Tin trong nước sớm 30-10-2014: Phó Ban Nội chính Trung ương: Có hối lộ tình dục ở Việt Nam

  • Cập nhật : 30/10/2014
Phó Ban Nội chính Trung ương: Có hối lộ tình dục ở Việt Nam
Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, khẳng định chắc chắn có chuyện hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam, vì thế nên bổ sung vào Bộ luật hình sự để ngăn chặn, xử lý.
 
Sáng nay 29-10, tại hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999” do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết hành vi đưa hối lộ rất đa dạng, phong phú nên quy định hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sớm khắc phục.
 
Theo ông Khánh, bên cạnh các yếu tố vật chất thì người đưa hối lộ đang sử dụng những lợi ích khác không thua kém như chạy thành tích, khen thưởng, danh hiệu hoặc tình dục để đạt được mục đích của mình.
 
“Những vấn đề này sẽ phải được nghiên cứu đưa vào dự thảo Bộ luật hình sự sẽ sửa đổi trong thời gian sắp tới” - ông Khánh nói.
 
Theo ông Khánh, các chuyên gia tư pháp quốc tế đã khuyến cáo Việt Nam cần sớm sửa đổi Bộ luật hình sự, bổ sung các hành vi đưa hối lộ và cơ chế kiểm soát, xử lý kịp thời mới mong ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. “Họ khuyến cáo chúng ta nên đưa vào luật quy định về xử lý hành vi hối lộ tình dục” - ông Khánh cho biết.
 
Trả lời câu hỏi Báo Người Lao Động về việc ở Việt Nam liệu có hối lộ về tình dục không, ông Nguyễn Doãn Khánh khẳng định: “Chắc chắn có ở Việt Nam. Người ta đã có những truyện ngắn phản ánh thực trạng này rồi”. Theo ông Khánh, trong luật sửa đổi sắp tới sẽ phải đưa ra những khái niệm chung để xử lý được cả hành vi hối lộ tình dục. Trong quá trình hướng dẫn thực hiện sẽ phải nói rõ, đưa ra các khái niệm rạch ròi để xử lý được những hành vi này.
------------------------- 
 Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu từ Lào
Năm 2013, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 50,4% so với 2012), mức nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Lào lên đến 245 triệu USD, cao gấp 1,5 lần so năm trước đó.
 
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa Việt Nam – Lào trong giai đoạn 2011-2013 được ghi nhận ở mức cao và ổn định (30,8%).
 
Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với mức thâm hụt khá cao trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với quốc gia láng giềng này.
 
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, trong năm 2013, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 50,4% so với năm 2012), mức nhập siêu tăng lên đến 245 triệu USD, cao gấp 1,5 lần so với mức 23,3 triệu USD của 1 năm trước đó.
 
Trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đạt 964 triệu USD, tăng mạnh 37,3% so với cùng thời gian năm 2013. Trong đó, trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Lào đạt 330 triệu USD, tăng 6,9% và nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Lào của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 634 triệu USD, tăng mạnh 61,8% so với cùng kỳ của một năm trước đó. 
 
Do vậy, mức nhập siêu của Việt Nam trong buôn bán với Lào trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014 lên đến con số 303,8 triệu USD, chiếm 91,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào.
 
Về xuất khẩu, theo số liệu thống kê đã công bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam, quy mô sản xuất của Việt Nam sang thị trường tiềm năng này vẫn còn rất nhỏ bé.
 
Trong năm 2013, Lào là thị trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 423 triệu USD, tăng 0,4% so với năm 2012.
 
Xét trong nội khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Lào chỉ cao hơn xuất khẩu sang thị trường Myanmar và Brunây.Trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, các thứ hạng này lần lượt là 37/200 và 7/9.
 
Mặt hàng chính  mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014 bao gồm: sắt thép các loại (đạt 63 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước); xăng dầu các loại (đạt 55 nghìn tấn, giảm 23,6% và trị giá đạt gần 56 triệu USD, giảm 24%); linh kiện và phụ tùng xe máy (đạt 30 triệu USD, tăng 26,8%)…
 
Về nhập khẩu, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong các thị trường cung cấp hàng hóa cho Việt Nam năm 2013 với tổng trị giá nhập khẩu là 668 triệu USD. Xét trong nội khối ASEAN thì Lào xếp thứ 6 (tăng 2 bậc so với năm 2012) và chiếm 3,13% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam.
 
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, gỗ và sản phẩm gỗ là nhóm hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ Lào trong những năm qua, tính chung chiếm trên 60% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này. Trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng lớn nhất này có xuất xứ từ Lào đạt 490 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.
------------------------
 Người nước ngoài mua nhà: "Đất đai không có chân"
Theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, cho phép người nước ngoài được mua nhà không hạn chế số lượng là một cơ hội tốt cho thị trường BĐS, đặc biệt là phân khúc trung - cao cấp vì sẽ có thêm một nguồn cầu rất lớn.
 
Mặt khác, không chỉ được khơi thông từ nhu cầu mua nhà, việc được phép kinh doanh cũng có thể giúp sự liên doanh, liên kết trên thị trường phát triển mạnh mẽ, từ đó giải tỏa áp lực vốn cho nhà đầu tư trong nước.
 
Nói người nước ngoài có nhu cầu nhà ở thực chất là mình muốn họ có nhà ở tại Việt Nam để tập trung đầu tư làm ăn, góp phần phát triển kinh tế của mình. Cho nên, việc thỏa mãn, đáp ứng yêu cầu của người nước ngoài có nhà ở là điều bình thường và đáng khuyến khích.
 
Tất nhiên các nhà đầu tư luôn luôn kiến nghị để làm sao hệ thống pháp luật thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của mình. Còn với người nước ngoài, khi họ có nhu cầu làm ăn tại Việt Nam thì bao giờ họ cũng có nhu cầu có một chỗ ở ổn định.
 
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN: Đừng tự trói chân
 
Chúng ta đang trong lộ trình hòa nhập thì nên mở ra để hòa nhập toàn diện hơn. Nhiều nước trên thế giới cũng rất mở về vấn đề này. Nếu chúng ta hạn chế là tự trói chân, vừa không thu hút được ngoại tệ, vừa lãng phí nguồn lực trong nước. Vì vậy, nên cho mua, sở hữu thoải mái, không hạn chế số lượng để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ.
 
Nếu mua nhà ở mà không ở, cho mượn hay cho thuê sẽ bị đánh thuế cao, nhà nước cũng có thêm nguồn thu.
 
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI: Hạn chế là bất hợp lý
 
Mở rộng cửa cho người nước ngoài là cần thiết để kích cầu thị trường. Hơn nữa, Việt Nam đang mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng cấp phép đầu tư các khu đô thị lớn hàng trăm ha cho người nước ngoài, thậm chí dự án hàng trăm triệu USD vẫn được sang nhượng, trong khi lại hạn chế người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là bất hợp lý.
 
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế: Đất đai không có chân
 
Nên mở rộng cửa để cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam, đây được xem là một giải pháp hiệu quả nhất để giải phóng lượng hàng BĐS tồn kho, đặc biệt là phân khúc cao cấp.
 
Tâm lý hạn chế người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam vì sợ bị thâu tóm bởi các tập đoàn tài chính đa quốc gia. Nhưng đất đai không có chân, không phải là sản phẩm có thể mang từ nơi này sang nơi khác được nên việc thâu tóm là không dễ. Thực tế, những năm đầu thập niên 80, bong bóng BĐS ở Mỹ bị nổ, hàng loạt công ty tài chính của Nhật Bản đã vào mua, chính người Mỹ cũng lo lắng rằng Mỹ sẽ trở thành quốc đảo của Nhật Bản.
 
Điều lo lắng đó đã không xảy ra, khi kinh tế thoái trào vực dậy, người Nhật bán lại tài sản đất đai họ đã thu mua trước đó cho người Mỹ, đất của người Mỹ vẫn trên đất nước của họ.
 
Ông Peter Ryder, Tổng giám đốc của Indochina Land: Giải phóng hàng tồn
 
Tôi cho rằng đã đến lúc cần "giải phóng" cho thị trường bất động sản Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thị trường chắc chắn sẽ có nhiều biến chuyển tích cực song song với quá trình tự do hóa đang diễn ra, giúp cho khách mua nước ngoài dễ dàng sở hữu bất động sản ở Việt Nam hơn.
 
Nếu Chính phủ mở cửa thị trường hơn nữa cho những người mua có tiền, tiềm năng lớn của thị trường sẽ được khai mở, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, có thể đầu tư với mức giá hợp lý và cho thuê lại để kiếm lợi nhuận.
-------------------------

 Vụ tử vong khi đu dây qua sông: Đu dây là con đường mưu sinh duy nhất!

Sau cái chết thương tâm của ông Chua khi đang đu dây qua sông, người dân xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) dù bàng hoàng xót thương nhưng vẫn tiếp tục… đu dây. Bởi đó là con đường duy nhất giúp họ mưu sinh kiếm sống. 
 
Đu dây qua sông, vợ bị thương, chồng tử nạn
 
Năm 1976, gia đình ông  Nguyễn Chua (53 tuổi, ngụ thôn 6, xã Hòa Lễ) rời bỏ đất Quảng Nam vào Tây Nguyên lập nghiệp. Vợ chồng ông có 4 người con. Sau bao ngày làm thuê làm mướn vất vả, ông bà dành dụm được ít tiền mua miếng đất để canh tác cà phê bên kia sông và cất tạm 1 căn nhà cấp 4 để ở. Nhà bắt đầu có chút của để dành thì tai họa dồn dập đổ ập xuống gia đình ông mà nguyên nhân chính là do đu cáp treo tự chế để qua sông.
 
Ông Nguyễn Chát (47 tuổi, em trai nạn nhân) chưa hết bàng hoàng kể lại: khoảng 7h sáng ngày 26/10, ông và anh trai tải 11 bao phân qua sông bón cho cà phê. Khi cả 2 người đã qua bờ sông chuẩn bị công việc thì ông Chua phát hiện để quên chiếc điện thoại bên kia bờ, bèn đu dây qua bên kia lấy điện thoại. “Khi anh lấy được điện thoại và bắt đầu đu dây được 1 xíu thì ròng rọc trượt khỏi dây cáp. Anh tôi kêu lên rồi ngã bật xuống gốc cây. Thấy anh trai rơi xuống mà tôi bất lực, không thể làm gì để cứu anh”, ông Chát ngậm ngùi nói.
 
Anh Trần Thanh Thuy (31 tuổi), người chứng kiến tai nạn của ông Chua, cho biết: “Tôi đu qua bờ sông, ngoái đầu lại thấy ông Chua vừa đu được 1 đoạn ngắn, rồi thấy ông hét lên. Ngay sau đó ông rớt xuống lưng đập mạnh vào gốc cây, rồi rớt thẳng xuống mép sông gồ ghề…”.
 
Cũng tại khúc sông “oan nghiệt” này, hơn 2 tháng trước, ngày 15/8/2014, bà Nguyễn Thị Thọ (52 tuổi, vợ ông Chua) dùng ròng rọc đu người sang sông làm rẫy cũng bị rơi xuống sông, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Cho đến nay bà vẫn chưa đi làm được.
 
Được biết, không chỉ gia đình ông Chua, hàng trăm hộ dân tại xã Hòa Lễ từ nhiều năm nay đều phải chấp nhận việc đu dây qua bên kia bờ sông Krông Ana để canh tác.
 
Ông Võ Châu Thắng, cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi của UBND xã Hòa Lễ, cho biết, mới đây người dân đã góp tiền làm được một chiếc cầu tạm để người dân thuận tiện đi lại. Tuy nhiên, cây cầu này khi nước lớn có thể bị ngập, thậm chí bị cuốn trôi nên người dân vẫn duy trì việc đu dây.
 
Biết nguy hiểm vẫn phải liều
 
Dòng sông Krông Ana đoạn chảy qua xã Hoà Lễ là ranh giới giữa địa phương với ba xã Cư Kty (huyện Krông Bông), xã Vụ Bổn và xã Ea Yiêng (thuộc huyện Krông Pắk). Dọc đoạn sông Krông Ana dài khoảng 18km hiện vẫn chưa có một chiếc cầu nào bắc qua nên muốn qua sông, vào mùa cạn người dân dùng ghe chèo sang. Vào mùa mưa lũ, dòng nước chảy xiết, không có cách nào khác, người dân xã Hòa Lễ nảy ra “sáng kiến” chế ra cáp treo tự chế để đu dây từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia để đi làm rẫy. Đến chiều lại lần lượt “bay” từ bờ sông bên kia qua để về nhà. Sợi dây cáp mỏng manh hàng ngày không chỉ “tải” hàng trăm lượt người mà còn phải vận chuyển hàng hóa, nông sản, thậm chí cả phương tiện đi lại của người dân.
 
“Công cụ” vượt sông là 1 sợi dây cáp, 2 cọc gỗ cố định 2 đầu dây cáp, 1 con ròng rọc, 1 sợi dây cu-roa để luồn qua con ròng rọc. Người qua sông ngồi giữa sợi dây, đu người từ từ qua sông.
 
Sau tai nạn thương tâm vì đu dây vượt sông của ông Chua, những tưởng người dân địa phương sẽ sợ hãi và không dám đu dây, nhưng cảnh đu dây như diễn xiếc của bà con vẫn diễn ra như ngày thường.
 
Ai cũng biết nguy hiểm luôn tiềm ẩn nhưng ai cũng đành nhắm mắt làm liều.
 
Anh Nguyễn Văn Phương (38 tuổi) tâm sự: “Có lần vào mùa thu hoạch, tôi vận chuyển nông sản về rơi hết cả xuống sông. Cũng có khi ròng rọc bị hư, đu không qua tới bờ, người treo lơ lửng trên không buộc người dân phải dùng tay bám vào sợi dây cáp mà nhích từng tí để vào bờ. Giờ mùa thu hoạch đến, không đu dây thì không còn cách nào khác để thu hoạch cà phê cả, đành chấp nhận”.
 
Bà Nguyễn Thị Huấn (48 tuổi) tha thiết: “Cả thôn, cả xã tôi ước ao có 1 cây cầu lâu lắm rồi. Giờ không có cầu, cách duy nhất để làm ăn chỉ có đu dây. Không làm vậy lấy gì để sống đây?”.
 
Chính quyền địa phương “lực bất tòng tâm”
 
Ông Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ tịch xã Hòa Lễ - cho biết, trước đây trên địa bàn xã có trên 20 điểm cáp treo tự chế. Sau khi báo chí phản ánh, đã có lệnh tháo dỡ và nghiêm cấm đu cầu treo. Tuy nhiên hiện vẫn còn 3, 4 điểm cáp treo vì người dân muốn sau vụ mùa thu hoạch mới tháo bỏ. Địa hình nơi đây hiểm trở, không có cầu qua sông thì đu dây là cách duy nhất.
 
Sau vụ tại nạn nói trên, các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh xuống tận hiện trường động viên, tháo dỡ cáp treo nhưng người dân xin hoãn để sau khi thu hoạch mới tháo dỡ.
 
“Phía xã cũng đã kiến nghị nhiều lần lên cơ quan chức năng xin xây dựng cho cầu phục vụ nhu cầu cho nhân dân nhưng hiện tại vẫn chưa được xây dựng, nên biết là nguy hiểm nhưng chính quyền địa phương vẫn không có cách nào khác”, ông Sơn cho hay.
 
Ngày 28/10, đại điện Ban ATGT tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ gia đình ông Chua 3triệu đồng, Ban ATGT huyện Krông Bông hỗ trợ 2 triệu đồng.
 
Ông Đỗ Bình Chính - Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk - cho biết, những chiếc cáp treo như vậy không có trong danh mục quản lý của Sở mà thuộc quản lý chính quyền địa phương. Khi chính quyền địa phương đề xuất, Sở đã có công văn đề xuất UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính. “Vừa qua, khi đề xuất xây dựng cầu tại xã Hòa Lễ được đưa vào doanh mục đầu tư, Sở đã cử đoàn công tác xuống làm việc với chính quyền địa phương để triển khai dự án”, ông Chính nói thêm.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo