nghìn năm tuổi.
Ông Lợi cũng khẳng định, mục đích xây dựng bộ quy tắc ứng xử là góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch, tiêu biểu cho dân tộc VN, xứng tầm thủ đô ngàn năm văn hiến.
Có quy tắc cho từng nhóm
Với lãnh đạo, cán bộ quản lý trong cơ quan hành chính: Tận tâm với công việc; thực hành tiết kiệm; gương mẫu, lắng nghe, chia sẻ; đảm bảo công bằng, dân chủ; công khai, minh bạch; xây dựng tập thể đoàn kết, phát triển.
Với cán bộ, công chức: thực hiện đúng trách nhiệm được giao; làm việc với tinh thần trách nhiệm; thẳng thắn, trung thực; thái độ đúng mực, văn minh; chủ động, sáng tạo trong công việc.
Với lãnh đạo bệnh viện: tuân thủ y đức, gương mẫu; đảm bảo công bằng, dân chủ; công khai, minh bạch; lắng nghe, thấu hiểu; xây dựng tập thể đoàn kết.
Với bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế: thực hiện các chuẩn mực y đức; tận tâm và trách nhiệm với công việc; kiên nhẫn, cảm thông, tận tình, chu đáo; lịch sự, đúng mực trong giao tiếp; cung cấp thông tin và chỉ dẫn đầy đủ, cụ thể; không phân biệt đối xử.
Với người dân; ứng xử nơi công cộng được quy định: văn minh, lịch sự, tôn trọng, thân ái, chia sẻ, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ cảnh quan, môi trường.
----------------------