Tin trong nước sáng 18-10-2014: Nhà Quốc hội 'Trời tròn đất vuông': Sự lựa chọn khó khăn

  • Cập nhật : 18/10/2014

Nhà Quốc hội 'Trời tròn đất vuông': Sự lựa chọn khó khăn

68 năm kể từ ngày vương quyền chính thức được thay thế bằng “phổ thông đầu phiếu”, cơ quan quyền lực tối cao (Quốc hội) đã có "nhà riêng": Nhà Quốc hội.

Tọa lạc trên nền thành xưa quách cũ đất Thăng Long, nhà Quốc hội với kiến trúc mang biểu tượng “trời tròn đất vuông” ra đời sau một quá trình dài vật vã phôi thai...

Sáng 2/4/2007, với 86,56% phiếu thuận, Quốc hội khóa XI thông qua nghị quyết về phương án quy hoạch, xây dựng nhà Quốc hội.

Theo đó, nhà Quốc hội được xây dựng tại lô D khu trung tâm chính trị Ba Đình, hội trường Ba Đình lịch sử bị đập bỏ. Nhưng tranh luận về việc xây nhà Quốc hội thì chưa dừng lại ở đây.

Bỏ hội trường Ba Đình

Tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, ngày 2/9/2007, Bộ Xây dựng tổ chức triển lãm các phương án kiến trúc nhà Quốc hội (17 phương án đã trúng tuyển vào vòng chung kết) để tham khảo ý kiến người dân.

Vài ngày sau, với tư cách một công dân, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã công bố một lá thư trên báo chí, đề nghị “Giữ lại hội trường Ba Đình, xây dựng nhà Quốc hội mới trên một địa điểm mới, tạo dựng một không gian đô thị mới”.

Ngay sau ý kiến của ông Kiệt, báo Đại Đoàn Kết ngày 1/11/2007 đã đăng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Mặc dầu Quốc hội đã biểu quyết, nhưng cán bộ và nhân dân còn có nhiều ý kiến”. Đại tướng cho rằng “đã là di tích lịch sử mà xuống cấp thì phải tu sửa, bảo tồn chứ không phải phá bỏ đi”.

Nhưng những người ủng hộ phương án xây dựng nhà Quốc hội ngay tại vị trí hội trường Ba Đình cũng có lý do của mình. Tìm gặp lại cựu bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, người được giao nhiệm vụ chủ trì công tác tham mưu, thì được biết trước thời điểm Quốc hội đưa ra quyết định như trên, Bộ Chính trị đã phải họp nhiều cuộc để nghe báo cáo và đánh giá các phương án, các luồng ý kiến khác nhau.

Thật ra, ý tưởng xây nhà Quốc hội đã xuất phát từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, khi Bác Hồ và các nhà lãnh đạo cách mạng từ Việt Bắc trở lại thủ đô Hà Nội năm 1955. “Nhưng lúc ấy Bác Hồ có ý kiến là đất nước chưa thống nhất, khi nào đất nước thống nhất sẽ xây nhà Quốc hội đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trước mắt chỉ nên xây một hội trường có quy mô vừa phải làm nơi họp tạm thời. Sau đó kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và một số kiến trúc sư được giao thiết kế, xây dựng hội trường Ba Đình, hoàn thành năm 1963”.

Hội trường Ba Đình vì là nơi họp tạm thời nên kiến trúc và quy mô xây dựng chỉ ở mức độ khiêm tốn. Chi tiết quan trọng này được cụ Hoàng Phát Hiền, một trong những cán bộ phục vụ nhiều năm gần gũi với Bác Hồ, kể lại với các đồng chí lãnh đạo. Đây cũng là một trong những căn cứ để trung ương yên tâm đưa ra quyết định cuối cùng. 

Mười năm vật đổi sao dời

Ý tưởng xây dựng một hội trường mới của quốc gia khang trang, hiện đại, biểu trưng cho thời kỳ mới, gắn với hình ảnh một nước Việt Nam hội nhập và phát triển được xuất phát từ dự báo và tầm nhìn xa của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ông Quân kể khoảng năm 1998-1999, Chính phủ có chủ trương xây một trung tâm hội nghị lớn, hiện đại và giao cho Bộ Xây dựng chuẩn bị.

“Trong suy nghĩ của lãnh đạo Bộ Xây dựng khi đó thì chỉ đặt ở khu 18 Hoàng Diệu (khu di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long hiện nay) là đẹp nhất, bởi cả khu đất rộng rãi ấy mới chỉ có hội trường Ba Đình thôi. Khi đưa vấn đề này ra Quốc hội thì có ý kiến đề nghị phải xây nhà Quốc hội, bởi Quốc hội các nước đều có nhà riêng, ta thì Quốc hội mấy chục năm vẫn họp chung ở hội trường Ba Đình, từ đó mới dẫn đến ý tưởng làm nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình mới”, ông Quân kể.

Để có nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình xứng với tầm vóc Việt Nam đổi mới, thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu phải thi tuyển phương án kiến trúc.

Có 25 phương án dự thi của 22 tổ chức thiết kế đến từ 12 quốc gia, ban tổ chức đã lập hội đồng chấm thi gồm những chuyên gia hàng đầu Việt Nam và bốn thành viên nước ngoài do Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế đề cử. Kết quả, phương án số 17 của Tập đoàn thiết kế Cộng hòa Liên bang Đức đoạt giải nhất.

“Thủ tướng Phan Văn Khải thở phào bởi kiến trúc thường là vấn đề dễ gây tranh cãi nhất. Ông nói với tôi rằng rất mừng vì phương án lựa chọn đạt được thống nhất cao của cả các chuyên gia Việt Nam và quốc tế”, ông Quân nhớ lại.

Đến thời điểm cuối năm 2002, phương án được lựa chọn là xây nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình mới trên khu đất 18 Hoàng Diệu, giới hạn bởi các đường Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, tức là ngay bên phải hội trường Ba Đình. Theo phương án này, hội trường Ba Đình được giữ lại nguyên vẹn.

“Mọi việc đã được quyết rồi. Chúng tôi cho dọn dẹp khu đất để chuẩn bị thi công, và theo Luật di sản văn hóa thì phải khai quật khảo cổ. Kết quả thật bất ngờ, giới khảo cổ học khẳng định đã phát hiện di tích đặc biệt quý giá, càng đào càng thấy quý... Thế là mọi việc phải đình lại”.

Ông Quân tâm sự, trong đời ông làm thứ trưởng rồi bộ trưởng, có hai công trình khiến ông phải chạy đua với thời gian đến mướt mồ hôi đó là sân vận động Mỹ Đình (xây dựng trong 20 tháng để kịp SEA Games) và Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (xây dựng trong 22 tháng cho kịp APEC). Khi hoàng thành Thăng Long phát lộ năm 2003 thì sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị APEC 2006 đã đến rất gần.

Vẫn theo cựu Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân: “Chúng tôi đề xuất tìm địa điểm bên ngoài để xây nhà Quốc hội và hội trường Ba Đình mới nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt của các bô lão và nhiều nhà lãnh đạo. Trong tâm thức của mọi người, nhà Quốc hội, nơi làm việc của cơ quan quyền lực tối cao phải ở trung tâm chính trị Ba Đình. Lúc đó những người tham mưu như chúng tôi cũng bối rối vì APEC đến nơi rồi”.

Cuối cùng, Chính phủ quyết định tạm gác chuyện xây nhà Quốc hội lại, tìm địa điểm xây dựng trung tâm hội nghị quốc gia. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên giới thiệu, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đồng ý, thế là khu Mỹ Đình được lựa chọn...

Khi quay lại với công việc xây dựng nhà Quốc hội, bộ phận tham mưu đã giới thiệu nhiều phương án mới: khu 37 Hùng Vương (chếch về phía bên kia lăng Bác, nằm giữa hai con đường Trần Phú, Lê Hồng Phong); khu đất gần Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, chỗ sân vận động Cột Cờ (kế bên Bộ Quốc phòng, đường Nguyễn Tri Phương); bên trái hội trường Ba Đình (phía sau nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trụ sở Bộ Ngoại giao...). Nhưng rồi không phương án nào được ủng hộ.

Trong tâm thức nhiều người, nhà Quốc hội phải ở trung tâm chính trị Ba Đình. Cuối cùng, sau nhiều cuộc thảo luận, vị trí hiện nay được lựa chọn. 

Ngày 2/10/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công xây dựng nhà Quốc hội.

----------------------------- 

Nho xanh Tàu bán đầy chợ Hà Nội, lòe người mua

Với mức giá 20.000 - 45.000 đồng/kg, nho xanh đang được bán tràn lan trong các chợ hay trên vỉa hè ở Hà Nội được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc, không phải nho Ninh Thuận.
 
Một loại nho lạ được bán tràn lan với giá rẻ chỉ 20.000-45.000 đồng/kg ở sạp hàng rong dọc đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Hồ Tùng Mậu, Láng,.. thậm chí trong các chợ hay cửa hàng nhỏ ở nội thành Hà Nội.
 
Người bán hàng một sạp có bán nho xanh ở đầu chợ Dịch Vọng Hậu (Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội) mời chào khách đi đường mua nho. Chị này cho biết, nho đang bán nhập từ Ninh Thuận ra, cuối chợ nên bán giá gốc 45.000 đồng/kg loại chùm, 20.000 đồng/kg loại quả rời.
 
Nho được bán tại đây có màu xanh, trái to, không hạt, chùm quả thưa, dài, nặng chừng 600 - 900 g, ăn có vị ngọt lợ, ít chua. Đặc biệt, dưới giá đựng nho là chiếc thùng carton có in chữ Trung Quốc. Giải thích về điều này, chủ hàng cho biết, nho xanh là nhập từ Ninh Thuận về còn thùng giấy là nhà vườn mua ở bên ngoài để đóng gói vận chuyển.
 
Cũng theo chủ hàng, 45.000 đồng/kg nho xanh là mức giá chung của các chợ ở Hà Nội. Tuy nhiên, khi người mua trả giá 30.000 đồng/kg thì chị này vẫn thuận bán. Cùng lúc đó, giá nho rời được cũng được hạ xuống còn 15.000 đồng/kg với lý do bán nốt để dọn hàng.
 
Dọc đoạn dường Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), có khoảng gần 10 sạp hàng bán nho xanh trên xe đạp, hầu hết các hàng đều ghi sẵn giá 35.000 đồng/kg. Tất cả nho xanh đều là loại không hạt, được bán theo chùm, loại quả rời được bán rẻ hơn 1 nửa. Quan sát kỹ, thường thấy nho đã ngả màu vàng nhạt, phần đầu quả màu trắng đục, cuống thâm.
 
Theo chị T. người bán nho rong gần khu vực chợ Cầu Diễn, nho tự nhiên không chất bảo quản nên dễ dập, cuống không được tươi, chị phải rưới nước thường xuyên. Chị này khẳng định, nho được nhập theo xe từ Ninh Thuận ra, do đang vào mùa nên có giá rẻ.
 
Từng mua nho xanh tại một quầy hàng bán rong khu vực này, anh Cẩn (Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) than phiền: “Thấy người bán quảng cáo là nho Việt nên ghé lại mua về thắp hương. Ban đầu, nhìn chùm nho chi chít quả, quả nào quả nấy to và tươi nhưng sau về nhà rửa qua nước sạch thì quả rụng nhiều, một nửa quả nho ở phần cuống có màu trắng, bóc ra thì bị thối".
 
Theo ông Nguyễn Văn Mọi, chủ vườn nho nổi tiếng ở Ninh Thuận, hiện tại không phải mùa nho trong Ninh Thuận, nên hiếm hàng ra Hà Nội. Đặc biệt giá nho xanh mua tại vườn là 70.000 đồng/kg, do đó, nho bán 35.000 đồng/kg không phải nho Ninh Thuận. “Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện tại, tỉnh Ninh Thuận chưa trồng được loại nho xanh không hạt nên nếu người bán quảng cáo nho không hạt thì chắc chắn không phải ở đây”, ông Mọi khẳng định.
 
Thường xuyên đến mua nho tận vườn ở Phan Rang về Hà Nội bán, chị Hạnh (Đống Đa, Hà Nội) khẳng định, nho xanh bán giá rẻ hiện tại trên thị trường không phải nho trong Ninh Thuận. Chị cho biết, hiện nho xanh Ninh Thuận rất ít, giá thị trường hiện giờ là 85.000 đồng/kg, thời điểm thấp nhất cũng chỉ xuống đến 75.000 đồng. Chị Hạnh khẳng định, nho 35.000 đồng/kg bán tại Hà Nội là nho Trung Quốc.
 
Với kinh niệm nhiều năm bán hoa quả, chị Hạnh bật mí về cách nhận biết nho Trung Quốc và nho Việt: "Ninh Thuận có 2 loại nho phổ biến để ăn là nho đỏ và nho xanh. Trong đó nho xanh được bán nhiều ở Hà Nội. Nho xanh Ninh Thuận màu xanh ngả vàng nhạt, vỏ dày, thịt quả trong, có hạt, vị ngọt đậm không gắt, chua rất nhẹ, trọng lượng thường 200g - 500 g/chùm, trái khít gần nhau. Trong khi đó, dễ dàng nhận ra nho xanh Trung Quốc với vỏ quả mỏng, không có hạt, có vị ngọt gắt, trái nho rời rạc và đặc biệt đầu cuống vẫn giữ quả nhưng đã thâm lại”.
 
Chị P. (Khoái Châu, Hưng Yên), gánh hoa quả thuê tại chợ Long Biên tiết lộ, thường vào đêm hoặc sáng sớm, có hàng chục xe tải thùng lạnh đổ về chợ, bên trong chứa các loại quả được đóng trong các thùng có ghi nhiều chữ Trung Quốc, trong đó có các loại nho đỏ và nho xanh. Theo chị P. biết, giá nho xanh các tiểu thương trực tiếp dỡ trên xe tải chỉ chưa đến 20.000 đồng/kg.
 
"Nho đỏ Ninh thuận hình cầu, trái to khoảng đầu ngón tay cái, vỏ rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hoà với vị chua nhẹ. Chùm nho thon dài, cân nặng khoảng 150 - 350 g, các trái trên cùng 1 chùm rất khít nhau, ít rời rạc.
 
Nho đỏ Trung Quốc trái to gấp đôi nho Ninh Thuận, quả chín có màu đỏ nhạt, có lốm đốm trắng trên vỏ, vị ngọt gắt. Các trái nho trên cùng 1 chùm rời rạc nhau, cân nặng khoảng 500 - 700 g/chùm".
 
Chị Hạnh, bán hoa quả Phan Rang tại Hà Nội.
-----------------------
 Thủ tướng: Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược
“Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược, là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này” .
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao đổi thắng thắn với các học giả Đức về các thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, trong cuộc trò chuyện tại Viện Koerber (Berlin, CHLB Đức) hôm 15/10.
 
Không đứng ngoài xu thế
 
- Trong thông điệp đầu năm 2014 của mình, ông đã nói đến yêu cầu phải có dân chủ, minh bạch, trách nhiệm giải trình của nhà nước... Ông đã nói đến dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Vậy trong bối cảnh một đảng lãnh đạo, các khía cạnh dân chủ này được thể hiện như thế nào?
 
- Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này. Vì vậy, trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.
 
Hôm nay, Việt Nam đang tiến hành những bước đi mạnh mẽ để hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường để bảo vệ và tăng cường hơn nữa các quyền tự do dân chủ của người dân trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...
 
Nhưng đương nhiên, ở bất cứ đâu thì dân chủ cũng phải tuân thủ pháp luật, quyền tự do dân chủ của một cá nhân không được xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác. Pháp luật Việt Nam quy định và đảm bảo điều này.
 
Trong chế độ chính trị của Việt Nam, chúng tôi vừa bảo đảm quyền tự do trực tiếp của người dân và quyền dân chủ đại diện thông qua các cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh và điều kinh kinh tế xã hội của Việt Nam.
 
- Vậy từ đó đến nay, ông đã tiến hành những biện pháp gì để tăng cường dân chủ trực tiếp?
 
- Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp, được Quốc hội thông qua năm 2013, là một bước tiến rất quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường quyền dân chủ và kinh tế thị trường. Tôi nghĩ các ông nên đọc Hiến pháp mới của chúng tôi để hiểu thêm.
 
Nhờ các ngài thuyết phục Trung Quốc
 
- Nói về chính sách đối ngoại và an ninh. Trong bài phát biểu của mình, ông nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế trong các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, cũng như tầm quan trọng của các tổ chức đa phương.
 
Có một thực tế là các nước láng giềng của Việt Nam có quan điểm khác nhau về việc nên giải quyết các tranh chấp này đa phương hay song phương, trong khi Trung Quốc không thừa nhận vai trò của tòa án quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp này. Vậy Việt Nam, một nước tương đối nhỏ so với Trung Quốc, làm thế nào để thuyết phục các nước láng giềng về những bất đồng này?
 
- Chúng tôi tin rằng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, trong mọi lĩnh vực kể cả vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đều phải tuân theo luật pháp quốc tế và các nền tảng pháp lý một cách minh bạch và bình đẳng, thông qua các cơ quan tài phán và trọng tài quốc tế. Theo tôi, đó là giải pháp hòa bình, tiến bộ và nhân văn.
 
- Vậy ông sẽ làm thế nào để Trung Quốc cũng thừa nhận các nguyên tắc này?
 
- Tôi cũng muốn nhờ các ngài thuyết phục họ. Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng nguyên tắc tôi nêu trên được cả nhân loại và thế giới thừa nhận.
 
- Một câu hỏi từ Twitter: Trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc lên cao như hiện nay, đâu là giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông?
 
- Tôi đã đề cập trong bài phát biểu và giờ muốn nhấn mạnh lại: Hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vì đây là tuyến đường hàng hải chiếm gần một nửa lượng hàng hóa lưu thông của châu Á và đóng vai trò quan trọng đối với Đông Á và châu Âu. Vì thế không có sự lựa chọn nào khác là phải duy trì được hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
 
Để làm được điều này, tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền và các bên liên quan đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà ASEAN ký với Trung Quốc, sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC), kiềm chế bất cứ hành động nào làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.
 
- Ông có nói đến tầm quan trọng của luật pháp quốc tế. Philippines đã thưa kiện lên Tòa án luật Biển quốc tế, nhưng cho đến nay chúng tôi chưa thấy động thái nào tương tự từ Việt Nam. Vậy quan điểm của Chính phủ Việt Nam về động thái của Philippines là gì, ủng hộ hay phản đối?
 
- Philippines là một nước độc lập có chủ quyền. Việc Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách đường chín đoạn là quyền của Philippines. Lập trường của Việt Nam, như tôi đã nói, độc lập chủ quyền là thiêng liêng, chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng và bằng mọi cách phù hợp với luật pháp quốc tế, để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình.
 
Và biện pháp pháp lý, như tôi đã đề cập, cũng là một biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, là biện pháp tiến bộ và văn minh để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ.
 
Hoa Kỳ nên dỡ bỏ lệnh cấm sớm hơn
 
- Hoa Kỳ mới đây đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Vậy là cựu kẻ thù chiến tranh giờ đã trở thành đối tác an ninh mới của Việt Nam?
 
- Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ tối tác toàn diện, nghĩa là 2 bên hợp tác trên mọi lĩnh vực vì hòa bình và phát triển. Vì vậy, chúng tôi tin rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí là một động thái bình thường trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện giữa 2 nước. Tôi nghĩ Hoa Kỳ nên làm việc này từ sớm hơn.
 
- Vậy hai nước sẽ có hợp tác về chính sách an ninh?
 
- Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam không vi phạm điều khoản nào của luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng đến lợi ích của bất cứ bên thứ ba nào, nên không có gì bất thường ở đây cả.
--------------------
 Lại bấm bụng đổ bỏ cà chua
Đây là vụ cà chua thứ ba liên tiếp người dân các huyện Đơn Dương, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) lâm vào cảnh lao đao.
 
Giá cà chua rớt thê thảm ngay thời điểm khoảng 4.000 ha cà chua (sản lượng khoảng 160.000 tấn/vụ) đã tới mùa thu hoạch. Giá cà chua mua tại vườn chỉ khoảng 1.000 đồng/kg. Nhiều nông dân không đủ kiên nhẫn đợi thương lái mua đã phá bỏ cho kịp vụ mới. Tình trạng trên rơi vào phần lớn những hộ nông dân “trồng mù”, không tham gia bất kỳ liên kết sản xuất nào. Trong khi đó, những hộ nông dân có sự phối hợp chặt chẽ lại thắng lớn.
 
“Trồng mù” lỗ đậm, liên kết thắng lớn
 
Tại huyện Đơn Dương, dọc những cánh đồng rau Đạ Ròn, Quảng Lập đìu hiu. Ông Đặng Thông (39 tuổi, ngụ xã Quảng Lập) mặt buồn so cho biết: “4 sào cà chua của tôi cho thu hoạch hơn tháng nay nhưng chưa thương lái nào hỏi mua. Tôi ra vựa chào bán giá 700 đồng/kg nhưng tới giờ chưa thấy họ vào hái. Giờ trái chín rụng khắp vườn”. Ông Thông cho rằng chỉ tính giống, phân bón đã hết 43 triệu đồng, chưa kể công chăm sóc. 
 
May mắn hơn hộ ông Thông, ông Nguyễn Đã (40 tuổi, ngụ thôn Quảng Tân, xã Quảng Lập) có 4,5 sào cà chua của gia đình đã có thương lái đặt mua cách nay hai tuần nhưng toàn bộ tiền bán cà chua chưa đủ hoàn vốn. “Nhiều người dân cho biết với giá xuống sát đáy như hiện nay thì người dân may mắn bán chỉ huề vốn mua vật tư... Riêng tiền công chăm sóc bỏ ra coi như mất trắng”, ông Đã nói. 
 
Tại các vựa mua cà chua lớn ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương, thương lái chỉ mua cầm chừng. Các chủ vựa khẳng định cố gắng lắm chỉ mua hết khoảng 50% lượng cà chua của nông dân.
 
Trái ngược với tình hình trên, một số ít nông dân tham gia chuỗi liên kết nhà sản xuất (nhà nông) - nhà cung ứng - nhà phân phối thì vụ thu hoạch cà chua đến trong sự hồ hởi. Cà chua của những hộ nông dân này có giá gấp 4 - 6 lần so với những hộ nông dân trồng tự phát. Tại khu vườn 5 sào cà chua Hà Lan của bà Huỳnh Thị Thanh Nga tại xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng), cà chua hái tới đâu được xe vào chở đi tới đó với giá 5.000 đồng/kg. 
 
Bà Nga cho hay: “Trước đây khoảng một năm tôi trồng 1 ha cà chua, dù có lúc giá tăng 4.000 đồng/kg thì tôi vẫn lỗ cả trăm triệu. Nay nhờ liên kết với các công ty nông sản lớn, có ký hợp đồng với giá cả thỏa thuận từ trước nên dù giá cà chua bên ngoài xuống còn 400 đồng/kg thì tôi vẫn không bị ảnh hưởng”. Bà Nga là một trong các hộ dân đã chủ động tìm đến một nhà phân phối nông sản lớn đề nghị được ký hợp đồng và sản xuất theo kế hoạch của công ty cung ứng nông sản.
 
Bà Huỳnh Thị Thu (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) cho rằng có lúc giá nông sản ngoài thị trường tăng cao hơn giá trong liên kết nhưng chỉ là thời vụ. Sản xuất theo hợp đồng luôn đảm bảo có lãi bởi trước khi sản xuất các bên đã ngồi tính với nhau kỹ từ diện tích cho đến chi phí sản xuất, thậm chí cả chi phí vận chuyển từ vườn đến tận tay người tiêu dùng.
 
Mở rộng mối liên kết
 
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hai huyện lân cận Đà Lạt là Đức Trọng và Đơn Dương hiện có khoảng 4.000ha cà chua/vụ. Trong khi đó, diện tích đủ để phục vụ nhu cầu thị trường chỉ cần khoảng 1.000 ha/vụ (tương đương 40.000 tấn), do vậy việc xảy ra dư thừa cà chua khi vào vụ cũng là điều dễ hiểu.
 
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Sơn - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, lượng cà chua Trung Quốc ồ ạt đổ vào VN thời gian qua cũng khiến giá cà chua Đà Lạt xuống thấp kỷ lục. Do vậy, để tránh rơi vào tình trạng dư thừa như hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng phải mở rộng mô hình hợp tác giữa nông dân, nhà cung ứng và nhà phân phối dựa trên cung cầu thị trường. Trước mắt, phía Lâm Đồng sẽ kết hợp chặt chẽ với TP.HCM để chủ động bao tiêu đầu ra cho nông dân. 
 
Theo bà Lê Ngọc Đào - Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, đến cuối năm 2014 đơn vị này sẽ tổ chức đưa 14 giám đốc các chợ lớn của TP.HCM đến tham quan vùng rau của Lâm Đồng và hợp tác sản xuất rau lâu dài. Giá cả, sản lượng đều phải được xác lập với nông dân trước khi tiến hành sản xuất. “Dự kiến đầu năm 2015, liên kết giữa các chợ nông sản TP.HCM với nông dân và các nhà cung ứng lớn tại Đà Lạt sẽ chính thức khởi động”, bà Đào khẳng định.
-----------------------
Dự án sân bay Long Thành được cam kết cho vay 2 tỷ USD
Ngoài 2 tỷ USD đối tác cam kết rót, 50% trong tổng số 18 tỷ USD đầu tư sân bay Long Thành sẽ lấy từ nguồn ODA và trái phiếu Chính phủ nhưng sẽ không tác động lớn đến nợ công VN.
 
Trong buổi tọa đàm trực tuyến của Công thông tin điện tử Chính phủ "Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và thách thức", Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết việc vay vốn ODA sẽ không tác động quá nhiều đến cán cân nợ nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Theo Thứ Trưởng Phạm Quý Tiêu, với dự án Long Thành, doanh nghiệp sẽ tự vay, tự trả, Chính phủ chỉ bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay vốn. Với dự án sân bay Long Thành, phía Nhật Bản quan tâm và sẽ dành khoảng 2 tỷ USD. 
 
Trả lời câu hỏi về tại sao trong lúc khó khăn Bộ Giao thông lại trình dự án cảng hàng không Long Thành mà giai đoạn 1 lên tới 7,8 tỷ USD, trong đó 50% vốn ODA và trái phiếu Chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác, nợ công sẽ tăng, con cháu sẽ phải trả nợ, Thứ trưởng Tiêu khẳng định: “Trong lúc khó khăn mà tìm ra được dự án có hiệu quả thì vẫn cần phải làm. Phải dùng vốn ODA và trái phiếu Chính phủ vì cho đến bây giờ với hàng không dân dụng thì hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) và PPP (hợp tác công tư). Vì vậy, Chính phủ quyết định hạ tầng cơ sở với đường băng, đường lăn, sân đỗ... - các cơ sở để đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không - thì nhà nước phải đầu tư, cho nên ở đây đặt ra vấn đề có vốn ODA”.
 
Ông Tiêu cho biết thêm, dự án Cảng hàng không Long Thành được tính toán căn cứ vào hiệu quả của hoạt động kinh tế ngành hàng không trong thời gian vừa qua và hiện tại để có những cơ sở cho tương lai. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đánh giá trong 10 năm tới Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển hàng không nhộn nhịp nhất, dự báo tăng trưởng 5 - 6%/năm. Vì thế dự án sẽ cho hiệu quả kinh tế trong tương lai. 
 
Giai đoạn 1 của dự án tính toán cần khoảng 2,07 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, trong đó chủ yếu là đường cất, hạ cánh. Nếu làm 1 đường thì chỉ hết hơn 1 tỷ, còn lại thêm phần giải phóng mặt bằng gần 1 tỷ USD. Các vốn khác sẽ do doanh nghiệp sẽ kêu gọi đầu tư. Vì dự án hiệu quả nên doanh nghiệp sẽ vào. 
 
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu chia sẻ, một cựu bộ trưởng đồng nghiệp nước ngoài đã từng nói với ông rằng lựa chọn xây 200 km đường bộ hay 3 km đường hàng không (đường băng) "là quyền của các ngài. Nhưng phải nói thêm rằng, 200 km đường bộ chỉ có thể giúp kết nối trong nước, còn 3 km đường không có thể giúp Việt Nam kết nối với toàn thế giới".  
 
Không đắt so với các dự án khác
 
Thực tế, dự án xây một sân bay lớn như Long Thành - Đồng Nai đã ra đời từ năm 1980, trong đó ưu tiên phát triển cảng hàng không, quản lý bay. Theo chuyên gia Lã Ngọc Khuê – nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ Giao thông Vận tải, chuyên gia phản biện độc lập của dự án – Việt Nam trước đây đã từng chậm chân khi không thể xây dựng một cảng hàng không mang tầm cỡ khu vực bởi những tác động bất khả kháng của chiến tranh, và buộc phải nhường lại ví trí này cho một sân bay của Thái Lan.
 
"Nay đã là thời đại mới, hàng không hiện đã trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mang tính điển hình của việc hội nhập quốc tế sâu rộng. Các nước xung quanh Việt Nam đã thực hiện các chiến lược về ngành hàng không rất nhanh chóng, quyết liệt. Vì vậy, ta cần những nỗ lực mang tính chiến lược để xây dựng được sân bay Long Thành", ông Lã Ngọc Khuê cho hay.
 
Đưa thêm con số chứng minh dự án “không đắt”, giáo sư Lã Ngọc Khuê cho rằng, hiện nay riêng vốn phát triển hạ tầng giao thông, bộ Giao thông quản lý một năm là khoảng 80.000 - 100.000 tỷ, chưa kể vốn các địa phương của Hà Nội, TP.HCM. “Chỉ riêng một tuyến đường sắt đang trình đoạn đi ngầm từ Nam Thăng Long về ngã tư Phố Huế - Trần Hưng Đạo đã là 51.000 tỷ hay tuyến đường Metro từ Bến Thành đi Suối Tiên là 54 ngàn tỉ. Trong khi, giai đoạn 1A, nhà ga Long Thành chiếm khoảng 120.000 tỷ (trong vòng 7 - 8 năm) chỉ gấp đôi 1 tuyến đường sắt đô thị.”, giáo sư Khuê so sánh.
 
"Với các dự án hàng không thì phải nói một thực tế là chỉ có 3/21 cảng hàng không đang khai thác là mang lại lợi nhuận lớn, gồm Tân Sơn Nhất (chiếm 46%), Đà Nẵng và Nội Bài. Nhưng dù các cảng khác còn gặp khó khăn mà vẫn nộp được ngân sách thì không lo chuyện doanh nghiệp không có tiền để trả nợ", Thứ trưởng khẳng định.
--------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin Tai nạn rủi ro chiều 18-10-2014: Nhiều công nhân ngất xỉu hàng loạt chưa rõ nguyên nhân

    Nhiều công nhân ngất xỉu hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
    Chiều 17.10, các cơ quan chức năng thuộc Sở Y tế Bình Dương đã đến Công ty TNHH Kỳ Phong (P.Thuận Giao, TX.Thuận An, Bình Dương, chuyên sản xuất túi xách, 100% vốn Đài Loan) để điều tra nguyên nhân công nhân ngất xỉu.
     
    Theo thông tin ban đầu, từ ngày 14 - 17.10, có tổng cộng khoảng 70 công nhân Công ty Kỳ Phong được đưa đến Phòng khám đa khoa Hưởng Phúc và Phòng khám đa khoa Hoàn Hảo (TX.Thuận An) cấp cứu trong tình trạng khó thở và bị ngất xỉu. Một số công nhân cho biết buổi sáng đi làm khi vào bên trong nhà xưởng của công ty thì hít phải mùi khí lạ, khoảng 5 phút sau họ cảm thấy chóng mặt, chân tay bủn rủn và ngất xỉu.
  • 2

    Tin trong nước chiều 18-10-2014: Quân đội Việt Trung ký ghi nhớ - Thủ tướng trả lời về căng thẳng Biển Đông

    Quân đội Việt-Trung ký ghi nhớ kỹ thuật lập đường dây liên lạc
    Ngày 17-10, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có buổi tiếp kiến Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều.
     
    Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng chuyến thăm. Phó Chủ tịch Trung Quốc tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác cùng có lợi giữa Đảng, Nhà nước và quân đội hai nước.
  • 3

    Tin Pháp luật trưa 18-10-2014: Bắt thêm một giám đốc công ty kinh doanh vàng tài khoản

    Bắt thêm một giám đốc công ty kinh doanh vàng tài khoản
     Ngày 17.10, Cục Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công an phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Phạm Kiện Trung, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư 24Gold Duệ Bác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo