Tin thế giới tối 15-11-2014: Mỹ sẽ tạo cơ hội cho hàng triệu người nhập cư trái phép - Giải mã cái bắt tay Tập Cận Bình - Shinzo Abe

  • Cập nhật : 15/11/2014

 Mỹ sẽ tạo cơ hội cho hàng triệu người nhập cư trái phép

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ phớt lờ phản đối từ đảng Cộng hòa để đưa ra thông báo sửa đổi hệ thống thực thi luật nhập cư vào tuần tới, nhằm bảo vệ khoảng 5 triệu người nhập cư chưa được thừa nhận khỏi nguy cơ bị trục xuất và sẽ cấp giấy phép lao động cho nhiều người trong số đó.
 
Hôm qua, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Myanmar, ông Obama nói rằng, kế hoạch sẽ được thực thi trước cuối năm nay. Sử dụng quyền lực của tổng thống, ông Obama sẽ đưa ra thay đổi với 12.000 đơn vị quản lý nhập cư. Các quan chức Mỹ cho biết, hành động này sẽ cho phép nhiều bố mẹ của những trẻ em đã được thừa nhận là công dân Mỹ hoặc những người cư trú hợp pháp được cấp giấy phép lao động và không còn phải lo lắng vì nguy cơ bị phát hiện, bị chia cắt khỏi gia đình và bị trục xuất. 
 
Kế hoạch này của ông Obama có thể tác động tới 3,3 triệu người đang sống bất hợp pháp tại Mỹ trong ít nhất 5 năm. Nhưng Nhà Trắng cũng đang cân nhắc triển khai chính sách chặt chẽ hơn để hạn chế phúc lợi của những người đã sống ở nước này ít nhất 10 năm, tương đương 2,5 triệu người. 
 
Nhà Trắng cũng đang tranh luận liệu có nên mở rộng đối tượng thụ hưởng tới những công nhân nông nghiệp nhập cư trái phép vào Mỹ, nhưng đã được tuyển dụng làm việc trong ngành này nhiều năm nay. Động thái này có thể tác động đến hàng trăm nghìn người. Ngoài ra, những người nhập cư hợp pháp có trình độ kỹ thuật cao cũng sẽ được tạo cơ hội.
-------------------------
Giải mã cái bắt tay Tập Cận Bình - Shinzo Abe
 Sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giữ vẻ mặt lạnh lùng khi bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị cấp cao APEC vừa qua, đã bộc lộ những dấu hiệu về tương lai quan hệ Trung-Nhật, cũng như triết lý ngoại giao của ông Tập, trang tin Đa Chiều nhận định.
 
Theo trang tin Đa Chiều của người Trung Quốc ở hải ngoại, thông điệp thứ nhất trực tiếp nhắm đến phe cánh hữu Nhật Bản của Thủ tướng Abe. Về cơ bản, ông Tập nhắn nhủ ông Abe rằng, ông đồng ý thu xếp cuộc gặp Thủ tướng Nhật là vì lợi ích của APEC như một nguyên tắc lịch sự ngoại giao. Ông Abe không nên trông mong Trung Quốc sẽ nồng ấm với Nhật Bản chừng nào Tokyo tiếp tục phủ nhận sự thật lịch sử và thách thức yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, cụ thể là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. 
 
Thứ hai, vẻ lạnh nhạt của ông Tập còn nhằm vào dư luận trong nước. Đó là một thông điệp có ý thức chính trị rất rõ ràng tương tự quyết định chọn thị trấn Cổ Điền (tỉnh Phúc Kiến, nơi diễn ra cuộc họp lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1929) để tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quốc, nhằm khẳng định lại nguyên tắc đảng lãnh đạo quân đội. Qua cái bắt tay lãnh đạm, ông Tập muốn nói với người dân Trung Quốc rằng, ông sẽ tiếp tục hăng hái bảo vệ chủ quyền quốc gia và các lợi ích cốt lõi, Đa Chiều nhận định. 
 
Thứ ba, qua cái bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản, ông Tập muốn cho toàn thế giới thấy phản ứng của ông rằng, Trung Quốc hiện nay là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới, thể hiện sức mạnh và sự cương quyết trong việc bảo vệ các lợi ích của mình. Theo Đa Chiều, đây không chỉ là thông điệp dành cho Nhật Bản mà còn gửi đến Mỹ cũng như các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Ấn Độ, Philippines…
 
Đầu tuần này, ông Tập và ông Abe mặt đối mặt lần đầu tiên kể từ khi hai nhà lãnh đạo lên nắm quyền vào năm 2012 và 2013. Báo Anh Daily Telegraph mô tả đó là “cái bắt tay ngượng nghịu nhất giữa các nguyên thủ quốc gia” khi hai nhà lãnh đạo Trung-Nhật công khai tiếp xúc. 
 
Thái độ lãnh đạm của ông Tập khiến người ta ngạc nhiên khi Nhật Bản được cho là đã “nhượng bộ” trước thềm hội nghị APEC với nỗ lực thu xếp cho một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Bản sau hai năm đầy sóng gió giữa hai quốc gia. Trước đó, giới chức ngoại giao Trung-Nhật đã đạt được thỏa thuận 4 điểm nhằm làm giảm căng thẳng giữa hai nước.
-------------------------
Lần đầu tiên thử nghiệm đại trà thuốc chữa Ebola
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) sẽ thử nghiệm lâm sàng hai loại thuốc kháng virus và liệu pháp truyền máu trên hàng trăm bệnh nhân Ebola ở Guinea và Liberia vào tháng 12.
 
Theo CNN, đây là những thử nghiệm lâm sàng chưa từng có tiền lệ bởi các phương pháp này chưa trải qua thử nghiệm lâm sàng lâu dài trên động vật và người khỏe mạnh trước khi dùng cho người bệnh.
 
Theo bác sĩ Annick Antierans của MSF, nỗ lực hợp tác quốc tế lần này đại diện cho hy vọng tìm kiếm phương pháp chữa trị thực sự chống lại căn bệnh mà tới nay đã giết chết 50-80% người nhiễm.
 
Các đợt thử nghiệm lâm sàng ba phương pháp điều trị nói trên sẽ do 3 nhóm nghiên cứu dẫn đầu, trong đó tập trung vào việc tìm kiếm cách thức hữu hiệu chống Ebola. Khác với thông thường là bệnh nhân được chia làm hai nhóm dùng thuốc và không sử dụng thuốc để lấy kết quả so sánh, trong thử nghiệm lần này tất cả bệnh nhân đều được dùng thuốc. Sau đó, các nhà khoa học sẽ theo dõi tỷ lệ người khỏi bệnh sau 14 ngày có cải thiện so với khi không điều trị bằng thuốc hay không.
 
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên thực hiện với thuốc Brincidofovir tại một trung tâm y tế ở thủ đô Monrovia (Liberia). Brincidofovir trước đây đã được dùng cho Thomas Eric Duncan, bệnh nhân Ebola đầu tiên tại Mỹ. Tuy nhiên, người này đã tử vong tại bệnh viện Texas Health Presbyterian sau một tháng điều trị. Nhà quay phim tự do đài NBC Ashoka Mukpo, người nhiễm virus tại Liberia cũng được điều trị bằng loại thuốc này trong thời gian ở tại bệnh viện Nebraska. Anh đã hồi phục và xuất viện hồi tháng 10.
 
Loại thuốc thứ hai trong thử nghiệm lâm sàng là Favipiravir. Thuốc được dùng trên các bệnh nhân ở thị trấn Gueckedou, miền nam Guinea. Trước đó, nữ y tá Teresa Romero Ramas, bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên bên ngoài châu Phi được điều trị bằng Favipiravir và đã hồi phục. Cô chính thức xuất viện đầu tháng 11 năm nay.
 
Liệu pháp truyền máu là phương thức thứ ba trong thử nghiệm lâm sàng tháng tới, bố trí thực hiện tại thủ đô Conakry của Guinea. Truyền máu từ bệnh nhân Ebola thoát chết cho người nhiễm bệnh - dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh - là phương pháp đầy hứa hẹn được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến nghị. Theo các chuyên gia, trong huyết thanh của người nhiễm Ebola đã khỏi bệnh chứa các kháng thể có khả năng chống lại virus chết chóc này.
 
Trong số những bệnh nhân Ebola được điều trị bằng truyền máu có bác sĩ Mỹ Kent Brantly, nhân viên cứu trợ Rick Sacra và y tá Mỹ gốc Việt  Nina Phạm. Cả ba bệnh nhân đều hồi phục khỏe mạnh.
 
Công bố thử nghiệm lâm sàng được đưa ra hôm 13/11 trong bối cảnh số tử vong vì Ebola trên toàn thế giới đã vượt mốc 5.000 người.
-------------------------
Nha sĩ bất cẩn, hàng ngàn người nghi 'dính' HIV
 Sở y tế Quốc gia của Anh (NHS ) vừa phát hiện nha sĩ Desmond D’Mello, người chăm sóc cho khoảng 22 ngàn bệnh nhân trong 30 năm qua, đã không tuân thủ quy trình vệ sinh trong quá trình chữa trị, trong khi chính vị bác sĩ này bị nhiễm HIV và viêm gan B, viêm gan C.
 
Lần đầu tiên trong lịch sử, Anh đã phải mời hàng ngàn người đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm liên quan đến HIV và viêm gan B, viêm gan C.
 
Được biết, NHS đã mở các cuộc điều tra sau khi 1 đoạn clip ghi lại cảnh khám chữa bệnh tại phòng khám tồi tàn của nha sĩ Desmond D’Mello ở Nottingham được phát tán.
 
Nhân viên điều tra đã phát hiện vị bác sĩ này đã không rửa tay sau khi chữa trị cho các bệnh nhân. Tệ hơn nữa, ông này còn không hề thay găng tay và khử trùng các thiết bị y tế. Điều này có thể khiến các mầm bệnh truyền từ người này sang người khác.
 
Ông Doug Black, giám đốc NHS ở Nottingham cho biết, “ chúng tôi rất  xin lỗi về sự việc này, nguy cơ lây nhiễm là khá thấp. Tuy nhiên những bệnh nhân đã từng được nha sĩ Desmond D’Mello chữa trị nên đến các cơ sở y tế để được trợ giúp. Mọi thứ đều được miễn phí”.
 
Hiện nha sĩ này đã bị đình chỉ hành nghề.
-------------------------
Nhất trí sớm đạt được COC
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các cuộc gặp cấp cao giữa ASEAN với đối tác bế mạc chiều 13/11 tại Myanmar, đưa ra Tuyên bố Chủ tịch tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông; nhất trí phấn đấu sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông trên cơ sở đồng thuận.
 
Ngày 13/11, tại Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 2. Ảnh: TTXVN
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 cũng tiếp tục nhấn mạnh các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông, Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 về kỷ niệm 10 năm DOC và các tuyên bố liên quan của ASEAN được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24. 
 
Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 hoan nghênh kết quả tích cực trong tham vấn về thực hiện DOC và nhất trí phấn đấu sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Theo đó, các bên nhất trí thúc đẩy tham vấn với Trung Quốc về các biện pháp và cơ chế nhằm đảm bảo và thúc đẩy việc triển khai đầy đủ và hiệu quả toàn bộ DOC và sớm đạt được COC, đề nghị triển khai thêm các biện pháp “thu hoạch sớm” nhằm tăng cường lòng tin ở khu vực.
 
Tuyên bố cũng bày tỏ quan ngại về tình hình trên biển Đông, tái khẳng định các cam kết chung về đảm bảo giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không đe dọa hay sử dụng vũ lực, thực hiện kiềm chế và không được có các hoạt động gây phức tạp thêm tình hình, hay mở rộng gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tuyên bố tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của các cam kết chung của các nước thành viên ASEAN đối với hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải và lòng tin chung trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tạo dựng các điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp.
 
Thúc giục Trung Quốc đẩy mạnh tuân thủ luật quốc tế
 
Phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc diễn ra trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN và Trung Quốc cần đẩy mạnh những nỗ lực nhằm tuân thủ luật pháp quốc tế. Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc DOC, nhất là thực hiện Điều 5 của tuyên bố này, không có hành động làm phức tạp thêm, mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng; xúc tiến thương lượng thực chất để sớm đạt được COC có tính ràng buộc, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông. 
 
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc hoan nghênh tiến trình hợp tác và thúc đẩy sáng kiến của Trung Quốc trong khuôn khổ 2 + 7, theo đó, nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác hiện có và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên. Hai bên đề nghị thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực trọng tâm, thực hiện hiệu quả cam kết trong khuôn khổ tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc, phấn đấu đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 500 tỷ USD vào năm 2015. ASEAN đánh giá cao việc ASEAN, Trung Quốc và các đối tác khác thúc đẩy Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
 
Hướng tới xây dựng cộng đồng Đông Á
 
Cũng trong chiều qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN + 3. Các nước ASEAN và 3 nước đối tác Đông Bắc Á nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường, mở rộng quan hệ ASEAN + 3 vì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực, hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng Đông Á trong tương lai, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm của cấu trúc khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, các nước nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác ASEAN + 3 giai đoạn 2013-2017 và đẩy mạnh nghiên cứu triển khai khuyến nghị của nhóm Tầm nhìn Đông Á 2 trên các lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Lãnh đạo các nước ASEAN + 3 tái khẳng định cam kết ứng phó các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các giá trị, chuẩn mực chung, nguyên tắc luật pháp. 
 
Lãnh đạo các nước cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề biển Đông. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở biển Đông, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Theo đó, cần đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, DOC và sớm đạt được COC. 
 
Mỹ khẳng định tiếp tục hỗ trợ ASEAN
 
Chiều qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 2. Lãnh đạo Mỹ khẳng định tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển. Mỹ khẳng định chính sách gắn kết lâu dài với Đông Á và ASEAN, coi ASEAN là ưu tiên chiến lược và một trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực, ủng hộ xây dựng cấu trúc khu vực mà ASEAN đóng vai trò trung tâm. Mỹ cũng khẳng định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và ASEAN, mong muốn hai bên phối hợp và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác khu vực. Hội nghị thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Mỹ về hợp tác chống biến đổi khí hậu. 
 
Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 9 diễn ra sáng 13/11 với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Úc Tony Abbott và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Tại hội nghị, các nước đều khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác Đông Á và trong cấu trúc khu vực. Hội nghị đánh giá cao các tiến bộ trong đàm phán đối tác kinh tế toàn diện cũng như sáng kiến do Việt Nam và Úc đồng bảo trợ về phòng chống sốt rét ở châu Á - Thái Bình Dương. Vấn đề căng thẳng trên biển Đông từ đầu tháng 5 đến nay cũng được các lãnh đạo đề cập trong hội nghị này. 
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo