Giá dầu giảm, đại gia “méo mặt” mất hàng trăm tỷ trong ngày
Giá dầu đang là tâm điểm của nền kinh tế thế giới. Việc giá dầu giảm chạm đáy không chỉ khiến nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề mà còn khiến các đại gia Việt phải “méo mặt” khi mất đi hàng trăm tỷ do loạt cổ phiếu bị bán ra ở mức sàn.
Điển hình là gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị “thổi bay” hơn 700 tỷ đồng, bầu Đức mất gần 400 tỷ đồng… cùng một loạt các đại gia khác cũng trong tình cảnh tương tự.
Kết thúc phiên giao dịch 17/12, các chỉ số chính như VN-Index, HNX-Index liên tục sụt giảm mạnh. VN-Index giảm 16,92 điểm, tương ứng 3,16% và dừng ở mức 518,22 điểm. Trong phiên, có thời điểm VN-Index mất hơn 20 điểm.
Rất nhiều cổ phiếu bị bán ra với mức giá sàn. Blue-chip dù không chốt phiên trong sắc xanh hòa bình nhưng cũng giảm rất mạnh. Các đại gia Việt là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi VN-Index đi xuống.
Rất nhiều cổ phiếu bị bán ra với mức giá sàn. Blue-chip dù không chốt phiên trong sắc xanh hòa bình nhưng cũng giảm rất mạnh. Các đại gia Việt là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi VN-Index đi xuống.
Gia đình tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng, những chủ nhân của Tập đoàn Vingroup không tránh được một phiên mất mát lớn khi VIC giảm 2.000 đồng/CP xuống 45.000 đồng/CP. VIC “thổi bay” 732,96 tỷ đồng khỏi tài khoản của 3 thành viên họ Phạm.
Khi giới bóng đá đang hướng vào bầu Đức với sự kiện U19 “tránh” tham dự giải đấu U19 thì trên thị trường chứng khoán, bầu Đức được quan tâm khi mất hàng trăm tỷ đồng. Chốt phiên 17/12, HAG giảm 1.200 đồng/CP xuống 21.100 đồng/CP. HAG lấy đi 373,93 tỷ đồng khỏi tài khoản của ông chủ Hoàng Anh Gia Lai.
Ông Trần Đình Long (bầu Long), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục mất hàng trăm tỷ đồng khi HPG giảm 2.000 đồng/CP xuống 47.800 đồng/CP. HPG khiến bầu Long “đánh rơi” 202,12 tỷ đồng. Nếu tính cả số lượng cổ phiếu HPG do bà Vũ Thị Hiền, vợ bầu Long nắm giữ thì gia đình bầu Long mất thêm 37,14 tỷ đồng.
Các sếp lớn Tập đoàn Masan cũng không khỏi “méo mặt” vì giá dầu. Giá dầu gián tiếp khiến cổ phiếu MSN giảm 2.000 đồng/CP xuống 79.000 đồng/CP. Kết quả là bà Nguyễn Hoàng Yến, thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn Masan mất 43,56 tỷ đồng. Ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan chứng kiến 31,54 tỷ đồng.
Cổ phiếu thủy sản thậm chí còn thê thảm hơn HAG hay HPG khi nhiều mã đua nhau giảm sàn. HVG của ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty Hùng Vương phải chứng kiến khối tài sản khổng lồ hao hụt mạnh khi HVG giảm 2.000 đồng/CP xuống 26.700 đồng/CP. Tổng giá trị cổ phiếu của “người tình tin đồn của ca sỹ Mỹ Tâm” giảm tới 87,28 tỷ đồng.
Trong khi đó, các đại gia dầu khí tiếp tục “bốc hơi” hàng ngàn tỷ đồng. Tổng Công ty Khí Việt Nam mất tới 4737,5 tỷ đồng khi GAS giảm 2.500 đồng/CP xuống 62.000 đồng/CP. GAS là cổ phiếu chịu thiệt hại nhiều nhất khi giá dầu giảm sâu.
Đứng sau GAS về độ mất mát là PVD, PVS và PVT. Hôm nay, không giảm sàn nhưng PVD giảm tới 2.500 đồng/CP và dừng ở mức 55.000 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí giảm 757,68 tỷ đồng.
Rớt thảm hơn GAS và PVD, kết phiên 17/12, PVT giảm sàn, đánh mất 1.000 đồng/CP và chốt phiên ở mức 14.700 đồng/CP. PVT làm “rơi rụng” 255,86 tỷ đồng vốn hóa thị trường của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
(Theo nguoiduatin)
-------------------------
Xuất khẩu 5,67 triệu tấn than
Bộ Công Thương cho biết, dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn đạt được kế hoạch đề ra.
Tính đến nay, than sạch khai thác của toàn ngành ước đạt 36,6 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2013. Trong đó, than xuất khẩu đạt 5,67 triệu tấn, than tiêu thụ nội địa đạt 25,45 triệu tấn, tăng 27,3% so với cùng kỳ.
Vinacomin cũng đã nỗ lực duy trì sản xuất ổn định, tích cực đầu tư chuẩn bị cho nhu cầu than tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt là than cho sản xuất điện.
-------------------------
Quá nhiều đoàn kiểm tra “làm việc” với doanh nghiệp
Ngày 19/12, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư tổ chức Hội nghị Đảng ủy Khối Doanh nghiệp toàn quốc năm 2014. Theo báo cáo của Đảng ủy Khối, toàn Đảng bộ hiện có hơn 1,3 triệu lao động, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối nắm giữ 80% tổng nguồn vốn nhà nước, hằng năm đóng góp gần 40% tổng thu ngân sách quốc gia.
Những năm qua, Đảng ủy Khối tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng bộ phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, với mục tiêu ưu tiên đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa, nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Trung, Phó trưởng Ban Dân vận T.Ư, phát biểu, đóng góp của các doanh nghiệp trong Đảng ủy Khối thời gian qua là rất lớn. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng, mỗi năm có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán vào làm việc với doanh nghiệp. “Việc kiểm tra, kiểm soát là cần thiết, nhưng phải phối hợp thế nào để tránh chồng chéo và không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp”, ông Trung nói.
-------------------------
Doanh nghiệp cơ khí khó tiếp cận vốn
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) Cơ khí Việt Nam cho biết, thời gian qua, việc tiếp cận vốn của các DN cơ khí cực kỳ gian nan.
Ban chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm đã chấp thuận cho 11 dự án được hưởng các chính sách hỗ trợ như sản phẩm cơ khí trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 9.978 tỷ đồng; tuy nhiên, chỉ có 3 dự án được Ngân hàng BIDV đồng ý cho vay với số vốn 374 tỷ đồng.
Ông Phan Tử Giang, Tổng giám đốc Cty Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) cho biết, dù các dự án chế tạo giàn khoan dầu khí hay xây dựng căn cứ cho giàn khoan đều thuộc dự án cơ khí trọng điểm, nhưng sau 7 năm đi vào hoạt động, DN vẫn chưa nhận được ưu đãi về mặt tài chính.
-------------------------