Trong quá khứ, một số phi công, tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines (VNA) đã bị bắt do vận chuyển quần áo ăn cắp, buôn lậu mỹ phẩm, hàng điện tử.
Tháng 3/2014, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc của Vietnam Airlines bị cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) tạm giữ để phục vụ điều tra do nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng).
gày 26/3, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do nghi ngờ nhân viên này mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam.
Này 26/3/2014, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Vietnam Airlines do nghi ngờ nhân viên này mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam. Ảnh: NHK.
Sau khi nhận được thông tin về tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc bị bắt đăng tải trên phương tiện truyền thông của Nhật, phía lãnh đạo VNA chỉ đạo Chi nhánh VNA tại Nhật Bản để cung cấp thông tin và làm rõ vụ việc.
Ngày 26/3/2014, đại diện Vietnam Airlines đã có buổi làm việc với cảnh sát Tokyo tại trụ sở văn phòng Vietnam Airlines để cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết hỗ trợ việc điều tra. Lãnh đạo của Vietnam Airlines đã tổ chức buổi làm việc với A85 Bộ Công An Việt Nam để tiếp tục phối hợp trong công tác điều tra.
Trước những thông tin trên, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu VNA không sử dụng lại các nhân viên đã vi phạm các quy định của Bộ Giao thông Vận tải.
Tiếp viên hàng không “xách tay” iPhone, iPad không khai báo
Tháng 9/2013, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn của VNA bị nhân viên an ninh sân bay Nội Bài phát hiện mang 50 điện thoại iPhone 5S từ Paris (Pháp) nhưng không khai báo. Toàn bộ số điện thoại nói trên đều còn mới, nguyên tem mác trong hộp và chưa qua sử dụng.
Ngay sau khi phát hiện và lập biên bản vụ việc, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn cùng 50 chiếc điện thoại nói trên đã được bàn giao đưa về Phòng cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) công an Hà Nội để điều tra, làm rõ.
Năm 2011, Vietnam Airlines cũng xảy ra vụ lùm xùm khi khi tiếp viên Thái Anh Tiến bị khởi tố cùng người mẫu Vĩnh Thụy do liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ từ nước ngoài về TP HCM.
Tháng 6/2010, cơ quan chức năng Australia bắt giữ 7 tiếp viên (cả nam và nữ) của VNA để điều tra nghi vấn liên quan việc vận chuyển một số điện thoại iPhone và iPad từ nước này về Việt Nam.
Cuối năm 2008, cơ phó Đặng Xuân Hợp bị Hải quan Nhật Bản tạm giữ điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép…
Cũng trong năm 2008, VNA cũng buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc.
Cùng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác của VNA là Trần Đình Đang bị cơ quan an ninh Úc bắt tại sân bay do mang ngoại tệ vượt quá quy định (quá 10.000 USD). Phi công Trần Đình Đang đã bị kết án tù 4 năm rưỡi do vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam.
Cấm tổ bay mang vali to ra nước ngoài
Để ngăn chặn tình trạng tiếp viên hàng không lợi dụng, tiếp tay cho buôn lậu, Tổng giám đốc VNA có chỉ thị yêu cầu tất cả tổ bay khi thực hiện nhiệm vụ trên các chuyến bay ra nước ngoài không được sử dụng vali to từ ngày 17/3/2014.
Tất cả tổ bay khi thực hiện nhiệm vụ trên các đường bay ngắn/trung chỉ được mang cặp bay/vali xe kéo nhỏ, túi đựng áo khoác phải cho vào trong vali/cặp bay.
Đối với đường bay ngắn/trung chỉ cho phép mang cặp bay/vali xe kéo nhỏ. Đối với đường bay dài đi châu Âu, Úc và chuyên cơ có thời gian lưu trú dài ngày mới sử dụng vali to. Túi đựng áo khoác phải cho vào vali/cặp bay.
Theo: Khánh An - Zing