Tin trong nước sớm 15-11-2014:Sau 4 năm, nhập siêu từ Trung Quốc tăng 2,3 lần - Chi phí đi lại của người Việt cao nhất thế giới

  • Cập nhật : 15/11/2014

 Sau 4 năm, nhập siêu từ Trung Quốc tăng 2,3 lần

Nhập siêu từ Trung Quốc 10 tháng gần bằng nhập siêu cả năm 2013 của Việt Nam từ thị trường này, trung bình mỗi tháng nhập siêu 2,31 tỷ USD. Tổng cục Hải Quan dự báo nhập siêu từ Trung Quốc cả năm 2014 có thể lên tới con số kỷ lục 27 tỷ USD.
 
Theo thống kê về tình hình xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập siêu 23,1 tỷ USD từ Trung Quốc (xuất khẩu đạt 12,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 35,6 tỷ USD). 
 
Đáng chú ý, 10 tháng đầu năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ kém 600 triệu USD là bằng nhập siêu cả năm 2013 (23,7 tỷ USD).
 
Mức thâm hụt thương mại ngày càng lớn cho thấy nhiều ngành, lĩnh vực của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu và thiết bị của Trung Quốc, mặc dù năm 2014 có nhiều diễn biến không thuận cho thương mại song phương, đặc biệt việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép Giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên số liệu nhập siêu vẫn bằng hoặc lớn hơn mọi năm.
 
Trong khi nhập siêu tăng nhanh, thì xuất khẩu lại chững lại. 10 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 12,5 tỷ USD, trong khi xuất khẩu cả năm 2013 của Việt Nam vào Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, bằng 95% giá trị xuất khẩu của năm 2013.
 
Dự báo, từ nay đến tết nguyên đán 2014, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc sẽ tăng, đặc biệt là nhập khẩu các mặt hàng như quần áo, hàng tiêu dùng, rau củ quả, các mặt hàng thực phẩm…
 
Như vậy, với các số liệu đã công bố, từ tháng 1/2010, khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực, đến thời điểm này, tốc độ tăng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 1,9 lần và tốc độ tăng nhập siêu gấp 2,3 lần sau 4 năm hội nhập.
 
Con số nhập siêu cao từ thị trường này cho thấy nhiều ngành, lĩnh vực của Việt Nam còn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu sản xuất dù năm 2014 có nhiều yếu tố không thuận cho xuất và nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc.
 
Theo Bộ Công Thương, nhập khẩu Trung Quốc tăng trong thời gian qua chủ yếu là do nhập khẩu từ bộ phận doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) lớn. Mặc dù khu vực này có xuất siêu 10 tháng đầu năm 13.6 tỷ USD (xuất khẩu 82,5 tỷ USD, nhập khẩu 68,7 tỷ USD) nhưng lượng nhập khẩu lớn chiếm hơn 56,6% tổng giá trị nhập khẩu cả nước.
 
Tổng cục Hải Quan ước tính, 7 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã đạt trị giá trên 1 tỉ USD, gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (5,7 tỉ USD); điện thoại các loại và linh kiện (4,5 tỉ USD); vải các loại (3,4 tỉ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (3,3 tỉ USD); sắt thép các loại (2,5 tỉ USD); xăng dầu các loại (1,16 tỉ USD); nguyên phụ liệu dệt may da giày (1,1 tỉ USD).
 
Đây là minh chứng cho thấy dù xuất khẩu tăng nhưng giá trị gia tăng không cao, các doanh nghiệp gia công thấp và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu lớn, đặc biệt là hàng điện tử, linh kiện điện tử, nguyên liệu dệt may, da giày Trung Quốc vẫn chiếm số lượng lớn.
 
Trong khi đó theo thống kê, số lượng nhập khẩu và nhập ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc tăng mạnh. 8 tháng đầu năm nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (xe tải, xe chở hàng) từ Trung Quốc tăng 187% so với cùng kỳ, đạt 7.000 chiếc, chiếm 18,7% tổng xe nhập khẩu và chiếm hơn 60% lượng xe tải được nhập về Việt nam.
 
Dự báo, cả năm 2014, nhập siêu từ Trung Quốc sẽ đạt 27 tỷ USD - mức cao nhất so với các năm trở lại đây - bất chấp việc nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang nhập khẩu các linh phụ kiện với các đối tác ở ASEAN và các nước khác ngoài Trung Quốc.
--------------------
Chi phí đi lại của người Việt: Cao nhất thế giới
Giá cước vận tải ở Việt Nam tưởng rẻ nhưng tính trên thu nhập bình quân, hóa ra người Việt đang phải trả tiền cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa vào diện cao nhất thế giới. Trong khi đó, Nhà nước hầu như không thể xử lý hiện tượng giá xăng, dầu giảm, còn cước vận tải vẫn đủng đỉnh...
 
Gấp 3 Hàn Quốc, cao hơn Mỹ và Châu Âu
 
Tại cuộc tọa đàm về giá cước vận tải chiều 13/11, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đưa ra những số liệu và nhận định bất ngờ: Giá cước vận tải của Việt Nam trung bình là 0,148 USD/tấn/km, thuộc diện thấp; trong khi đó, giá cước của Hàn Quốc là 0,766 USD/tấn/km.
 
Tuy nhiên, nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người thì cước vận tải ở VN cao gấp 3 lần Hàn Quốc. Ông Hùng dẫn ra nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chi phí vận tải ở VN chiếm 11,8% GDP; trong khi đó, Mỹ dưới 4,5%, Singapore 4,8%, EU 5,8%, Nhật 6%. “Nước ta nghèo nhưng chi phí vận tải quá cao. Nếu giảm được chi phí vận tải sẽ bớt gánh nặng cho sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội” - ông Hùng nói.
 
Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vận tải (Bộ GTVT) với vận tải hành khách đường dài, xăng dầu chiếm từ 35 đến 50% chi phí vận tải; xăng chiếm 50% chi phí vận tải taxi. Theo tính toán của các lái xe taxi, hiện một km hết 2.000 đồng tiền xăng; có nghĩa là, chi phí cho 1 km taxi chỉ ở mức 4.000 đồng. Cộng với chi phí cho những km chạy không có khách, lợi nhuận, giá cước taxi sẽ vượt 4.000 đồng/km; tuy nhiên mức giá cước taxi 10.000 đồng/km có thể coi là siêu lợi nhuận.
 
Noi về điều này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô cho rằng, ngoài các chi phí chính thức như xăng dầu, nhân công khấu hao xe, giá cước vận tải ở nước ta cao, vì “phải chịu những chi phí rất lớn mà không thể nói ra được”. 
 
Thanh tra diện rộng các DN có cước cao
 
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vận tải cho hay nếu giá xăng dầu giảm nhưng giá cước vận tải không hạ nhiệt thì các mặt hàng khác sẽ không giảm; chính sách bình ổn thị trường qua giá xăng không còn hiệu quả. Thông tin được bà Hiền đưa ra cho thấy, các DN vận tải đang bắt đầu giảm giá cước nhưng mức giảm nhỏ giọt hoặc ở mức “hứa” sẽ hạ thấp. 
 
“Bến xe miền Đông đã có 10 DN giảm giá cước. Taxi điều chỉnh tăng nhiều lần trước đây nhưng hiện chưa giảm nhiều. Taxi Mai Linh giảm 300 - 2.000 đồng/km tùy từng địa phương; Taxi Group giảm 300 đồng. Vận tải hàng hóa TP HCM đang chuẩn bị giảm...” - bà Hiền cho biết. Trong khi đó, theo tính toán được ông Khuất Việt Hùng nêu ra cho thấy, từ đầu năm đến nay, giá xăng giảm trung bình 1,2%/tháng; dầu giảm 1,5%/tháng và vận tải có thể giờ ở mức giảm 5,6 - 8%.
 
Tuy nhiên, đó là khuyến cáo! Với cơ chế hiện nay không thể bắt ép được DN vận tải giảm giá vì giá cước vận tải đường bộ đã được vận hành theo cơ chế thị trường; doanh nghiệp tự quyết định giá cước.
 
Thậm chí, đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính có mặt tại buổi tọa đàm cho hay, theo thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT có hiệu lực từ 1/12 tới đây, nhiều cơ chế được ban hành để DN vận tải có thể dễ dàng quyết định giá cước vận tải như nếu muốn giao động trên dưới 3% không phải khai báo; giảm đầu mối khai báo từ 3 xuống còn 1, có thể khai báo qua internet.
 
Tại thời điểm này, Bộ GTVT và Bộ Tài chính đã “lệnh” cho các DN vận tải giảm giá cước. Ngoài ra, hai cơ quan này sẽ tiến hành thanh, kiểm tra việc kê khai giá của các DN vận tải. Việc kiểm tra kê khai giá này không thể trực tiếp ép các DN vận tải hạ giá cước nhưng sẽ làm minh bạch các khoản kê khai; qua đó có thể phát hiện các khoản kê khai thiếu, hoặc khống và phát hiện ra DN vận tải trốn thuế để truy thu.
 
“Kiểm tra chi phí là dịp để các DN vận tải nhìn nhận lại chi phí sản xuất, thực hiện đúng các nghĩa vụ tài chính và hướng tới dịch vụ vận tải chất lượng nhưng giá thành hợp lý” - ông Khuất Việt Hùng nói.
 
 Quỹ bình ổn chưa ổn 

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Nguyễn Văn Thanh kêu gọi hành khách, chủ hàng tẩy chay các DN không chịu giảm giá cước. Mặt khác, ông Thanh cho rằng, việc điều hành giá xăng dầu hiện nay bộc lộ nhiều bất cập. “Nhiều DN nói với tôi, xăng giảm nhưng mai tăng nên không muốn giảm giá cước. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị, có quỹ ổn thì điều hành giá xăng dầu ổn định trong 6 tháng hay 1 năm nhưng không được. Chúng tôi rất đau đầu, áp lực với biến động giá xăng” - ông Thanh nói.
--------------------------
 Giấy phép lái xe Việt Nam được sử dụng tại 85 quốc gia
Ngày 20/8/2014, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước Vienna. Theo đó, giấy phép lái xe của Việt Nam (GPLX) sẽ có giá trị quốc tế, được sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna.
 
Đây là Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna). Khi là thành viên của Công ước Vienna, GPLX của Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng tại các quốc gia thành viên khác, chủ yếu ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.
 
Theo đó, Việt Nam được phép cấp GPLX quốc tế theo nguyên tắc: Những công dân có GPLX quốc gia rồi thì được cấp GPLX quốc tế chứ không phải học hay thi lại để cấp. Công dân Việt Nam được cấp GPLX quốc tế sẽ được lái xe ở các nước tham gia công ước Vienna mà không phải học, thi lấy GPLX của nước sở tại.
 
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) - cho biết, GPLX quốc tế sẽ được cấp theo mẫu thống nhất của công ước Vienna, hình thức GPLX theo dạng quyển giống như hộ chiếu hiện nay. Trên GLPX in 4 thứ tiếng cơ bản là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó. Trong GPLX này sẽ ghi rõ người có GPLX quốc tế được lái ô tô, mô tô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn theo quy định chung của công ước từ 1 - 3 năm. TCĐB sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất khi đưa quy định về thời hạn GPLX vào thông tư đang soạn thảo.
 
Cũng theo ông Huyện, GPLX quốc tế được cấp theo nhu cầu của người sử dụng chứ không bắt buộc hay áp dụng đại trà. Hiện nay TCĐB đang xây dựng các văn bản pháp lý trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt để trong quý I/2015 có thể thực hiện cấp GPLX quốc tế cho công dân Việt Nam sử dụng ở 85 nước. TCĐB cũng đang xây dựng thông tư quy định việc ban hành mẫu GPLX quốc tế cùng quy định quản lý, cấp phát...
 
Liên quan đến việc GPLX quốc tế, TCĐB đề nghị cơ quan công an xây dựng phôi mẫu GPLX quốc tế có bảo mật và đảm bảo thống nhất với mẫu chung của Công ước Vienna.
 
Về nguyên tắc, công dân của nước này đến nước khác phải tuân thủ luật pháp giao thông của những nước đó. Vì vậy, khi người Việt Nam sử dụng GPLX quốc tế ở những nước tham gia công ước Vienna thì không cần phải đăng ký trước với cơ quan quản lý giao thông ở nước đó. Người sử dụng GPLX quốc tế khi lái xe nếu được cơ quan kiểm soát giao thông yêu cầu xuất trình GPLX thì xuất trình theo yêu cầu để họ kiểm tra. Còn những người ở các nước tham gia công ước Vienna có GPLX quốc tế do quốc gia của mình cấp khi đến Việt Nam sẽ được Việt Nam công nhận GPLX đó.
 
Dự kiến, GPLX quốc tế sẽ được cấp thí điểm vào quý I- 2015 ở TCĐB và một số Sở GTVT có nhu cầu lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… Mức phí cấp GPLX quốc tế đang được TCĐB xây dựng để Bộ GTVT đề nghị với Bộ Tài chính quy định như mức phí cấp GPLX bằng vật liệu PET hiện nay (135.000 đồng).
-------------------------
 
Bộ GTVT kỷ luật hàng loạt quan chức
Bộ GTVT vừa quyết định xử lý trách nhiệm một loạt cán bộ do để xảy ra sai phạm nghiêm trọng tại 3 dự án nạo vét luồng hàng hải năm 2013. Trong đó, Bộ GTVT phê bình nghiêm khắc Cục trưởng Cục hàng hải - ông Nguyễn Nhật và Cục phó Đỗ Hồng Thái.
 
Các quyết định kỷ luật do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công vừa ký thực hiện xử lý trách nhiệm của hàng loạt cán bộ để xảy ra sai phạm tại 3 công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải năm 2013 là Hòn Gai - Cái Lân, Vũng Tàu - Thị Vải và Soài Rạp - Hiệp Phước. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xử lý trách nhiệm một loạt lãnh đạo thuộc Cục Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc; Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
 
Cụ thể, Bộ GTVT phê bình nghiêm khắc ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng và ông Đỗ Hồng Thái - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, là người được giao phụ trách các công trình nói trên với vai trò, trách nhiệm là chủ đầu tư đã để xảy ra sai sót của tổ tư vấn giám sát hiện trường, Ban Quản lý dự án hàng hải II (QLDA) trong công tác giám sát thi công công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân năm 2013; tổ tư vấn giám sát hiện trường, Ban quản lý dự án hàng hải III trong công tác giám sát thi công nạo vét duy tu luồng hàng hải Soài Rạp - Hiệp Phước và Vũng Tàu - Thị Vải năm 2013.
 
Bộ GTVT cũng quyết định phê bình nghiêm khắc đối với ông Lưu Văn Quảng - Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc - với vai trò, trách nhiệm người đứng đầu đơn vị là đại diện chủ đầu tư đã để xảy ra thiếu sót của tổ thẩm định kết quả đấu thầu và giám sát đại diện chủ đầu tư tại công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân năm 2013. Hình thức xử lý trách nhiệm tương tự cũng được đặt ra với ông Phạm Đình Vận, nguyên Thành viên hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam với vai trò là đại diện chủ đầu tư đã để xảy ra thiếu sót của tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm đinh kết quả đấu thầu tại gói thầu công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải năm 2013.
 
Với đơn vị thi công, Bộ GTVT phê bình nghiêm khắc đối với Hội đồng thành viên Tổng công ty Xây dựng đường thủy Việt Nam (Vinawaco), gồm các ông: Nguyễn Huy Hiền - người đại diện phần vốn nhà nước tại Vinawaco, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty; Phạm Minh Hoàng - Phó Tổng Giám đốc; Phạm Tiến Huy - Giám đốc Chi nhánh Vinawaco tại TPHCM. Với vai trò, trách nhiệm là đại diện Bộ GTVT tại Tổng Công ty, Hội đồng thành viên đã đồng ý thông qua một số nội dung trong lựa chọn đơn vị thi công, thuê phương tiện, thiết bị sai quy định; thiếu sót trong kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các sai phạm trong hoạt động kinh doanh. Bộ GTVT yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước đề nghị HĐQT Tổng công ty xử lý xử luật đối với ông Nguyễn Vinh, Phó Tổng Giám đốc Vinawaco.
 
Cũng liên quan tới sai phạm tại 3 dự án nói trên, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã ký Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” đối với ông Lưu Đình Tiến - người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy - CTCP, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty, do trong giai đoạn giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng đường thủy đã có hành vi vi phạm khi thực hiện công trình duy tu nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân và luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải năm 2013.
 
Trước đó, thông qua xác minh đơn thư tố cáo, Thanh tra Bộ GTVT đã phát hiện hàng loạt sai sót lớn liên quan tới quá trình đấu thầu, quản lý, giám sát việc thi công nạo vét duy tu 3 công trình nạo vét luồng hàng hải này.
 
Cụ thể, tại công trình nạo vét duy tu luồng Hòn Gai- Cái Lân năm 2013, Công ty Bảo Quân là đơn vị không có phương tiện, nhân lực, kinh nghiệm thi công nạo vét luồng hàng hải, nhưng sau khi nhận thầu từ đơn vị trúng thầu là Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco), đã chuyển nhượng toàn bộ công việc cho Công ty Tân Việt thực hiện để “đút túi” khoản chênh lệch 548,45 triệu đồng. Tại công trình nạo vét duy tu luồng Vũng Tàu - Thị Vải năm 2013, Công ty cổ phân Đầu tư, Xây dựng và Nạo vét đường thủy (Ciwaco) nhận làm thầu phụ của Vinawaco, rồi chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty Song Thương thực hiện, Ciwaco đã ung dung hưởng chênh lệch 1,26 tỷ đồng mà không cần tốn một giọt mồ hôi, công sức nào.
 
Trước đó, ngày 21/11/2013, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh cũng bắt quả tang 2 sà lan HP 2338, HP 3695 đang đổ trộm bùn đất nạo vét luồng Hòn Gai - Cái Lân xuống Hòn Bái Đông thuộc Vịnh Hạ Long, khối lượng ước tính 400 m3. UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên. Đây là 2 phương tiện do Công ty Tân Việt quản lý, thi công phần khối lượng công việc mà Vinawaco giao Công ty Bảo Quân, Công ty Bảo Quân giao lại Công ty Tân Việt thực hiện. Hai phương tiện này chưa được tư vấn giám sát, đại diện chủ đầu tư chấp thuận cho phép thi công vì chưa đáp ứng các yêu cầu về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, các điều kiện an toàn hàng hải.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo