Tin trong nước sáng 06-11-2014: Tiêu thụ bia rượu tăng mạnh dù kinh tế khó khăn - Kiện dân biểu được không?

  • Cập nhật : 06/11/2014
Tiêu thụ bia rượu tăng mạnh dù kinh tế khó khăn
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, dù kinh tế còn khó khăn, nhưng tình hình tiêu thụ bia rượu trên cả nước không giảm. Tính chung 10 tháng, sản xuất bia các loại ước đạt 2,56 tỷ lít, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
 
Trong đó, bia thương hiệu Hà Nội ước đạt 460,2 triệu lít (tăng 4,1%), bia thương hiệu Sài Gòn ước đạt 1,09 tỷ lít (tăng 2,8%). Hiện, các doanh nghiệp bước vào giai đoạn sản xuất và dự trữ hàng chuẩn bị cho những tháng cuối năm.
-------------------------
Gần 100 doanh nhân Ý tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Hôm 5.11, Thứ Trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Carlo Calenda đã dẫn đầu phái đoàn kinh tế Ý gồm gần 100 doanh nhân sang Việt Nam nhằm thực hiện hai nhiệm vụ song song liên quan đến cả kinh tế và chính trị.
 
Phái đoàn lần này gồm nhiều ngành sẽ tập trung vào các lĩnh vực như cơ khí và công cụ cơ khí (liên quan đến các lĩnh vực về dệt may, kim loại); năng lượng và năng lượng tái chế, dược phẩm và dược phẩm sinh học, cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cho giao thông.
 
Các cuộc thảo luận chính thức sẽ diễn ra từ ngày 22-26.11 theo như Hiệp định Đối tác Chiến lược được ký kết bởi chính phủ Việt Nam và Ý và theo sau đó là Diễn đàn kinh tế Ý-Việt Nam.
 
Trong những năm qua, Ý trở thành đối tác thương mại hàng đầu EU của Việt Nam với kim ngạch thương mai hai chiều đạt 2,53 tỉ USD vào năm 2011, tăng 38% so với năm 2010 và 2,8 tỉ USD vào năm 2012, giữ vững tăng trưởng ở mức 10%. Tại Việt Nam, xe máy và ôtô thương hiệu Ý được nhiều người yêu thích như Piaggio, Ducati, Lamborghini, Ferrari và Maserati.
Hai nước hiện cũng đang hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, thể thao, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, nhiều công ty Ý đã đặt văn phòng ở Việt Nam, trong đó có 37 công ty đầu tư trực tiếp và liên doanh tại đây.
-------------------------
Việt Nam, Slovakia thúc đẩy hợp tác thương mại
 Trong cuộc hội đàm hôm qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak nhất trí thúc đẩy nâng cao kim ngạch thương mại song phương, mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Slovakia vào các lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu như: Xây dựng hạ tầng, đường sắt, năng lượng tái tạo, công nghệ và thiết bị xử lý môi trường, chế biến thực phẩm, dược phẩm, dụng cụ y tế…
Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc và trong khuôn khổ ASEM. Ông Lajcak thông báo, Slovakia đã phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU và ủng hộ việc sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề biển Đông.
  
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cảm ơn Chính phủ Slovakia tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Slovakia sinh sống ổn định, phát huy vai trò cầu nối phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. 
 
Sau hội đàm, hai bên chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác về bảo vệ môi trường và quản lý nguồn nước giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Môi trường Slovakia.
------------------------- 

 Đại biểu Trần Du Lịch: “Chuyển giá, tôi đã cảnh báo từ Quốc hội thứ XII”

“Tôi đã cảnh báo vấn đề chuyển giá từ Quốc hội thứ XII, chứ không phải bây giờ. Bởi phương thức chuyển giá là cách mà các công ty đa quốc gia họ làm”, TS.Trần Du Lịch cho hay.
 
Bên hành lang Quốc hội sáng nay 5/11, TS.Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM , Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã trao đổi về việc có hay không chính sách đang “quá ưu ái” cho doanh nghiệp FDI.
 
Đề cập tới việc ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách của Việt Nam vẫn đang ưu đãi doanh nghiệp FDI về thuế, đất đai hơn doanh nghiệp trong nước. Ông đánh giá về ý kiến này thế nào?
 
Từ khi ta có luật doanh nghiệp thống nhất (năm 2006) thì chúng ta có một sân chơi. Vừa rồi có một số lĩnh vực nước ngoài không làm được, chỉ doanh nghiệp trong nước làm được, đó là bất động sản thì ta đang sửa Luật Bất động sản và Luật Nhà ở để mở cho nước ngoài. Nên nếu nói nước ngoài được ưu đãi hơn doanh nghiệp trong nước là không đúng.
 
Chúng ta cứ nói là ưu đãi doanh nghiệp FDI thì hãy dẫn chứng cho tôi từng chính sách cụ thể đi. Có cái nào mà thuế doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn doanh nghiệp trong nước.
 
Vấn đề là phải xem bản chất sự kiện, đúng chỗ nào, sai chỗ nào. Còn chuyện thanh tra, kiểm tra về thuế, nếu có hiện tượng bất thường nào thì ta xem lại. Còn chúng ta đừng nói là ép trong nước và ưu tiên nước ngoài. Cơ sở nào để nói thế, ưu tiên nước ngoài là ưu tiên ai?
 
Thời gian qua, chúng ta đã phát hiện ra nhiều doanh nghiệp FDI chuyển giá nhưng vẫn chưa có hình thức xử phạt nào, trong khi doanh nghiệp trong nước mà chưa kịp nộp thuế thì phạt ngay. Đây có được xem là dẫn chứng về hiện tượng ưu ái không, thưa ông?
 
Chúng ta không nên nêu quan điểm như vậy. Hiện nay chưa có ưu đãi riêng nào cho doanh nghiệp FDI cả. Cái ta gọi là chuyển giá là thủ tục mà người ta làm hợp pháp, chứ không phải là bất hợp pháp.
 
Một ví dụ phổ biến, đó là một công ty mẹ ở nước ngoài lập xí nghiệp làm ăn ở Việt Nam và công ty mẹ này lập công ty con ở chỗ khác để cung cấp nguyên liệu. Công ty con này được lập ở chỗ có thuế thu nhập rất thấp. Công ty con này mua nguyên liệu ở nước đó với giá rất cao để công ty con lập ở nước có thuế thu nhập thấp đó có lãi. Còn doanh nghiệp trong nước này họ không cần có lãi, cách làm này là hợp pháp.
 
Chuyển giá là hoạt động đầu tư nước ngoài ở trên khắp thế giới, nó đều diễn ra trường hợp đó, chứ không phải ở đây chúng ta phân biệt giữa các hoạt động trốn thuế vi phạm pháp luật với chuyển giá. Hai cái này là khác nhau. Tức là chuyển giá hợp pháp.
 
Thực ra có nhiều trường hợp kiểm tra không chặt chẽ, tức là cách họ làm chuyển giá không chặt chẽ, quá lộ liễu. Ví dụ, như nguyên liệu đó ở một xí nghiệp khác có đơn giá cùng loại là 10 đồng, nhưng nó tự nâng lên 15 đồng thì ở các nước xem xét như thế là giá vô lý.
 
Lâu nay bộ máy chúng ta kiểm tra vấn đề này chưa tốt. Tôi đã cảnh báo vấn đề chuyển giá từ Quốc hội thứ XII, chứ không phải bây giờ. Bởi phương thức chuyển giá là cách mà các công ty đa quốc gia họ làm. Tôi ví dụ như bây giờ Coca Cola không có lãi, nguồn nguyên liệu duy nhất là do công ty mẹ cấp. Với giá nguyên liệu đó thì hiện nay làm ăn không có lãi nhưng họ không cần lãi ở đây.
 
Thành ra ở đây có một chuyện thuế thu nhập càng cao thì người ta chuyển giá sang nước có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Chứ đừng nói ta ưu đãi doanh nghiệp FDI. Thật sự hiện nay cũng có phát hiện ra nhiều doanh nghiệp trong nước cũng chuyển giá hợp pháp.
 
Nói như vậy là pháp luật của mình đang tạo kẽ hở cho doanh nghiệp chuyển giá?
 
Không phải tạo kẽ hở. Luật pháp nước nào thì doanh nghiệp cũng làm sao cho thuế thấp nhất. Đó là nghệ thuật của mọi doanh nghiệp. Thậm chí ngay cả nước như Mỹ, có một đội ngũ luật sư chuyên tư vấn luật pháp làm sao cho họ có cơ cấu thuế ở mức thấp nhất.
 
Doanh nghiệp nước ngoài có những chuyên gia tư vấn cho họ một cách hợp pháp, nhưng thuế thấp nhất, vì nó còn nằm trong cả phương pháp quản trị doanh nghiệp.
 
Vậy theo ông, làm sao để hạn chế tình trạng chuyển giá hiện nay?
 
Hiện nay, Bộ Tài chính và Cục thuế đang làm, ta gọi là lộ liễu, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì ta phải xử lý. Ta kiểm tra chặt chẽ để xử lý.
 
Tôi thấy Bộ Tài chính đã phát hiện được một số nơi, thực sự người ta thấy lúc đầu dễ dãi thì họ nhờn. Thực ra, ta có thể quản lý bằng cách tính theo cách dùng giá so sánh chẳng hạn. Rồi ví dụ như hệ thống kiểm toán quốc tế lấy nhiều loại thông tin khác để đối chiếu.
 
Nói nôm na để chống chuyển giá là một vấn đề cực kỳ khó khăn và những nước đang phát triển có kinh nghiệm họ có những biện pháp để doanh nghiệp không luồn tránh được.
 
Bình Dương là một tỉnh có chính sách khá mở trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp, vậy mà lại xảy ra trường hợp của Dũng “Lò vôi” với việc đóng khu Du lịch Đại Nam. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
 
Vụ kiện đó như thế nào, bản chất vụ kiện đó ra sao tôi không được biết. thành ra tôi không thể bình luận được sự kiện đó là ép trong nước hay ép nước ngoài. Vấn đề là phải xem bản chất sự kiện, đúng chỗ nào sai chỗ nào. Hiện tượng này đang chờ Thủ tướng kết luận.
 
Cơ quan vừa phát hiện ra vụ buôn lậu vàng lớn ở biên giới lên tới 15 tấn vàng, trị giá 16 tỷ đồng. Lâu nay thị trường vàng khá yên ấm và không phát hiện ra hiện tượng buôn lâu vàng nào, thế nhưng gần đây lại có một số hiện tượng buôn lậu vàng ở biên giới, có phải vì chênh lệch vàng trong nước và thế giới đang cao?
 
Tôi không nghĩ như vậy. Việc buôn lậu vàng có thể có, tôi thấy hiện xã hội không quan tâm tới giá vàng. Đây là điểm thành công của chính sách tiền tệ trên thị trường vàng. Nói thẳng ra, chính sách tiền tệ thời gian qua là thành công nhất thể hiện qua thị trường vàng. Người dân giờ không còn quan tâm tới giá vàng. Trước đây, vàng lên xuống từng ngày, giờ người ta chẳng lo. Vàng lên xuống cũng kệ. Nền kinh tế thoát ly được vàng, đó là thành công lớn. Trước đây tôi nghi ngờ, giờ tôi khẳng định, thừa nhận thành công.
 
- Xin cảm ơn ông!
----------------------------
 Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Kiện dân biểu được không?
ĐBQH Đỗ Văn Đương phải xin lỗi, nếu không ông sẽ bị kiện ra tòa. Đó là thông điệp thấm đẫm tinh thần thiện chí của giới luật sư trong nước.
 
Các luật sư đã rất bức xúc với vị dân biểu nói trên vì nhận xét “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền” của ông. Công khai dọa kiện một vị dân biểu ở Quốc hội quả là chuyện xưa nay hiếm. Tuy nhiên, xưa nay hiếm, thì chắc gì nay mai cũng lại sẽ hiếm theo.
 
Vấn đề đặt ra là giới luật sư có quyền kiện một vị dân biểu vì phát biểu của vị này không? Câu trả lời là: Trên thế giới thì không, nhưng ở Việt Nam thì có. Đơn giản là vì ở Việt Nam các vị dân biểu chỉ có quyền miễn trừ, mà không có đặc quyền.
 
Quyền miễn trừ là quyền không bị truy tố vì các tội hình sự. Theo pháp luật Việt Nam, đây là một thứ quyền khá hạn chế vì với sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ QH thì việc truy tố vẫn có thể xảy ra. “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định” (Điều 81, Hiến pháp 2013). Đó là tất cả những gì Hiến pháp quy định về quyền miễn trừ.
 
Đặc quyền thì lại khác. Đặc quyền là quyền của các vị dân biểu không phải chịu trách nhiệm về hình sự và dân sự vì phát biểu (cũng như biểu quyết) của mình tại Quốc hội. Đặc quyền là một thứ khá xa lạ với hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của mô hình xôviết. Chính vì vậy, trong hệ thống pháp luật của nước ta, ngoại trừ trong Hiến pháp năm 1946, đặc quyền của các vị dân biểu đã không được ghi nhận.
 
(Trong Hiến pháp năm 1946, đặc quyền của các vị dân biểu được ghi nhận như sau: “Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện”- Điều 40, Hiến pháp năm 1946). Không được ghi nhận, thì có nghĩa là các vị dân biểu phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự về phát biểu của mình (thậm chí kể cả biểu quyết của mình). Chính vì vậy, các vị dân biểu ở Quốc hội, cũng như ở Hội đồng nhân dân hãy cẩn trọng khi phát biểu ý kiến!
 
Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, một số chuyên gia đã đề nghị cần phải hiến định đặc quyền của các vị dân biểu. Rất tiếc, đề nghị này đã không được tiếp nhận. Tuy nhiên, cơ hội để khắc phục thiếu sót này vẫn còn. Quốc hội đang xem xét Dự Luật Tổ chức Quốc hội. Đặc quyền của các vị dân biểu có thể đưa được vào dự luật nói trên.
 
Đặc quyền không phải chỉ là chuyện thêm quyền cho các vị dân biểu. Đặc quyền là điều kiện hết sức quan trọng để vận hành thể chế. Quốc hội sẽ rất khó vận hành trong một nền kinh tế thị trường nếu các vị dân biểu không có được đặc quyền. /.
------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo