Tin thế giới chiều 26-11-2014: Bàn tay Bắc Kinh trong bầu cử Đài Loan - Cựu thủ tướng Thái Lan: Bà Yingluck sắp bị luận tội

  • Cập nhật : 26/11/2014
 Bàn tay Bắc Kinh trong bầu cử Đài Loan
Chính quyền Trung Quốc đang khéo léo khuyến khích người Đài Loan ở Đại lục về quê đi bầu ngày 29.11, nhằm tăng phiếu ủng hộ cho phe Quốc dân đảng (KMT) thân Bắc Kinh.
 
Khoảng 18,5 triệu cử tri Đài Loan vào thứ bảy này sẽ đi bầu để chọn ra 11.000 quan chức các cấp, bao gồm cả thị trưởng của 6 thành phố lớn ở hòn đảo 24 triệu dân. Trao đổi với Thanh Niên Online, nhà báo Lục Tâm Hối ở Đài Bắc nhận định rằng Đảng dân chủ cấp tiến (DPP) đối lập nhiều khả năng sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử này.
 
“DPP gần như cầm chắc ghế thị trưởng ở các thành phố Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam”, nữ nhà báo này cho hay. Riêng ở thành phố Đài Bắc, theo cô Lục, DPP không có ứng viên ghế thị trưởng. Nhưng truyền thông địa phương dự đoán chiến thắng sẽ thuộc về ứng viên độc lập - bác sĩ Ko Wen-je, thay vì Sean Liên, con trai trưởng của cựu phó lãnh đạo Đài Loan, cựu Chủ tịch KMT Liên Chấn vốn thân cận với Bắc Kinh.
 
“Nếu bác sĩ Ko chiến thắng, đó cũng được coi như là thắng lợi của DPP. Giới trẻ chẳng ai ưa nhà họ Liên, chưa kể Sean Liên chả có kinh nghiệm gì”, nhà báo Lục cho biết.
 
Cùng nhận định về khả năng chiến thắng của DPP, báo Straits Times (Singapore) ngày 25.11 bình luận: “Nhận thấy rằng thành phần ưa chuộng độc lập vốn ủng hộ DPP có khả năng thắng thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Đài Loan, một Bắc Kinh đầy lo lắng đang ra sức khuyến khích cộng đồng người Đài ưa Trung Quốc đang sống ở Đại lục về quê đi bầu”.
 
Hiện có khoảng 3 triệu công dân Đài đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc. Các nhà phân tích tính toán khoảng 2/3 doanh nhân Đài ở Đại lục có xu hướng ủng hộ KMT, theo Straits Times. Và “độc chiêu” khuyến khích của Bắc Kinh là giảm một nửa giá vé máy bay cho những công dân Đài về quê để bỏ phiếu.
 
Những ai muốn mua vé giảm giá thì đăng ký với Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Đại lục được hậu thuẫn trực tiếp bởi Văn phòng sự vụ Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh. “Chiến dịch vận động cử tri Đài về quê bỏ phiếu cho thấy sự bất an của Bắc Kinh” trước tình hình chính trị ở Đài Loan, Straits Times nhận định.
 
Một chiến thắng cách biệt nghiêng về DPP sẽ đe dọa lợi ích mà Bắc Kinh có được từ mối quan hệ với chính quyền Đài Loan do lãnh đạo Mã Anh Cửu thuộc KMT cầm quyền 6 năm qua. Mặc khác, điều đó cũng sẽ làm gia tăng làn sóng chống KMT trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 tới, Straits Times giải thích về tính toán của Bắc Kinh trước nội tình của Đài Bắc.
 
“Mua phiếu”
 
Doanh nhân Đài Loan Vương Cúc Trần, 63 tuổi, hiện là chủ một nhà máy chế biến nhôm ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cho biết giá vé máy bay khứ hồi từ thành phố Thâm Quyến về thành phố Đài Nam quê ông bình thường có giá 2.200 nhân dân tệ (NTD).
 
Nhưng lần này ông hoàn toàn có thể mua vé với giá 1.100 NTD thông qua Hiệp hội doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ở Đại lục để về quê bỏ phiếu. Tuy nhiên, “Tôi thấy việc trợ giá vé máy bay chả khác nào mua phiếu cử tri. Vậy nên, tôi thà trả nguyên giá vé cho chính mình”, ông Vương nói.
 
Ông này nằm trong số ít doanh nhân Đài không phục Bắc Kinh. Ông cũng cho biết ông ủng hộ DPP với mục tiêu độc lập khỏi Đại lục.
 
Bên cạnh việc “mua phiếu” bằng cách trợ giá vé máy bay, Straits Times trích lời các học giả nói rằng “Bắc kinh đã lặng lẽ dùng quan hệ cá nhân với những doanh nhân, lãnh đạo có uy tín để tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử ngày 29.11 đối với quan hệ Đài – Trung”.
 
Nhà báo Lục Tâm Hối cũng thừa nhận với Thanh Niên Online về điều này. “Bắc Kinh ngày càng tinh vi hơn trong chiến dịch can thiệp vào bầu cử ở Đài Loan”, cô nói thêm.
 
Cô cũng kể rằng, hồi năm 1996, khi Đài Loan tiến hành bầu cử lãnh đạo lần đầu tiên, Bắc Kinh đã đem tên lửa đặt sát vùng biển xứ Đài nhằm đe dọa cử tri và “nhắc nhở” họ bỏ phiếu cho ứng viên Lý Đăng Huy mà Trung Quốc “chống lưng”.
 
Giáo sư khoa chính trị thuộc đại học Văn hóa Trung Quốc ở Đài Bắc George Tsai, một nhân vật có chủ trương ủng hộ thống nhất Trung-Đài, cũng thừa nhận cách can thiệp của Bắc Kinh ngày nay “thận trọng và kỹ xảo hơn” hồi 1996.
 
Tuy nhiên, theo nhà báo Lục Tâm Hối: “Tôi vẫn nghi ngờ hiệu quả của việc giảm giá vé máy bay của Bắc Kinh”. “Tôi quen rất nhiều doanh nhân Đài ở Đại lục vốn chẳng ưa gì KMT. Không chừng, họ lại mua được vé giá rẻ để về bỏ phiếu cho DPP”, nữ nhà báo mỉa mai.
-------------------------
Nga thiệt hại 140 tỉ USD mỗi năm
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 24-11 cho biết nước Nga mất khoảng 140 tỉ USD một năm vì giá dầu giảm và vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
 
Phát biểu tại một diễn đàn tài chính và kinh tế thế giới tại Moscow, theo BBC, ông Siluanov thông tin rằng giá dầu giảm khiến Nga thất thoát 100 tỉ USD một năm trong khi các lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ khiến Nga thiệt hại 40 tỉ USD.
 
Các báo cáo hôm 24-11 chỉ ra rằng Nga có thể sẽ cắt giảm sản lượng dầu xuống khoảng 300.000 thùng một ngày trong nỗ lực trợ giá dầu.
 
Thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang nhóm họp tại Viena tuần này và sẽ thảo luận về việc giá dầu giảm.
 
Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nói rằng nước Nga có thể chịu “những hậu quả thảm khốc” từ các biện pháp trừng phạt, bao gồm việc giảm giá dầu và đồng rúp của nước này.
 
“Thế giới hiện đại phụ thuộc lẫn nhau. Không có gì đảm bảo rằng lệnh trừng phạt, sự giảm giá dầu và sự mất giá của tiền tệ quốc gia sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực hoặc những hậu quả thảm khốc chỉ cho mỗi chúng tôi”, ông Putin nhìn nhận với hãng thông tấn TASS.
 
Theo CNN, liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt những biện pháp trừng phạt trong lãnh vực thương mại lên Nga trong năm nay sau khi Nga thể hiện vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine.
 
Nga cũng đã đáp trả bằng một số biện pháp như cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm từ các quốc gia phương Tây, gây tổn hại đến nhiều nhà xuất khẩu thực phẩm tại châu Âu.
-------------------------
Cựu thủ tướng Thái Lan: Bà Yingluck sắp bị luận tội
Chủ tịch NLA Phonpetch Wichitchonlachai cho biết phiên luận tội dự kiến diễn ra vào ngày 27 và 28-11. Ông Phonpetch nhấn mạnh việc luận tội bà Yingluck và 2 cựu quan chức kể trên phù hợp với Điều 6 của Hiến pháp tạm thời 2014 và Điều 64 của Luật chống tham nhũng ban hành năm 1999.
 
Hai ông Nikom và Somsak sẽ bị chất vấn ngày 27-11, còn bà Yingluck vào ngày 28-11. Cựu Thủ tướng Thái Lan dính cáo buộc thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá lúa gạo khiến đất nước thiệt hại hàng triệu USD, trong thời gian bà chủ trì Ủy ban chính sách lúa gạo quốc gia.
 
Riêng ông Nikom và Somsak bị Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia Thái Lan (NACC) kết tội vi phạm Hiến pháp năm 2007 vì thay đổi một số điều lệ liên quan đến thành phần của Thượng viện.
 
Đề cập đến thông tin muốn ra tranh cử quốc hội vào năm sau, bà Yingluck bác bỏ và tiết lộ đang tập trung chăm sóc con trai Nong Pike. Bà cũng khẳng định con đường chính trị tương lai của mình không chắc chắn vì nó đã nằm ngoài tầm kiểm soát, theo báo Bangkok Post.
 
Trong trường hợp bị NLA buộc tội, bà Yingluck có thể đối mặt lệnh cấm tham gia chính trường 5 năm. Vị cựu thủ tướng xinh đẹp cho biết bà sẽ xem xét hoạt động xã hội nếu sự nghiệp chính trị kết thúc.
 
Ngày 25-11, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha đe dọa rút lại đặc quyền cho phép bà Yingluck đi du lịch ở nước ngoài. Ông Prayut tuyên bố: “Chúng tôi có những quy định rõ ràng. Nếu có điều gì gây nên sự hỗn loạn và bất ổn, chúng tôi có biện pháp để can thiệp…”.
 
Trước đó, hồi tháng 7, chính quyền quân sự Thái Lan chấp thuận cho bà Yingluck đi du lịch tới châu Âu và Mỹ, sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc. Bà tranh thủ chuyến đi để đến thăm anh trai, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong.
-------------------------

 Nga sẽ kiện Pháp vì hoãn chuyển giao tàu chiến?

 Hãng tin Itarr-Tass ngày 25/11 dẫn lời Thứ trưởng quốc phòng Nga Yuri Borisov nói rằng Mátxcơva sẽ tuân chủ chặt chẽ theo hợp đồng tàu chiến Mistral đã ký với Pháp và sẽ kiện nếu tàu không được bàn giao.
 
"Nga sẽ hành động tuân thủ theo hợp đồng. Nếu họ không bàn giao nó cho chúng tôi, chúng tôi sẽ kiện họ và yêu cầu trả tiền phạt. Hành động của Nga tuân thủ chặt chẽ theo hợp đồng đã ký kết", Thứ trưởng Borisov nói.
 
Bình luận trên của ông Borisov diễn ra sau khi Tổng thống Pháp Francis Hollande ra tuyên bố về việc hoãn vô thời hạn việc chuyển giao tàu chiến Mistral cho Mátxcơva.
 
Thông báo cho hay, do tình hình hiện thời ở đông Ukraine vẫn chưa cho phép chuyển giao tàu lớp Mistral đầu tiên mà Pháp chế tạo cho Nga nên Pháp đã quyết định hoãn chuyển giao tàu chiến cho Mátxcơva cho tới khi có thông báo tiếp theo.
 
Năm 2011, Pháp đã ký hợp đồng đóng 2 tàu chở trực thăng hiện đại lớp Mistral cho Nga với tổng trị giá 1,2 tỷ euro (tương đương 1,6 tỷ USD).
 
Tàu chiến Mistral có thể chở 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 13 xe tăng, 450 binh sĩ và một bệnh viện.
 
Theo kế hoạch ban đầu, tàu chiến Mistral đầu tiên phải được bàn giao cho Nga vào ngày 14/11, nhưng giới chức Pháp đã hoãn việc này. Tổng thống Pháp nhiều lần nói rằng tình hình hiện thời ở miền đông Ukraine chưa cho phép chuyển giao tàu chiến.
 
Nga vẫn hi vọng quyết định của Paris về việc chuyển giao tàu Mistral đầu tiên, tên gọi Vladivostok. Nếu Pháp không tuân thủ hợp đồng do sức ép của phương Tây, Paris sẽ nợ Mátxcơva hàng triệu euro tiền phạt, Itarr-Tass viết.
 
Trong khi đó, hãng tin Ria Novosti của Nga ngày 25/11 lại dẫn lời Thứ trưởng quốc phòng Yuri Borisov rằng Mátxcơva hiện không có kế hoạch kiện Pháp.
 
"Không, chúng tôi không có kế hoạch tiến hành bất kỳ vụ kiện tụng nào ở thời điểm hiện tại. Mọi điều đã ghi rõ trong hợp đồng và chúng tôi sẽ tuân thủ hợp đồng, giống như tất cả những người khác đã làm", ông Borisov nói.
 
Hồi đầu tháng 11, một nguồn tin cấp cao nói với hãng tin Ria Novosti rằng Nga sẽ cho Pháp tới hạn chót là cuối tháng 11 để bàn giao tàu Mistral và sẽ đưa ra các tuyên bố pháp lý nghiêm trọng nếu Paris không tuân thủ các điều khoản hợp đồng.
 
Về mặt lý thuyết, Pháp có thể phải trả tiền phạt và trả tiền đặt cọc cho Nga, các nguồn tin Pháp cho hay.
 
Quan hệ giữa Nga và châu Âu đã suy giảm nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine khi phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào các vấn đề của Ukraine, một cáo buộc đã bị Mátxcơva nhiều lần bác bỏ.
 
Nói về quan hệ Nga, Pháp tại thượng đỉnh G20 ở Úc, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng quan hệ xây dựng lâu đời giữa hai nước không nên bị tổn hại bởi những thời kỳ "sóng gió" trong các vấn đề chính trị thế giới và rằng cả Nga và Pháp phải nỗ lực hết sức có thể để tối thiểu hóa các rủi ro tiềm tàng đối với mối quan hệ song phương.
 
"Tiến thoái lưỡng nan"
 
Paris đang đối mặt với tình thế "tiến thoái lưỡng nan" liên quan tới tàu chiến Mistral.
Pháp có thể đối mặt với những khoản tiền phạt lớn nếu vi phạm hợp đồng. Nhưng Paris cũng có nguy cơ khiến các đồng minh khắp thế giới nổi giận nếu nhất quyết bàn giao tàu chiến.
 
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, Pháp không muốn giữ hai tàu chiến khổng lồ và không được nhận tiền.
 
Việc bán tàu chiến cho một khách hàng khác là không thể vì công nghệ Nga đã được lắp đặt trên đó, mà Mátxcơva không muốn bất kỳ một quốc gia nào khác có được nó. Công nghệ Nga về mặt kỹ thuật cũng không tương thích với các hệ thống quân sự của phương Tây.
 
Do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Pháp đã chịu sức ép mạnh mẽ từ các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, nhằm hoãn việc chuyển giao tàu chiến. Nhưng Paris không muốn "đóng băng" thỏa thuận do chi phí pháp lý của việc vi phạm hợp đồng.
 
Paris trước đó đã hi vọng rằng một thỏa thuận ngừng bắn ở đông Ukraine được ký kết hồi tháng 9 sẽ mở đường cho việc chuyển giao tàu chiến, nhưng tình hình tại đông Ukraine vẫn không được cải thiện kể từ đó.
 
Trong khi đó, khoảng 400 thủy thủ Nga hiện vẫn đang được huấn luyện tại Saint-Nazaire, phía tây nước Pháp, nơi tàu Vladivostok đang neo đậu, để tiếp tục công việc của họ cho tới khi số phận của các tàu chiến được định đoạt.
 
Vào chiều qua 25/11, vài chục thủy thủ được nhìn thấy huấn luyện hoặc chạy bộ trên một bến cảng gần đó trong khi tàu Vladivostok vẫn neo đậu ngay ngoài khơi, hướng mũi ra phía biển, nhưng hiện thời sẽ vẫn ở nguyên đó.
-----------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo