Tin thế giới sớm 21-10-2014: IS đã 'tẩy não' hàng trăm trẻ em thế nào?

  • Cập nhật : 21/10/2014

 IS đã 'tẩy não' hàng trăm trẻ em thế nào?

Để tăng cường binh lính, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS dọc Iraq và Syria đã bắt cóc rất nhiều trẻ em trai để "tẩy não" và huấn luyện thành binh lính chiến đấu dự bị.

Bắt cóc hàng loạt...

Trong cuộc phỏng vấn tại khu tị nạn của người dân thị trấn Kobani vùng biên giới Syria, 6 gia đình ở đây đã kể cho phóng viên về câu chuyện con trai họ đã bị IS bắt cóc ra sao. Theo lời kể, 149 học sinh bị bắt cóc tại một điểm kiểm soát hôm 29/5 khi đang vui vẻ trên đường về nhà sau kỳ thi kéo dài 17 ngày tại thành phố Aleppo. Bỗng nhiên, những tay súng đeo mặt nạ xuất hiện, chúng tách con trai và con gái riêng biệt, bắt 149 học sinh người Kurd tới nhà thờ Hồi giáo tại Minbij - cách thị trấn Kobani một giờ lái xe.

Ông Hamid, ở thị trấn Kobani, có con trai là một trong số 149 học sinh nói trên cho biết, sau hơn một tuần không thấy con trở về, ông cũng như các bậc cha mẹ khác vô cùng hoảng loạn và lo sợ. Tình cờ, một người bạn phát hiện IS có để một số điện thoại liên lạc trên mạng. Ông Hamid lập tức gọi ngay số điện thoại đó. Thủ lĩnh IS đưa điện thoại cho một cậu bé 13 tuổi nghe. Cậu bé này vô cùng sợ hãi, khóc không ngớt. “Tôi cố trấn an cháu bé nhưng cuối cùng tôi cũng khóc theo vì thấy bản thân bất lực”, ông Hamid nói.

Vài giây sau, một thủ lĩnh IS lấy lại điện thoại, ra điều kiện: "Những đứa trẻ này chỉ được thả khi nhóm chiến binh IS bị bắt giữ được trả tự do". Tuy nhiên, ông Hamid giải thích, ông và các gia đình khác đều thuộc tầng lớp nghèo khó, không có tiếng nói nên không thể đáp ứng yêu cầu này, đồng thời cầu xin hãy thả bọn trẻ. Tuy nhiên, tên thủ lĩnh lạnh lùng đáp: “Nếu những chiến binh IS không được thả trong vòng một tuần, chúng tôi sẽ giết bọn trẻ, từng đứa, từng đứa một”. Rốt cuộc, bọn trẻ không bị giết. Thay vào đó, chúng bị IS "tẩy não".

... “tẩy não” rồi thả về

Sau khoảng 5 tháng, tuần trước, một số nam sinh được thả. Ông Hamid cho hay, như thể chúng mắc bệnh tâm thần. Bọn trẻ suốt ngày cầu nguyện, không nói chuyện với ai và cư xử kỳ lạ. Con trai tôi nói với bố mẹ rằng nếu không cầu nguyện, sớm muộn gì họ cũng bị chiến binh giết, đồng thời, yêu cầu chị gái và mẹ phải đeo khăn trùm mặt vì như vậy mới là những phụ nữ “đoan chính”.

Theo lời kể, những đứa trẻ phải ngồi nghe giảng hàng giờ về Hồi giáo cực đoan. Trong đó, phụ nữ bắt buộc phải che mặt, cấm uống rượu và nghe nhạc, cuộc sống trên trái đất này hoàn toàn không có nghĩa lý và giết ngay những kẻ ngờ vực là cách để được tới thiên đường. Một học sinh 15 tuổi kể lại: “Họ dạy bọn cháu: Đó là trách nhiệm của các chiến binh”.

Hơn nữa, cứ cách vài ngày, IS ép bọn trẻ xem những video mỗi lần một man rợ hơn về cảnh chặt đầu, hoạt động liều chết và giết người. Chỉ cần một lỗi nhỏ như không thuộc kinh Koran hay uống nước khi chưa được cho phép, chúng sẽ bị đánh đập bằng đủ loại dây cáp vào lưng, vào chân. Một nhóm trẻ có ý định bỏ trốn bị hành hạ hàng giờ. Một học sinh bị đánh tới nỗi không thể đi lại trong 10 ngày. Sau mỗi lần bị đánh, bọn trẻ được một người châu Âu tóc nâu thường được chiến binh gọi là “bác sĩ người Anh” chữa trị.

“Tôi chắc chắn, chúng muốn bọn trẻ gia nhập nhóm chiến binh. Con trai tôi lúc nào cũng hỏi tại sao bố mẹ không cầu nguyện. Tôi rất buồn, sợ hãi và mất hết hy vọng”, ông Abu Azad, 54 tuổi có con trai 13 tuổi bị IS đánh thậm tệ trong thời gian giam giữ cho biết.

-------------------------------

Tình báo Đức tuyên bố đã tìm ra thủ phạm bắn rơi MH17

Hôm 19/10, Cơ quan tình báo nước ngoài BND của Đức lần đầu tiên công bố thông tin khẳng định đã tìm ra lực lượng chịu trách nhiệm trong vụ chiếc máy bay MH17.
 
Theo Reuters, ông Gerhard Schindler, giám đốc BND khẳng định, lực lượng nổi dậy thân Nga ở Ukraine đã bắn rơi chiếc MH17 bằng loại tên lửa đất đối không Buk (do Nga sản xuất) cướp được từ lực lượng quân đội Chính phủ Ukraine. “Đó chính là lực lượng quân ly khai thân Nga”, tờ báo Der Spiegel (Đức) trích lời ông giám đốc BND. 
 
Theo ông Gerhard Schindler, kết luận này rút ra từ việc phân tích từ vệ tinh và các bức ảnh khác. Tuần báo Speigel cũng dẫn lời ông này khẳng định việc phía Nga tuyên bố máy bay bị lực lượng quân đội Ukraine bắn rơi cũng như thông tin nói rằng có một máy bay chiến đấu của Ukraine bay gần với chiếc máy bay của Hàng không Malaysia tại thời điểm xảy ra tai nạn là không đúng.
 
Ông Gerhard Schindler cho rằng các bức ảnh chụp của Ukraine về vụ tai nạn đã bị “thao túng”, tuy nhiên, ông lại không chỉ rõ những tấm ảnh đó chụp gì và ai đã đưa ra hay chỉnh sửa chúng. Ông Andrei Purgin, phó thủ tướng Cộng hòa nhân dân Donetsk ngay lập tức bác bỏ điều này.
 
Sau khi vụ tai nạn máy bay MH17 bị bắn rơi ngày 17/7, Kiev và phương Tây từng cho rằng chiếc máy bay bị lực lượng ly khai ở Ukraine bắn rơi bằng loại tên lửa đất đối không BUK do Nga cung cấp. Tuy nhiên, những cáo buộc đó đã bị phía Nga bác bỏ.
 
Chính phủ Hà Lan (quốc gia có tới 2/3 số nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay MH17) đã có hai cuộc điều tra độc lập về nguyên nhân vụ việc, song tới giờ vẫn chưa khẳng định được rõ bên nào phải chịu trách nhiệm.
----------------------
Ngư dân Trung Quốc cầm dao đe dọa khi bị bắt vì đánh cá lậu
 
“Họ kháng cự rất quyết liệt, sẵn sàng cầm dao hoặc vỏ chai bia chống trả chúng tôi”, một cảnh sát biển Hàn Quốc kể về những lần bắt ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép.
 
Hàng trăm ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá lậu ở biển Hoàng Hải mỗi năm. Số liệu của chính phủ cho biết cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ 1.586 tàu cá Trung Quốc từ năm 2011 đến tháng 7/2014.
 
Sĩ quan tuần duyên Park Se Cheol là người thường xuyên tham gia những vụ bắt tàu cá và ngư dân Trung Quốc. “Họ kháng cự rất quyết liệt. Công việc của tôi ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Mỗi lần đi làm nhiệm vụ, tôi đều tự hỏi: ‘Có khi nào mình không sống sót qua hôm nay không’”, sĩ quan Park kể trên Nhật báo JoongAng.
 
Hồi năm 2011, một ngư dân Trung Quốc đã đâm chết một cảnh sát biển Hàn Quốc trong lúc lực lượng này truy bắt tàu cá đánh bắt trái phép.
 
Theo sĩ quan Park, vì ngư dân Trung Quốc ngày càng hung hãn buộc lực lượng Hàn Quốc phải nổ súng trấn áp.
 
Sự cố gần nhất xảy ra vào ngày 10/10, khi một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng trong lúc bị tuần duyên Hàn Quốc truy đuổi và nã đạn vì đánh cá trái phép gần đảo Wangdeung, tỉnh bắc Jeolla.
 
Tuần duyên Hàn Quốc khẳng định họ nổ súng vì các ngư dân Trung Quốc trên tàu dùng bạo lực cản trở họ thi hành nhiệm vụ. Họ cũng bắt 19 ngư dân và cáo buộc 6 người trong nhóm này tội cố ý gây thương tích.
 
Bắc Kinh đã phản đối gay gắt trước việc “một công dân thiệt mạng vì hành vi bạo lực của đơn vị hành pháp Hàn Quốc", đồng thời yêu cầu Seoul mở một cuộc điều tra toàn diện.
----------------------
Cướp biển ở Đông Nam Á nguy hiểm nhất thế giới
Thực hư vụ tàu Sunrise 689 của Việt Nam bị cướp hàng ngàn tấn dầu đang được cơ quan chức năng làm rõ song một dạng tội phạm mới có tổ chức, khác xa cướp biển Somalia.
 
Ngày 14/6, tàu Ai Maru đăng ký tại Honduras chở 1.520 tấn dầu MGO chạy từ Singapore đến vịnh Thái Lan. Khi tới vùng biển phía Đông bán đảo Malaysia, Ai Maru bị 7 tên cướp đi 3 canô cao tốc bất ngờ tấn công lúc 20h30. Trang bị súng ngắn và mã tấu, bọn cướp uy hiếp bắt trói 13 thuyền viên, phá hủy toàn bộ thiết bị liên lạc rồi cướp tiền bạc, điện thoại di động, laptop… Song, mục tiêu chính của chúng là cướp 620 tấn dầu bơm sang một chiếc tàu nhỏ. Trên thị trường chợ đen, số dầu này trị giá khoảng 550.000 USD.
 
Chỉ cướp hàng hóa, không bắt cóc con tin
 
Trước khi bị khống chế, thuyền trưởng tàu Ai Maru đã kịp cấp báo Trung tâm Chia sẻ thông tin (ISC) thuộc Hiệp định Hợp tác vùng phòng chống cướp có vũ trang tàu biển ở châu Á (ReCAAP, trụ sở đặt tại Singapore). Khi 2 tàu tuần tra của hải quân Singapore và Hoàng gia Malaysia đến giải cứu Ai Maru lúc 0h45 ngày 15/6, bọn cướp đã cao chạy xa bay.
 
Đây là lần thứ hai, tàu Ai Maru gặp cướp. Ngày 5/6/2012, nó từng bị cướp hụt một lần ở gần vị trí bị tấn công mới đây, nhờ sự can thiệp kịp thời của lực lượng hải quân trong vùng nên mới thoát nạn.
 
Vụ cướp nêu trên là ví dụ điển hình của một dạng cướp mới đang có xu hướng phát triển ở vùng eo biển Singapore và Malacca, một trong những đường hàng hải thương mại nhộn nhịp nhất thế giới. Nó không giống những vụ tấn công tàu chở hàng của bọn cướp Somalia ở chỗ không bắt cóc con tin đòi tiền chuộc mà chỉ cướp hàng hóa bán lấy tiền.
 
Tàu tuần tra Singapore và Malaysia tiếp cứu tàu chở dầu Ai Maru tại hiện trường vụ cướp.
 
Bọn cướp biển ở Đông Nam Á cũng không phải là dân làng chài nghèo như cướp biển Somalia - vốn sống không nổi với ngư trường bị tàu cá nước ngoài xâm chiếm. Theo các chuyên gia, chúng là những công ty tội phạm có tổ chức, có mạng lưới gián điệp tinh vi, sở hữu đội tàu hàng riêng, khi ra tay có phối hợp nhịp nhàng với nhau từ khâu đánh cướp tới tiêu thụ hàng hóa.
 
Ông Richard Phillips - cựu thuyền trưởng tàu chở dầu Maersk Alabama, từng bị cướp biển Somalia bắt để đòi tiền chuộc năm 2009, nhận định: “Những vụ cướp ở vùng Sừng châu Phi đã giảm nhiều vì tàu chiến của lực lượng chống cướp biển quốc tế hiện diện dày đặc. Ngược lại, cướp biển ở Đông Nam Á lại đang lộng hành. Trong đó, vùng biển Indonesia trở thành một mục tiêu yêu thích của bọn cướp bởi ở đây có nhiều tàu chở nhiên liệu”.
 
Tấn công tàu chạy chậm, mạn thấp
 
Dưới góc độ kinh doanh, sự bùng nổ những vụ cướp tàu ở Đông Nam Á có nhiều nguyên nhân. Mỗi năm, 1/3 tàu hàng thế giới đi qua eo biển Singapore và Malacca. Hầu hết dầu thô chở từ vịnh Ba Tư đến các nền kinh tế lớn châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đi theo hải trình này. Hàng hóa mua bán giữa châu Âu và Trung Quốc cũng đi theo con đường đó.
 
Chỉ tính riêng Singapore,  khoảng 130.000 tàu hàng đến đảo quốc nhỏ bé này hàng năm, nghĩa là trung bình cứ 4 phút lại có một tàu hàng đi qua eo biển Singapore mà chỗ rộng nhất chỉ 3 km.
 
Nói chung, phần lớn tàu hàng đến Singapore không gặp trở ngại nào. Eo biển Singapore dù chật chội cũng chưa đến nỗi có nguy cơ phải đóng cửa. 
 
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất ở đây là nạn cướp biển đang gia tăng từng năm.
 
 Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2013, vùng biển này có 125 vụ cướp tàu, tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Trong khi đó, cùng thời gian, các vụ cướp tàu ở vùng Sừng châu Phi giảm từ 197 xuống còn 13 vụ.
 
Đó là một con số khiêm tốn so với thực tế. Rất nhiều vụ cướp không được báo cáo vì các chủ tàu sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, nhất là về mặt an ninh, dù họ chịu những tổn thất không hề nhỏ. Theo ước tính của Tổ chức Thương thuyền Mỹ, những vụ cướp biển trên toàn cầu khiến các hãng tàu thiệt hại từ 4,9 tỷ đến 8,3 tỷ USD. Trong đó, phân nửa vụ cướp tàu xảy ra ngoài khơi Indonesia, Singapore và Malaysia.
 
Tổn thất bao gồm mất mát hàng hóa, đóng phí bảo hiểm ngày càng cao, chưa kể phải trả phụ cấp “môi trường độc hại” cho thuyền viên, phí kiện tụng. Do cướp biển vùng Đông Nam Á thường tấn công tàu chạy chậm và mạn thấp, các chủ hãng phải tăng các loại chi phí giúp tàu chạy nhanh hơn để phòng tránh.
 
Thuyền trưởng Jon Helmick, thuộc Tổ chức Thương thuyền Mỹ, cho biết tốc độ thông thường của tàu chở dầu loại khủng là 12,8 hải lý/giờ, muốn tăng lên 17,9 hải lý/giờ thì phải chi thêm 88.000 USD/ngày tiền dầu. Đương nhiên, người gánh chịu cuối cùng chi phí cộng thêm này không ai khác chính là người tiêu dùng. Theo số liệu của Tổ chức Hàng hải quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc, 90% hàng hóa trao đổi bằng đường biển. Người tiêu dùng đã phải trả thêm những chi phí không đáng có do hậu quả của những vụ cướp làm tăng chi phí chuyên chở hàng hóa mà họ không hề hay biết.
-----------------------
Nội các Nhật Bản lao đao vì bê bối
Bộ trưởng Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản - người được kỳ vọng trở thành nữ thủ tướng đầu tiên - sẽ sớm nộp đơn từ chức vì bê bối sử dụng sai mục đích quỹ chính trị.
 
Việc Bộ trưởng Kinh tế, thương mại và công nghiệp Yuko Obuchi từ chức là một cú đòn nặng giáng vào uy tín của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm.
 
Theo các báo Nikkei và Sankei, bà Obuchi, 40 tuổi, sẽ nộp báo cáo điều tra các vụ chi tiêu sai mục đích quỹ chính trị và cả đơn từ chức cho ông Abe trong hôm nay 20/10. Kyodo cũng khẳng định bà Obuchi đã nói với những người thân cận là sẽ từ chức. Nếu việc này diễn ra, đây là lần đầu tiên một bộ trưởng nội các từ chức kể từ khi ông Abe lên nắm quyền hồi tháng 12/2012.
 
Thông tin về vụ bê bối của bà Obuchi xuất hiện từ giữa tuần trước. Hôm qua, Đài truyền hình NHK đưa tin hai quỹ chính trị của bà Obuchiđã chi tới 43 triệu yen (400.000 USD) mua vé xem nhạc kịch cho những người ủng hộ bà từ năm 2009-2011.
 
Hai tổ chức này không giữ thông tin về các khoản chi trong năm 2012. Một quỹ chính trị khác của bà Obuchi sử dụng 3,8 triệu yen (35.550 USD) mua hàng hóa từ các cửa hàng thời trang của em gái và em rể bà từ năm 2009-2012.
 
Hàng loạt bê bối
 
Giới quan sát nhận định việc bà Obuchi từ chức sẽ tạo cơ hội cho đảng đối lập mở chiến dịch tấn công các bộ trưởng trong nội các ông Abe. Khi cải tổ nội các hôm 3/9, ông Abe đã bổ nhiệm 5 phụ nữ vào các chức vụ quan trọng với mục tiêu thúc đẩy vai trò của nữ giới đối với nền kinh tế.
 
Tuy nhiên, cả 5 người đều dính bê bối trong thời gian qua. Bộ trưởng Tư pháp Midori Matsushima bị buộc tội vi phạm luật vận động bầu cử khi phân phát quạt giấy in hình và tên tuổi bà cho các cử tri. Bà Eriko Yamatani, chủ tịch Ủy ban An toàn công quốc gia (NPSC), bị chỉ trích có quan hệ với tổ chức cực hữu, phân biệt chủng tộc Zaitokukai, chuyên phản đối và quấy rối người Triều Tiên sống ở Nhật.
 
Cả Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi và Bộ trưởng Bình đẳng giới Haruko Arimura đều bị mang tiếng có quan điểm bảo thủ về các vấn đề giới tính và quá tôn thờ ngôi đền Yasukuki gây tranh cãi, nơi thờ 2,5 triệu người Nhật chết trong chiến tranh, bao gồm một số tội phạm chiến tranh.
 
Trước tuần qua, chỉ bà Obuchi được xem là hoàn toàn trong sạch và có uy tín cao. Bà là con gái của cố thủ tướng Keizo Obuchi. Với ngoại hình tươi sáng, bà được đánh giá là một ngôi sao đang lên trên chính trường Nhật. Báo Japan Times cho rằng Thủ tướng Abe rất khó kiếm được một bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp tốt hơn bà Obuchi.
 
Ngay sau khi lên nắm quyền, bà Obuchi được giao nhiệm vụ đầy khó khăn là thuyết phục công chúng ủng hộ kế hoạch khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động sau thảm họa tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011, để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như dầu và than. Ông Abe từng công khai ý định tái khởi động các lò phản ứng vào đầu năm 2015. Bê bối của bà Obuchi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch này.
 
Thời điểm nhạy cảm
 
Các nhà quan sát cho rằng việc bà Obuchi phải ra đi cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ trương tăng số lượng phụ nữ Nhật đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo tới 30% vào năm 2020.
 
Khảo sát của Đài truyền hình NHK hôm 14/10 cho thấy 52% người dân Nhật ủng hộ chính quyền Thủ tướng Abe. Khoảng 54% đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong xã hội mà ông Abe theo đuổi. Việc tỉ lệ ủng hộ của chính quyền Abe luôn được duy trì ở mức cao kể từ cuối năm 2012 một phần nhờ việc nội các hầu như không có bê bối nào. Nhưng nay tình hình đã thay đổi.
 
Việc bà Obuchi phải từ chức diễn ra trong thời điểm đầy thử thách đối với chính quyền ông Abe. Báo chí Nhật cho biết người dân nước này bắt đầu nghi ngờ tính hiệu quả của các chính sách kinh tế mà ông Abe áp dụng, được gọi là Abenomics.
 
Nói một cách đơn giản, kế hoạch kinh tế của ông Abe bao gồm bơm tiền vào thị trường tài chính, tăng chi tiêu ngân sách và cải tổ cơ cấu để mở rộng tăng trưởng. Abenomics đã giúp tăng giá chứng khoán ở Tokyo và giảm giá đồng yen so với đồng USD, theo lý thuyết sẽ có lợi cho xuất khẩu của Nhật.
 
Nhưng chi phí nhập khẩu tăng, đặc biệt là xăng dầu, đã đánh vào sức mua của người tiêu dùng Nhật. Trong khi đó, xuất khẩu không tăng cao như kỳ vọng. Vào tháng 12, ông Abe sẽ phải ra quyết định khó khăn là có tăng thuế tiêu dùng lên 10% hay không. Việc lựa chọn người thay thế bà Obuchi cũng là thử thách lớn, bởi nhân vật kế nhiệm bà sẽ phải quyết định có tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân hay không.
--------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo