Tin trong nước sớm 21-11-2014: Tranh chấp Biển Đông được dự đoán còn phức tạp - Sở nào nhiều cấp phó nhất Hà Nội?

  • Cập nhật : 21/11/2014

 Tranh chấp Biển Đông được dự đoán còn phức tạp

Các chuyên gia nhận định, nếu Trung Quốc đã tuyên bố Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông thì rất có thể họ sẽ thực hiện việc này ở biển Đông, dẫn đến các xung đột có thể đe dọa hòa bình và an ninh khu vực. 
 
Chiều 18/11, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 đã bế mạc tại Đà Nẵng. Sau hai ngày thảo luận, gần 200 học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế đã vẽ ra bức tranh toàn cảnh cho vấn đề Biển Đông hiện nay. Với tầm quan trọng chiến lược, biển Đông trở thành không gian cạnh tranh gián tiếp giữa các cường quốc và là "nguồn cơn" làm phức tạp thêm tình hình.
 
Trung Quốc được dự đoán có tham vọng nâng tầm năng lực biển và sức mạnh hải quân của mình nhằm cho thế giới thấy sự hữu hình của một siêu cường. Trong khi đó, Mỹ cũng không dễ gì nhường lại khu vực Biển Đông cho Trung Quốc, bởi đi kèm với đó là lợi ích của nước này ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dù mới đây hai bên đã có tuyên bố giảm đối đầu về quân sự.
 
Chính tham vọng trở thành cường quốc biển tại Hoa Đông và Biển Đông đã khiến Trung Quốc có quan niệm mới về cấu trúc an ninh khu vực châu Á, và tình hình trở nên phức tạp thêm khi sự cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt.
 
"Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn trong yêu sách của mình, cũng như hung hăng trong cách ứng xử thì căng thẳng giữa các nước láng giềng sẽ dẫn đến bất đồng", ông Anup Singh, nguyên Tư lệnh Hạm đội Hải quân miền Đông Ấn Độ, nói.
 
Theo ông Anup Singh, sau sự kiện Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rất khó khăn mới có thể xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, với hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 5 vừa qua, chính Trung Quốc đã xới lại những căng thẳng cũ và khơi mào cho một giai đoạn không mấy dễ chịu.
 
"Ai cũng hiểu rằng Trung Quốc đang hành động với cách nghĩ chỉ dựa trên cơ sở của sự tự tin thái quá đến từ sức mạnh kinh tế và quân sự của mình", ông nói.
 
"Cán cân quyền lực đã mất cân bằng tại khu vực chiếm tới một nửa lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới, sở hữu một nguồn năng lượng và nguyên liệu công nghiệp dồi dào - dầu khí - và các nền kinh tế đầy hứa hẹn. Tranh chấp đang làm gia tăng sự bất hòa, sự phản kháng và các cuộc biểu tình công khai không mấy dễ chịu, làm thay đổi kết cấu của việc chung sống hòa bình".
 
Ông Anup Singh nhận định môi trường địa chính trị tại biển Đông chắc chắc đã thay đổi theo hướng xấu đi trong vòng 5 năm qua. Lo ngại gia tăng cùng với việc Trung Quốc tăng sức mạnh hải quân và quyết đoán hơn trong các yêu sách chủ quyền. Đó là lý do tại sao các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu một chiến dịch hiện đại hóa và mở rộng hoạt động quân sự, dấu hiệu của cuộc chạy đua vũ trang mới đang hiển hiện.
 
Giáo sư Robert Beckman và Tiến sĩ Phan Huy Thảo đến từ Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh trong tham luận của mình rằng, việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông ngày 23/11/2013, chống lấn lên vùng ADIZ trước đó của Nhật Bản, Hàn Quốc gây ra nhiều quan ngại và vấp phải sự chỉ trích từ các nước cũng như các nhà bình luận trong khu vực.
 
"Nếu Trung Quốc đã tuyên bố ADIZ ở vùng biển Hoa Đông thì khả năng họ tuyên bố ADIZ ở biển Đông trong thời gian tới là có thể xảy ra, khi đó, tình hình sẽ hết sức phức tạp. Nó cũng sẽ dẫn đến các xung đột khiến cho hoà bình và an ninh khu vực trở nên phức tạp và khó giải quyết. Vì lợi ích hoà bình và ổn định khu vực, các quốc gia liên quan không nên tuyên bố và thực hiện ADIZ", bài tham luận của hai chuyên gia này nêu.
 
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia nhận định, các quốc gia sẽ tìm kiếm biện pháp pháp lý, thay cho những cuộc chạy đua vũ trang cho vấn đề Biển Đông. Từ đó dẫn đến việc định hướng lại các liên minh, và khả năng xảy ra cạnh tranh "không tốt đẹp" trên biển sẽ cao hơn.
 
Các học giả cho rằng hành động tốt nhất cho các quốc gia là tìm kiếm sự công bằng thông qua Tòa Công lý quốc tế, hay tòa trọng tài thường trực. Cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường tiếng nói phản đối nguy cơ đe dọa tới tự do trên biển và cho nền kinh tế thế giới. Trong tình hình căng thẳng hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông. Các hành động bồi đắp đảo nhân tạo để khẳng định yêu sách của mình không chỉ trái với luật pháp quốc tế hiện hành mà còn làm gia tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến xung đột.
 
Ông Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói những biến chuyển to lớn ở phạm vi toàn cầu và khu vực đang tác động trực tiếp và gián tiếp tới nhận thức, lợi ích, chiến lược và chính sách của tất cả các bên, tạo ra rất nhiều "khoảng mờ" trong không gian địa chính trị ở biển Đông, làm gia tăng nghi kỵ và nguy cơ rủi ro tính toán sai lầm, nhất là sai lầm về chiến lược, với các hệ lụy khó lường.
 
"Vấn đề được nhiều học giả bàn đến là việc hiểu rõ và thống nhất "luật chơi chung" ở biển Đông. Tuân thủ "luật chơi chung" là thước đo mức độ thiện chí và trách nhiệm của mỗi bên với hòa bình, ổn định và an ninh chung ở biển Đông", ông Quý nói.
-------------------------
23 tổ chức tín dụng phải kiểm toán độc lập về nợ xấu
Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu 23 tổ chức tín dụng thực hiện kiểm toán độc lập chất lượng tín dụng để nắm rõ hơn về nợ xấu và chất lượng các khoản vay.
 
Thông tin trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết trong văn bản trả lời chất vấn đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) về công tác thanh tra, giám sát trong hệ thống tổ chức tín dụng.
 
Theo kế hoạch năm 2014, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra pháp nhân đối với 21 đối tượng và thanh tra chuyên đề chất lượng tín dụng đối với 11 đơn vị. Đến nay, công việc này đã được hoàn thành. Đồng thời, cơ quan này yêu cầu 23 tổ chức tín dụng khác kiểm toán độc lập chất lượng tín dụng để nắm bắt đầy đủ và chính xác hơn về tình hình nợ xấu và chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Hiện đã có 19 đơn vị thực hiện xong quá trình kiểm toán.
 
Qua đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện một số sai phạm liên quan đến phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro như phân loại sai nhóm nợ, chưa chuyển nợ quá hạn kịp thời, trích dự phòng rủi ro, gia hạn nợ chưa đúng quy định... nhằm che giấu nợ xấu. Các hành vi này đều được xử lý nghiêm, kể cả buộc phải tái cơ cấu.
 
Căn cứ vào những sai phạm đó, cũng có 149 quyết định xử phạt hành chính được ban hành trong 10 tháng đầu năm, tổng số tiền xử phạt hơn 1,4 tỷ đồng và 900 USD.
 
Trước câu hỏi liên quan đến khả năng cho phá sản một số tổ chức tín dụng yếu kém trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, căn cứ vào các quy định hiện hành, người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định chưa áp dụng giải pháp phá sản tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Phá sản trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
 
"Với thực tế Việt Nam hiện nay, việc phá sản tổ chức tín dụng, đặc biệt là phá sản ngân hàng là vấn đề nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là người gửi tiền, dẫn đến nguy cơ rút tiền hàng loạt, gây đổ vỡ dây chuyền đối với hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam", văn bản trả lời chất vấn cho biết.
 
Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước ưu tiên áp dụng các giải pháp tối thiểu hóa chi phí như các ngân hàng tự củng cố dưới hình thức kêu gọi các đối tác mới tham gia hoặc tìm kiếm đối tác để thỏa thuận tự nguyện sáp nhập, hợp nhất… Trường hợp không tự cơ cấu được, Ngân hàng Nhà nước mới can thiệp theo quy định của pháp luật.
 
Tuy nhiên, trong thời gian tới, để xử lý triệt để, loại bỏ các tổ chức yếu kém ra khỏi hệ thống, trên cơ sở đánh giá tác động việc phá sản cũng như cân nhắc lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức tín dụng, người gửi tiền và xã hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ nghiên cứu trình Chính phủ cho phép áp dụng phá sản đối với tổ chức phi ngân hàng, trong trường hợp việc phá sản này không gây ảnh hưởng lớn đến an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
-------------------------
Lâm Đồng chính thức bác tin "nông sản nhiễm dioxin"
Sáng 19-11-2014, ông Nguyễn Văn Yên - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã chính thức có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng và Chi hội Thương mại Đài Loan tại tỉnh Lâm Đồng về thông tin "hàng nông sản Việt Nam nhiễm dioxin" (thành phần có tỷ lệ rất nhỏ trong chất độc màu da cam). 
Nội dung văn bản khẳng định: việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đăng tin "hàng nông sản Việt Nam nhiễm dioxin" đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đặc biệt là với các DN Đài Loan đang hoạt động, sản xuất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đây là tin đồn vô căn cứ.
 
Từ kết quả kiểm tra của các sở ngành liên quan, UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định: tại Lâm Đồng chỉ có 2 diện tích rất nhỏ trước đây Mỹ có rải chất độc màu da cam (1 vùng nằm ở giáp ranh huyện Cát Tiên với tỉnh Bình Phước; 1 vùng nằm ở xã Gia Bắc, huyện Di Linh, giáp ranh với tỉnh Bình Thuận). Hai vùng này từ trước đến nay đều là rừng núi, không sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cách xa các vùng nguyên liệu nông nghiệp của tỉnh như: trà, cà phê, rau, hoa... hàng trăm km, hoàn toàn không ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu này. Trên thực tế, trong hơn 30 năm qua, các DN của tỉnh Lâm Đồng đã sản xuất và xuất khẩu trà, cà phê, rau, hoa... sang nhiều nước trên thế giới. Trong đó nhiều thị trường nổi tiếng "khó tính" về tiêu chuẩn kiểm định và đánh giá khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như: Nhật Bản, Mỹ, EU.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định, hàng hóa xuất khẩu của Lâm Đồng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản của tỉnh, không hề bị nhiễm dư lượng chất dioxin như các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan đã phản ánh.
 
Trả lời báo chí, bà Wu Feng Shu - Chi hội phó Chi hội thương mại Đài Loan tại tỉnh Lâm Đồng, khẳng định: thông tin phía báo chí Đài Loan thiếu cơ sở. Mặc dù cho rằng sản phẩm chè sản xuất tại vùng đất Lâm Đồng nhiễm chất độc dioxin, nhưng tác giả các đoạn phim, bài báo này không đưa ra chứng cứ nào thuyết phục về việc này, mà chỉ dựa vào thông tin trong chiến tranh Mỹ rải chất độc dioxin trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện đã có một số doanh nghiệp Đài Loan về nước để tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm khẳng định nguồn chè họ sản xuất và xuất khẩu vào Đài Loan không trồng trên đất có dioxin. "Tốt nhất tỉnh Lâm Đồng nên phối hợp với Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo công khai tại Đài Loan để khẳng định việc Lâm Đồng không có dioxin trong khu vực đất trồng chè và các loại nông sản nói chung, để xóa tan tin đồn này" - bà Wu Feng Shu nói.          
-------------------------
Sở nào nhiều cấp phó nhất Hà Nội?
 Đối chiếu với quy định, thì thực tế hầu hết các sở của Hà Nội hiện đang vượt cấp phó và hiếm sở bổ nhiệm đúng cơ cấu 3 hoặc 4 Phó giám đốc.
 
Theo Nghị định 24 vừa ban hành về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2014 thì số lượng phó giám đốc sở không quá 3 người, riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không quá 4 người. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định này thì thực tế hầu hết các sở của Hà Nội hiện đang vượt cấp phó và hiếm sở bổ nhiệm đúng cơ cấu 3 hoặc 4 Phó giám đốc. 
 
Dẫn đầu danh sách Sở có nhiều Phó giám đốc là Sở NN&PTNT hiện có đến 7 vị Phó giám đốc gồm: Nguyễn Huy Đăng, Trần Thanh Nhã, Lưu Văn Hải, Đào Duy Tâm, Hà Đức Trung, Ngô Đại Ngọc, Phan Minh Nguyệt. Tiếp theo các Sở có 6 Phó giám đốc như Sở VH-TT&DL từ 13 vị khi hợp nhất và hiện tại Sở đã rút xuống còn 6 Phó giám đốc gồm: Nguyễn Khắc Lợi, Nguyễn Đình Lân, Mai Tiến Dũng, Trương Minh Tiến, Trần Quốc Chiêm, Lê Thị Tân Trang. Sở Xây dựng có 6 Phó Giám đốc gồm: Trần Việt Trung, Hoàng Nam Sơn, Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Thanh Long, Võ Nguyên Phong, Nguyễn Quốc Tuấn.
 
Các Sở có 5 Phó giám đốc như Sở GTVT gồm: Nguyễn Xuân Tân, Nguyễn Hoàng Linh, Phạm Hoàng Tuấn, Ngô Mạnh Tuấn, Nguyễn Việt Phương; Sở TN&MT có 5 Phó giám đốc gồm: Nguyễn Hữu Nghĩa, Phạm Văn Khánh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Trọng Lễ, Nguyễn Minh Mười; Sở Công Thương có 5 Phó giám đốc gồm: Phạm Đức Tiến, Đào Thu Vịnh, Phan Tiến Bình, Chu Xuân Kiên, Trần Thị Phương Lan; Sở LĐ-TB&XH có 5 Phó giám đốc gồm: Lê Toàn Khang, Đặng Văn Bất, Hoàng Thành Thái, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Quốc Khánh; Sở Nội vụ có 7 Phó giám đốc gồm: Nguyễn Thị Vinh (vừa nghỉ hưu), Phùng Văn Thiệp, Nguyễn Ngọc Việt, Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Đình Hoa, Lê Văn Cửu, Hoàng Duy Khanh...
 
Còn Sở Khoa học Công nghệ có lẽ là Sở duy nhất có đúng 3 Phó giám đốc như quy định gồm: Phạm Trung Chính, Bùi Thế Cường, Lê Ngọc Anh.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin Pháp luật sáng 21-11-2014: Thực nghiệm hiện trường vụ CSGT trạm Suối Tre bắn chết lãnh đạo

     Thực nghiệm hiện trường vụ CSGT trạm Suối Tre bắn chết lãnh đạo

    Ngày 20-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã đưa nghi can Ngô Văn Vinh, cựu đại úy cảnh sát giao thông quay lại trạm kiểm soát giao thông Suối Tre (thị xã Long Khánh) để thực nghiệm lại hiện trường nhằm mục đích làm sáng tỏ các tình tiết và phục vụ công tác điều tra.
  • 2

    Tin Quốc hội họp sáng 21-11-2014: Sáu giải pháp xử lý nợ công của Thủ tướng

     Sáu giải pháp xử lý nợ công của Thủ tướng

    Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội vào chiều 19-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định mức nợ công hiện nay vẫn trong giới hạn an toàn.
     
    Thủ tướng cho hay Chính phủ đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý nợ công đã tăng sát trần cho phép (không quá 65% GDP), áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. “Thực trạng này gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Nếu chủ quan, buông lỏng, không tiếp tục chủ động kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô” - Thủ tướng cảnh báo và đưa ra sáu giải pháp về nợ công.
  • 3

    Tin An ninh trật tự sớm 21-11-2014: Xưng là công an, dùng còng số 8 cướp xe SH - Giả công an lừa nữ sinh quan hệ rồi cướp tài sản

    Xưng là công an, dùng còng số 8 cướp xe SH
    Hai kẻ lạ mặt tự xưng là công an chặn ông Cương lại rồi dùng bình xịt hơi cay, còng số 8 tấn công để cướp xe SH của nạn nhân.
     
    Công an TP.Vũng Tàu đang điều tra vụ cướp xe SH xảy ra trên địa bàn. Đáng chú ý, nhóm gây án đã tự xưng là công an, dùng bình xịt hơi cay và còng số 8. Nạn nhân là ông Lê Công Cương (48 tuổi, ở TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo