Tin từ Bộ Công Thương cho biết, kết thúc quý I năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mexico ước đạt 360 triệu USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 272 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ 2014 và xuất siêu gần 180 triệu USD. Kết quả này đạt 24% so với kế hoạch năm.
Đây tuy là con số khá khiêm tốn so với các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, nhưng việc kim ngạch vẫn có tăng trưởng là một tín hiệu tốt.
Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường này là giày dép, thủy sản, dệt may, điện tử linh kiện, cà phê, phương tiện vận tải, phụ tùng.
Các mặt hàng nhập khẩu chính là: máy móc thiết bị, điện tử linh kiện, thức ăn gia súc, phân bón và sắt thép phế liệu.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng dệt may có xu hướng giảm trong khi phương tiện vận tải và phụ tùng có xu thế tăng nhanh, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung.
Đằng sau những củ hành tím thơm ngon luôn là sự gian nan, nhọc nhằn của người nông dân. Họ đánh cược cả đôi mắt của mình để đổi lấy kế sinh nhai. Tuy nhiên, sau mỗi vụ hành, tính tới, tính lui người trồng hành vẫn không lời bao nhiêu…
Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) được mệnh danh là “thủ phủ hành tím” của cả nước với trên 6.500ha, mỗi năm thu hoạch trên 130.000 tấn hành.
Nghề trồng hành tím ở đây đã có từ rất lâu đời. Để làm ra những củ hành tím cho hương vị thơm ngon, ít nơi nào sánh được, người dân Vĩnh Châu đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt.
Có một dạo, nơi đây được gọi với những cái tên, như: “Làng mù lòa”, “Vương quốc bóng tối”… bởi hàng trăm người dân vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng.
Trên con đường nông thôn đi qua địa bàn phường 1, phường 2… thị xã Vĩnh Châu, ở đâu cũng thấy hành tím được chất đống ngoài ruộng chờ thương lái đến mua.
Bà Đào Thị Tuyết (ngụ khóm Cà Lăng Biển A, phường 2), buồn rầu: “Do giá cả bấp bênh từ 2 năm trước, gia đình tôi trồng hành toàn lỗ. Đến vụ này, tôi quyết định vay 10 triệu đồng cộng với tiền nhà tiếp tục đầu tư 2 công hành (công tầm 1.300m2). Thu hoạch được hơn 4 tấn hành, chờ mãi mới có thương lái đến mua, nhưng họ chỉ trả 3.500đ/kg. Định không bán, nhưng sợ mặc cả thương lái bỏ đi, nên đành bán tháo. Với mức giá này thì vốn còn không lấy lại được chứ kiếm đâu ra lời”.
Theo tính toán của nông dân, mỗi công hành họ đầu tư tiền giống, cày xới, phân bón, thuốc BVTV… từ 8 - 10 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay, mọi chi phí đầu vào đều tăng, mỗi công hành, bà con phải đầu tư đến 13 triệu đồng. Giá thành sản xuất mỗi kilogam hành tím là 7.000đ, nhưng thời điểm này, giá bán các loại hành, dù chất lượng tốt, củ to, đẹp cao nhất cũng chỉ được từ 5.000-7.000đ/kg, nông dân coi như từ huề vốn đến lỗ.
Ông Lê Minh Chí, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết, trước đây, hành tím Vĩnh Châu xuất khẩu sang Indonesia đến 80%. Ở bên đó họ ăn hành nhiều lắm, giống như mình ăn cơm phải có nước mắm vậy đó. Nhưng bây giờ, việc xuất khẩu hành qua nước bạn rất hạn chế, nhỏ giọt.
“Trồng củ hành tím trở thành truyền thống ở địa phương này nên bà con nắm rất chắc kỹ thuật, các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, thị xã thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo kỹ thuật trồng hành tím cho nông dân, nên năng suất, chất lượng rất ổn định. Nói chung, mọi thứ đều rất tốt đẹp, chỉ cần giải quyết được vấn đề đầu ra, nhưng thấy còn nan giải quá…” – ông Chí phân trần.
Cũng theo ông Chí: "Dù có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại, nhưng đến nay, củ hành tím Vĩnh Châu vẫn chưa thể vào được các siêu thị nội địa. Tại một siêu thị ở Sóc Trăng xuất hiện một loại hành tím mang thương hiệu Vĩnh Châu. Tuy nhiên, qua xác minh, đó là hành tím của một địa phương khác. Nghĩ lại, chuyện đó cũng tốt, vì vô hình trung quảng bá giúp cho thương hiệu hành tím của địa phương, nên chúng tôi không làm lớn chuyện. Hiện tại, qua công tác xúc tiến thương mại, chúng tôi nhận thấy thị trường Brazil rất tiềm năng, nhưng xa xôi quá, tốn nhiều chi phí, ở cấp thị xã không thể nào kham nổi, nên… bó tay".
Bà Lý Thị Hương, một thương lái vốn từ thuở bé đã theo cha mẹ học nghề thu mua hành tím, cho biết: “Trước đây, mình xuất hành tím sang Indonesia với số lượng lớn. Nhưng bây giờ nông dân của họ trồng nhiều lắm, nên họ không nhập nữa, dẫn đến tắc đầu ra. Điều quan trọng nhất là trong khi hành tím trong nước chất đống, bán không được, thì mình lại liên tục cho nhập khẩu hành Ấn Độ về, khiến cho người trồng hành Vĩnh Châu càng thêm khó khăn”.
Bà Hương không giấu giếm: “Tôi làm nghề thương buôn, không sợ chuyện lỗ vốn, chỉ tôi cho bà con nông dân mấy năm qua luôn vất vả vì hành rớt giá. Có người chỉ bán được 1.500đ/kg, tôi đưa tiền, họ cầm trên tay mà mặt buồn so. Nhiều hộ trước đây trồng tới 15-20 công hành/vụ, giờ chỉ dám trồng 2-3 công, vì sợ ôm nợ”…
-------------------------