Tin kinh tế sáng 30-11-2014: Các Tập đoàn, TCT nợ nước ngoài hơn 520.000 tỉ đồng - Đan Mạch hỗ trợ tạo 30.000 việc làm ở khu vực kinh doanh tư nhân

  • Cập nhật : 30/11/2014

 Các Tập đoàn, TCT nợ nước ngoài hơn 520.000 tỉ đồng

Theo báo cáo hợp nhất, các TĐ, TCT và các công ty mẹ đang nợ nước ngoài khoảng 520.000 tỉ đồng. Trong đó riêng các TĐ, TCT vay ngắn hạn 36.150 tỉ đồng và vay dài hạn gần 290.000 tỉ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh khoảng 122.500 tỉ đồng. Số còn lại tự đi vay, tự trả. Trong số này, chỉ riêng công ty mẹ - TĐ điện lực vay nợ nước ngoài lên tới gần 115.000 tỉ đồng, công ty mẹ - TKV hơn 17.600 tỉ đồng; công ty mẹ - TCT hàng không (Vietnam Airlines) hơn 29.000 tỉ đồng; công ty mẹ - PVN hơn 17.000 tỉ đồng.
-------------------------
Doanh nghiệp Nhật than phiền
Tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp Nhật Bản và UBND TP.HCM vào hôm qua 28.11, nhiều ý kiến phàn nàn không những bị thuế hành, mà còn bị hải quan nhũng nhiễu.
 
Quy định 3 ngày, giải quyết 2 tháng
 
Ông Funamoto Futoshi, phụ trách các vấn đề về thuế của Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại TP.HCM (JBAH), bức xúc - theo quy định của Kho bạc Nhà nước, khi có lệnh hoàn trả của cơ quan thuế, kho bạc thực hiện hoàn trả bằng chuyển khoản trong vòng 3 ngày làm việc. Nhưng với lý do quỹ hoàn thuế không đủ, nên phải mất hơn 2 tháng mới hoàn tiền cho DN. Chưa hết, dù xin được hoàn thuế VAT, nhưng cơ quan thuế lại yêu cầu cung cấp những vấn đề không liên quan tới VAT như quyết toán kê khai CIT (thuế thu nhập DN) khiến cho thủ tục hoàn thuế VAT bị đình trệ. Đại diện JBAH cũng phàn nàn rằng, dù DN đã nộp các giấy tờ xin hoàn thuế VAT nhưng cục thuế hoặc cán bộ thuế phụ trách rất hay bận việc, nên mãi không chuyển sang thủ tục tiếp theo.
 
 
Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, cho biết đến nay đã có 12/12 chi cục hải quan ở TP.HCM thực hiện thông quan hàng hóa tự động trên phần mềm do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ. Ngoài ra, đã có 70% hàng hóa thông quan bằng luồng xanh chỉ mất 3 phút và trong vòng 4 giờ đồng hồ sẽ thông quan; 20% hàng hóa được kiểm tra hồ sơ và khoảng 10% kiểm tra hàng hóa trực tiếp. Như vậy, 70% hàng hóa luồng xanh nói trên, DN không làm việc trực tiếp với cán bộ hải quan và nếu tỷ lệ kiểm tra hàng hóa luồng xanh càng cao, mức độ nhũng nhiễu sẽ thấp.
 
Thậm chí, có cán bộ thuế hiểu luật theo cách riêng của mình. Ông Funamoto Futoshi cho biết cán bộ Cục Thuế TP.HCM hướng dẫn rằng đối với chi phí khách sạn khi đi công tác, số tiền lớn hơn 700.000 đồng/ngày tại khu vực nội thành bị tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, khi hỏi ý kiến các nơi, ông mới biết được quy định này không tồn tại. Theo quy định, nếu chi phí đi lại, khách sạn khi đi công tác có hóa đơn đầy đủ hợp lệ thì không bị đánh thuế này. Thế nhưng, khi DN trưng ra chứng từ hợp lệ, thì cán bộ thanh tra không cần quan tâm và đưa ra những nhận xét “chuyên quyền” không hề có trong quy định của pháp luật.
 
Chi phí không chính thức và trật tự xã hội
 
Ông Emura Yasuhisa, phụ trách các vấn đề về hải quan của JBAH, than phiền khi DN làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu phải trả nhiều chi phí không chính thức theo yêu cầu từ cán bộ hải quan. Đây là vấn đề mà theo JBAH đã tồn tại từ lâu nhưng đến nay không được khắc phục. Phía DN Nhật Bản “xin” hải quan hãy tích cực định kỳ kiểm tra trong nội bộ ngành, có những biện pháp xử phạt nghiêm đối với những người có yêu cầu hối lộ và xử lý triệt để tình trạng chi phí không chính thức này. Qua đó, ông Emura Yasuhisa cũng đề nghị Cục Hải quan TP.HCM cho biết kết quả xử lý bằng con số cụ thể, đồng thời kêu gọi DN “tố” nhũng nhiễu qua đường dây nóng.
 
Bên cạnh đó, vấn đề an ninh trật tự, an toàn giao thông cũng được DN Nhật Bản nêu ra tại buổi đối thoại. Ông Seki Kunihiko, phụ trách môi trường kinh doanh của JBAH, quan ngại việc xử lý tình trạng người nước ngoài bị móc túi, cướp giật của cơ quan chức năng ở TP.HCM còn chậm chạp, nhiều khi người nước ngoài không biết phải thông báo sự cố cho ai. Người phụ trách đường dây nóng thì trình độ tiếng Anh hạn chế, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn hiện tượng taxi không trung thực, rồi mất cắp đồ đạc trong hành lý ký gửi…
 
Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Nakajima Satoshi cho biết hiện nay có 6.800 người Nhật sinh sống ở TP.HCM trong tổng số 7.300 người Nhật ở các tỉnh phía nam, hằng năm có 300.000 du khách Nhật đến thành phố lớn nhất nước này. Thế nhưng, thành phố này có quá nhiều điều khiến người Nhật lo lắng. “Hiện có nhiều nền kinh tế khác trong khu vực trỗi dậy, như Myanmar rất được nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Vì thế, VN cần thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư để thu hút nhà đầu tư mới và giữ chân nhà đầu tư cũ”, ông Nakajima Satoshi khuyến cáo.
-------------------------
Đan Mạch hỗ trợ tạo 30.000 việc làm ở khu vực kinh doanh tư nhân
Kế hoạch hỗ trợ khu vực kinh doanh tư nhân của Chính phủ Đan Mạch từ năm 2011 tới cuối năm 2014 theo chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam” (GFC) đã giúp tạo ra 30.000 việc làm và nguồn thu đáng kể từ lĩnh vực xuất khẩu. Lễ tổng kết chương trình này đã được Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam) tổ chức ngày 29.11 tại Hà Nội.
 
Theo Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen: “Kết quả đạt được hết sức ấn tượng. Chương trình đã hỗ trợ hơn 40 dự án và tạo ra gần 30.000 việc làm mới cho người dân. Hơn 60.000 người đã được đào tạo chuyên môn, thu nhập cho nông dân đã tăng đáng kể cùng với nguồn thu đáng ghi nhận từ lĩnh vực xuất khẩu”.
 
Buổi lễ tổng kết chương trình gồm hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với sự tham gia của lãnh đạo và các cơ quan đơn vị nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà tài trợ và các doanh nghiệp/cá nhân được cấp vốn từ chương trình. Ngoài ra, tại đây có triển lãm sản phẩm và sáng kiến của các dự án được chương trình GFC hỗ trợ.
 
Tính tới nay, nguồn vốn Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam tương đương với 25% tổng nguồn vốn hỗ trợ của toàn bộ Liên minh Châu Âu - EU, theo đó, Đan Mạch là quốc gia hỗ trợ vốn lớn nhất cho Việt Nam trong khối EU.
 
Giai đoạn 2014-2015, Đan Mạch sẽ tiến hành giải ngân khoảng 90 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam. Các lĩnh vực chủ yếu được nhận hỗ trợ là: Phát triển xanh, Môi trường, Phát triển khu vực tư nhân, Nước sạch, Văn hóa và các hoạt động quản lý nhà nước.
 
Từ năm 1994, Đan Mạch đã cung cấp nguồn vốn viện trợ cho Việt Nam, với tổng số vốn trên 1.3 tỉ USD, nhằm hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng và phát triển kinh tế vững mạnh như hiện nay.
Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu (GFC) được triển khai nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam tăng năng lực cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng cạnh tranh với môi trường kinh doanh toàn cầu.
 
Với tổng số vốn viện trợ 11 triệu USD từ Đan Mạch, chính phủ hai quốc gia đã thống nhất tập trung hỗ trợ vào nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh doanh xuất khẩu trong giai đoạn từ 2011 tới 2014.
 
Chương trình GFC đã hỗ trợ nguồn vốn cho 42 dự án tại 8 tỉnh, thành phố, gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ.
 
GFC tập trung vào các dự án mang tính đổi mới, tạo ra nhiều dịch vụ mới, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới và dần tiến hành nhân rộng mô hình với các dự án khác. Bên cạnh việc hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới, GFC tập trung giúp giảm thiểu rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức ngoài quốc doanh triển khai các ý tưởng dự án đổi mới nhằm xác định và đưa công nghệ mới cũng như triển khai các mô hình kinh doanh.
-------------------------
Không ít tập đoàn, tổng công ty nhà nước lãi kém, nợ nhiều
Mặc dù được tái cơ cấu rốt ráo, hỗ trợ ưu ái đủ kiểu nhưng hầu hết các “ông lớn” là tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn kinh doanh hết sức lẹt đẹt. Nhiều đơn vị rơi vào thua lỗ, nợ khó đòi tăng cao, mất cả vốn chủ sở hữu nhà nước cấp.
 
Dầu khí, than: Nhất bảng nợ khó đòi
 
Tình trạng làm ăn hết sức đáng lo của các “quả đấm thép” trên được Bộ Tài chính nêu rõ trong báo cáo vừa mới gửi Quốc hội. Nhìn tổng thể, khu vực doanh nghiệp (DN) do nhà nước còn nắm giữ 100% vốn điều lệ và có cổ phần vốn góp chi phối số lượng sau tái cơ cấu, sắp xếp lại chỉ còn khoảng 796 nhưng vẫn đang áp đảo thành phần kinh tế khác về quy mô, vốn chủ sở hữu, và nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Cụ thể, tính đến hết năm 2013 tổng tài sản của các DN này hơn 2,87 triệu tỉ đồng tăng 12% so với năm 2012; vốn chủ sở hữu gần 1,15 triệu tỉ đồng, tăng 15% so với năm 2012.
 
Dù tổng tài sản, vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tổng doanh thu gần như “giậm chân tại chỗ” khi chỉ tăng có 1% so với 2012 và đóng góp của khối DN nhà nước chủ yếu đến từ các “ông lớn” có lợi thế khai thác tài nguyên như dầu khí, than hay dựa vào độc quyền, chiếm lĩnh thị trường như điện, viễn thông. Tính riêng 8 tập đoàn (TĐ) lớn, doanh thu gần 900.000 tỉ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu của các DN nhà nước. Trong khi đó, hơn 100 tổng công ty (TCT) doanh thu giảm 1% so với năm 2012; năm 2013, khối 25 công ty mẹ - con doanh thu chỉ đạt gần 58.000 tỉ đồng, giảm tới 46% so với năm trước.
 
Không chỉ được ưu ái về tài nguyên, cơ chế… các DN nhà nước được hỗ trợ rất lớn về nguồn vốn để hoạt động, trong đó chủ yếu được “bơm” thông qua các ngân hàng. Bộ Tài chính đánh giá, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐ, TCT tiếp tục gặp nhiều khó khăn, do khả năng hấp thụ vốn của DN thấp nên phải đối mặt với nhiều rủi ro như chi phí tài chính và chi phí lãi vay tăng cao (hầu hết hoạt động đầu tư đều dựa trên vốn vay). Hậu quả, năm 2013 một số DN làm ăn thua lỗ, đơn cử: TĐ cao su, doanh thu giảm 28%, lợi nhuận giảm 46% so với năm 2012; tương tự TCT lắp máy doanh thu giảm 68%, lợi nhuận giảm 60%; TCT xây dựng Bạch Đằng lợi nhuận giảm 68%...
 
Đặc biệt, một số công ty mẹ lỗ phát sinh năm 2013, lỗ lũy kế tăng cao như TCT hàng hải gần 7.000 tỉ đồng; TCT lương thực miền Nam hơn 218 tỉ đồng, TCT xây dựng công trình giao thông 8 gần 60 tỉ đồng...
 
Trong khi đó, tổng nợ phải trả của các TĐ, TCT gần 300.000 tỉ đồng, tăng 1,6% so với năm 2012. Trong đó, nợ phải thu khó đòi (các khoản nợ đã quá hạn thanh toán, các khoản nợ không có khả năng đòi lại) hơn 10.000 tỉ đồng, tăng 15,8% so với năm trước. Một số “ông lớn” rơi vào tình cảnh này như TĐ dầu khí (PVN) đứng đầu bảng với hơn 2.800 tỉ đồng; xếp thứ hai là TĐ công nghiệp than khoáng sản (TKV) 890 tỉ đồng; tiếp đến là TCT cảng hàng không 678 tỉ đồng; TCT lương thực miền Bắc 430 tỉ đồng; TCT hàng hải 417 tỉ đồng; TCT đường sắt 307 tỉ đồng; Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) 287 tỉ đồng...
 
Một số công ty hoạt động theo mô hình “mẹ - con” cũng rơi vào tình trạng hết sức nghiêm trọng khi nợ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu ở mức rất cao. Cụ thể, công ty mẹ - TCT công nghiệp ô tô VN (nợ phải thu khó đòi là 11 tỉ đồng, chiếm 59%); công ty mẹ - TCT chè VN (nợ phải thu khó đòi gần 30 tỉ đồng, chiếm 59%)...
 
Càng ưu đãi, độc quyền thì càng yếu kém
 
Để dẫn đến tình trạng trên, theo đánh giá của Bộ Tài chính, mặc dù việc thực hiện lộ trình sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu DN nhà nước trọng tâm là các TĐ, TCT nhưng tiến trình này được thực hiện quá chậm so với kế hoạch đặt ra. Cùng với đó, việc tồn tại tình trạng độc quyền (chiếm thị phần lớn) trong một số lĩnh vực làm cho DN nhà nước không chịu được sức ép cạnh tranh dẫn đến sức ì lớn, thiếu tính chủ động trong đổi mới sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhiều lĩnh vực quan trọng do DN nhà nước giữ thị phần lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, như: Cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng; tham gia điều tiết thị trường chưa hiệu quả.
 
Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, câu chuyện này đã được mổ xẻ, nói đi nói lại nhiều lần nhưng điều đáng lo ở chỗ, mặc dù được tiến hành tái cơ cấu, cải tổ nhưng vẫn “giậm chân tại chỗ”, chưa có gì thay đổi; các TĐ, TCT không thay đổi căn bản được mô hình quản trị, chưa tách bạch được quyền của chủ sở hữu và đại diện vốn sở hữu nhà nước tại các DN này...
 
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư cho rằng, các DN nhà nước lâu nay vẫn chưa thể hoạt động theo cơ chế “lời ăn, lỗ chịu”. Ông Cung đề nghị, thời gian tới phải áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với DN nhà nước, buộc phải cạnh tranh công bằng, bình đẳng như các DN khác và đối mặt cùng với điều kiện thị trường. Cuối cùng, phải đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành mới mong trị được căn bệnh kinh niên này.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo