Các nhà lập pháp Trung Quốc hôm 12/3 đã ngang nhiên đòi cấp quyền lập pháp địa phương cho cái gọi là thành phố Tam Sa được Bắc Kinh thành lập trái phép năm 2012 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hành động kể trên là bước đi nữa của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Đài TNHK dẫn tin của Tân Hoa Xã cho biết đề nghị này đã được trình lên Đoàn Chủ tịch Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) trong kỳ họp hàng năm để Ủy ban Pháp luật xem xét.
Trong các buổi thảo luận, các đại biểu quốc hội đã đề xuất xếp thành phố Tam Sa ở cấp hành chính tương tự như 284 thành phố của Trung Quốc và hội đủ điều kiện để có quyền lập pháp. Sau khi thảo luận kỹ lưỡng, Ủy ban Pháp luật đã quyết định giữ nguyên đề nghị này.
Mặc dù Việt Nam liên tiếp bác bỏ toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, hồi đầu năm nay, phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên lập "Ban Vũ trang Nhân dân" trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam.
Sau khi cho ra đời cái gọi là “Khu Cảnh bị Tam Sa” ở “thành phố Tam Sa” được thành lập phi pháp vào tháng 7/2012, Trung Quốc ngày 6/1 đã tiếp tục thiết lập đồng thời 4 “Ban Vũ trang Nhân dân.”
Hãng thông tấn Trung Tân (CNS) có trụ sở chính ở Bắc Kinh ngày 6/1 đưa tin Trung Quốc đã thành lập đồng thời 4 “Ban Vũ trang Nhân dân,” trong đó có “Ban Vũ trang Nhân dân” đảo/thị trấn Vĩnh Hưng (thực tế là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), “Ban Vũ trang Nhân dân” Thất Liên (7 hòn đảo gần nhau, đều thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “Ban Vũ trang Nhân dân” quần đảo Vĩnh Lạc (thực tế là nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Đây là một trong những tổ chức cơ sở của chính quyền ở Trung Quốc, thông thường được thiết lập ở cấp xã, phường, thị trấn, phụ trách công tác nghĩa vụ quân sự, quản lý quân nhân dự bị và động viên chiến tranh.
Bốn “Ban Vũ trang Nhân dân” này sẽ chịu sự lãnh đạo của Thị ủy Tam Sa, chính quyền thành phố Tam Sa và Khu Cảnh bị Tam Sa.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5/3, tại Hà Nội, trước câu hỏi về việc Trung Quốc xây, bồi đắp đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho phép hoạt động đồn trú và sân bay quân sự, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán.
"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa," bà Hằng nói.
Việc Trung Quốc xây dựng mở rộng trái phép công trình trên các bãi đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiệm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái đó./.
Bất chấp khuyến cáo của Tokyo, cựu Thủ tướng Hatoyama vẫn đến Crimea và tuyên bố Nhật nên công nhận quy chế của bán đảo và dỡ bỏ lệnh cấm vận Nga.
Nhật nên công nhận Crimea và dỡ bỏ trừng phạt Nga
Ngày 10-3 vừa qua, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã sang thăm bán đảo Crimea (Crimea) thuộc Nga, bất chấp khuyến cáo của Bộ Ngoại giao nước này. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã ra tuyên bố khiến chính trường Nhật “dậy sóng” là Tokyo cần công nhận quy chế của Crimea và dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga.
Cựu Thủ tướng Nhật đưa ra tuyên bố trên trong chuyến thăm Simferopol - thủ phủ của bán đảo này. Trong chuyến thăm, ông đã gặp gỡ phái viên toàn quyền của Tổng thống Nga ở Crimea là ông Oleg Belaventsev và người đứng đầu nước cộng hòa Sergey Aksenov và Chủ tịch Quốc hội Vladimir Konstantinov.
Vị cựu Thủ tướng của “đất nước mặt trời mọc” cho rằng, Nhật Bản có nghĩa vụ phải công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea bởi trong thời gian chuyến thăm, ông đã hoàn toàn tin tưởng vào sự đồng lòng nhất trí của người dân bán đảo này trong việc sáp nhập vào thành phần Liên bang Nga.
Ông Hatoyama tỏ ra không hài lòng với việc đất nước ông đang đi theo đường lối mà Washington đặt ra và cho rằng đã đến lúc Nhật Bản cần thức tỉnh và hiểu biết thực tế. Hãy để mặc các nước khác tiếp tục chính sách trừng phạt chống lại nước Nga, nhưng Tokyo phải độc lập từ bỏ chính sách này.
Trước đó, cựu Thủ tướng Hatoyama đã quyết định tiến hành chuyến thăm này, bất chấp khuyến cáo của Tokyo. Bộ Ngoại giao nước này đã khẩn khoản đề nghị ông hoãn chuyến đi với lý do, một chuyến thăm như vậy "có thể được hiểu như sự công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea".
Được biết, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama là Chủ tịch Ban tổ chức Liên hoan Văn hóa Nga thường niên sẽ khai mạc ở Tokyo vào tháng 5 tới.
Trong khuôn khổ hoạt động chuẩn bị cho liên hoan, ông Hatoyama quyết định tiến hành chuyến thăm này vì tin rằng, Tokyo đã không có thông tin đầy đủ về thực tế sự sáp nhập của Crimea vào Nga và muốn đích thân tiếp xúc với người dân trên bán đảo để xác nhận về thái độ của họ về vấn đề này.
Vào ngày cuối cùng chuyến thăm Crimea 12-3, phái đoàn Nhật Bản do cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama dẫn đầu, đã đến thăm thành phố Sevastopol. Trong 3 ngày thực hiện chuyến thăm, ông đã đi thăm và tận mắt nhìn thấy thái độ của cư dân đối với việc trở về với Nga.
Tại cuộc họp báo ngày 11-3, ông Yukio Hatoyama đã nói rằng, cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 năm 2014 đã tiến hành trong bầu không khí hoà bình, theo quy chế dân chủ, kết quả của nó biểu hiện ý chí của cư dân bán đảo Crimea là muốn trở về với Liên bang Nga.
“Tôi tin chắc rằng, cách tổ chức cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo Crimea, cách giải quyết vấn đề lãnh thổ thông qua cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ sẽ đi vào lịch sử như một trong những sự kiện quan trọng nhất thế giới.
Ông Hatoyama phê phán truyền thông Nhật không tuyên truyền sự thật
Cựu Thủ tướng Nhật nói rằng, trong cộng đồng thế giới vẫn có thể nghe thấy những lời chỉ trích cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, dường như hoạt động này mâu thuẫn với hiến pháp Ukraine.
Tuy nhiên, ông thấy rất hài lòng khi xác thực được sự thật là cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea phù hợp với pháp luật, kể cả với pháp luật Ukraine và quan trọng nhất là nó phù hợp với lòng người. Rất tiếc, các phương tiện truyền thông của Nhật Bản không nói toàn bộ sự thật về các sự kiện đã diễn ra trên bán đảo này.
Theo lời ông Hatoyama, nếu Nhật Bản không tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga, thì đã có thể giúp đỡ Crimea trong sự hồi sinh tiềm năng công nghiệp. Ngành công nghiệp của Crimea đã không phát triển trong thời gian bán đảo vào thành phần Ukraine, nhưng vẫn duy trì tiềm năng.
Nhật Bản có thể chuyển giao các công nghệ tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp, những kinh nghiệm và kiến thức của Nhật Bản sẽ có ích cho sự phát triển của bán đảo đồng thời Nhật cũng sẽ thu lợi rất nhiều trên mảnh đất tràn đầy tiềm năng mà chưa được khai phá hết này.
Cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama tuyên bố, ông sẽ sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ văn hóa và nhân văn giữa khu vực mới trong thành phần Liên bang Nga và Nhật Bản. Thông qua sự phát triển các mối quan hệ văn hóa và con người có thể tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề, bao gồm cả các vấn đề chính trị.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã chỉ trích chuyến thăm Crimea của vị cựu Thủ tướng này. "Hành vi của ông Hatoyama là hết sức thiếu thận trọng và vô cùng đáng tiếc đối với một người từng là Thủ tướng” - Thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã nói như vậy.
Mặc dù trên thực tế, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama hiện nay không thể tác động mạnh đến đường lối chính trị và các quyết định của chính phủ. Song, người dân Nhật Bản vẫn sẽ được biết ấn tượng của ông về chuyến đi Crimea, từ đó sẽ khuyến khích họ đặt câu hỏi và xem xét tình hình dưới góc nhìn khác.
Trên thực tế, đây là một phần trong những mục tiêu mà ông Hatoyama với tư cách Chủ tịch Hội hữu nghị "Nhật Bản-Nga” cần phải đạt được.
Được biết, chuyến thăm của ông Hatoyama diễn ra trong bối cảnh chính phủ Nhật đang cân nhắc cung cấp một khoản vay hàng tỷ USD cho chính quyền Kiev tái thiết đất nước, đồng thời Thủ tướng Abe cũng vừa tuyên bố, tình hình Ukraine hiện chưa cho phép xem xét tư cách thành viên G-8 của Nga.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Tokyo ngày 11-3 vừa qua, ông Abe tuyên bố, “căn cứ vào tình hình hiện nay ở Ukraine thì những điều kiện cho việc khôi phục định dạng G-8 (tức khôi phục tư cách thành viên cho Nga) còn chưa hội đủ”.
------------------------
Trung Quốc tung chiến đấu cơ sau vụ bom rơi từ máy bay Myanmar
THX đưa tin, ngày 14/3, Người phát ngôn lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Đại tá Shen Jinke cho biết nước này đã triển khai các máy bay tiêm kích để tuần tra khu vực biên giới với Myanmar...
... Sau khi một máy bay ném bom của nước láng giềng Đông Nam Á này thả một quả bom xuống tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Quốc khiến 4 người Trung Quốc thiệt mạng.
Đại tá Shen Jinke cho hay Không quân PLA hôm 13/3 đã triển khai một số phi đội máy bay tiêm kích để "theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi" các máy bay quân sự của Myanmar bay sát khu vực biên giới Trung Quốc.
Theo ông, Không quân PLA luôn đặt trong tình trạng báo động cao, duy trì theo dõi chặt chẽ tình hình trên không và tăng cường giám sát khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Ông còn nhấn mạnh lực lượng này sẽ áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường năng lực ứng phó tại khu vực biên giới này để "bảo vệ chủ quyền không phận quốc gia."
Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin 4 người tại tỉnh Vân Nam, miền Tây Nam của Trung Quốc ngày 13/3 đã thiệt mạng do bom rơi từ một chiếc máy bay chiến đấu của Myanmar.
Sự việc trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh báo về tình trạng bạo lực leo thang qua khu vực biên giới giữa hai nước.
Hãng tin Tân Hoa cho biết quả bom đã rơi trúng một ruộng mía ở thành phố Lan Thương, tỉnh Vân Nam, khiến 4 công nhân thiệt mạng và 9 người bị thương../.
------------------------