Sau sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh gây “sập” hệ thống điều hành bay, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) chỉ thị tăng cường công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật. Trong đó, thực hiện ngay diễn tập khẩn nguy và lắp camera giám sát toàn hệ thống.
Theo VATM, sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh) là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, nguyên nhân bước đầu xác định là do lỗi chủ quan của con người. Qua sự cố này, cũng bộc lộ hạn chế về quy trình quản lý, thiết kế hệ thống chưa lường hết được các sai sót gây ra do yếu tố con người.
ACC Hồ Chí Minh đã được tập huấn kỹ thuật trước khi xảy ra sự cố mất điện 2 tuần. Trong kết quả tập huấn, kíp trưởng trực điện là ông Lê Trí Tình - người được xác định thực hiện sai thao tác kỹ thuật dẫn tới “sập” hệ thống điều hành bay - được đánh giá là đủ điều kiện.
Để ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa các sự cố kỹ thuật, đảm bảo các hệ thống thiết bị kỹ thuật hoạt động liên tục, ổn định và tin cậy, VATM yêu cầu các cơ quan đơn vị trực thuộc tăng cường công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Ứng phó khẩn nguy kỹ thuật
Về lực lượng tham gia trực kỹ thuật, nghiêm túc chấp hành kỷ luật, nội quy lao động, quy trình tác nghiệp, thời gian trực. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Rà soát, kiểm tra tất cả các kíp trực kỹ thuật tại tất cả các vị trí nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, phân công trác nhiệm rõ ràng từng vị trí.
Trong kíp trực phải đảm bảo có ít nhất một người có năng lực chuyên môn cao, có khả năng, kỹ năng sửa chữa, khắc phục sự cố, có thể bố trí cả các cán bộ tham gia trực nếu cần thiết. Tuyệt đối tuân thủ chế độ trực tối thiểu có 2 người trong mỗi kíp trực tại các vị trí trọng yếu. Xây dựng bảng kiểm tra (checklist) và thực hiện quy trình một người đọc, người thực hiện nhắc lại và thực hiện với mục đích kiểm tra chéo.
Việc xây dựng, hoàn thiện phương án ứng phó khẩn nguy kỹ thuật được đưa ra với yêu cầu về xây dựng phương án ứng phó khẩn nguy kỹ thuật với từng hệ thống thiết bị cụ thể tại tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt chú trọng tại các ACC, APP, TWR sân bay quốc tế.
Trong kíp trực phải đảm bảo có ít nhất một người có năng lực chuyên môn cao, có khả năng khắc phục sự cố
Phương án ứng phó khẩn nguy kỹ thuật cần tính đến tất cả các tình huống có thể xảy ra, kể cả yếu tố con người, chú trọng đảm bảo dịch vụ liên tục, ổn định với các thiết bị trọng yếu ảnh hưởng đến công tác điều hành bay (VHF, RDP, thiết bị cung cấp nguồn), thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2014. Các thiết bị còn lại trước ngày 31/1/2015.
VATM yêu cầu các đơn vị trực thuộc tổ chức huấn luyện, tiến hành diễn tập phương án khẩn nguy kỹ thuật đến từng nhân viên tham gia trực đảm bảo kỹ thuật cũng như các cấp quản lý kỹ thuật.
Với các trang thiết bị kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến điều hành bay, các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa phải được diễn giải rõ ràng, chi tiết, đồng thời phân cấp và quy định rõ ai là người thực hiện. Người thực hiện phải có đủ thẩm quyền, năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Lãnh đạo Trung tâm bảo đảm kỹ thuật phải tham gia quá trình thực hiện. Khi có sự có xảy ra cần tập trung khắc phục sự cố một cách nhanh nhất để đảm bảo các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác điều hành bay, tránh bị phân tán vào việc sửa chữa thiết bị hỏng.
Hoạt động diễn tập kỹ thuật khẩn nguy được triển khai sau 1 tuần xảy ra sự cố tại ACC Hồ Chí Minh
Việc bảo dưỡng, sửa chữa phải được thực hiện tại một thời điểm phù hợp, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến công tác điều hành bay; có sự phối hợp, thống nhất với kiếm soát viên không lưu. Tổ chứ huấn luyện cho tất cả lực lượng tham gia trực kỹ thuật các quy trình trên.
Lắp các camera giám sát để đảm bảo an ninh
Cũng trong chỉ thị này,VAMT yêu cầu tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, quản lý của người đứng đầu Trung tâm BĐKT, Đội trưởng trong việc quản lý kỹ thuật. Bố trí lãnh đạo kỹ thuật trực giám sát kỹ thật thường xuyên 24/24. Chấp hành nghiêm chế độ báo các theo quy định quản lý kỹ thuật, quy định báo cáo an toàn.
Tổ chức huấn luyện ngay cho nhân viên còn yếu, chưa đáp ứng được yên cầu công tác. Rà soát, đánh giá và bổ sung trang thiết bị ghi âm hiệp đồng bay quân sự.
Đặc biệt, để đảm bảo An ninh cho các đơn vị, tiến hành lắp đặt các camera tại các phòng thiết bị, vị trí trực kỹ thật, lưu ý đảm bảo việc lưu trữ tín hiệu camera trong vòng ít nhất 15 ngyaf theo quy định hiện hành.
Khẩn trương hoàn thiện bộ tiêu trí đánh giá cấp bậc chuyên môn nghiệp vụ nhân viên kỹ thuật và tổ chức đánh giá cấp cơ sở trước 31/1/2015.
Đối với Công ty Quản lý bay miền Nam - đơn vị vừa để xảy ra sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh, VATM yêu cầu thực hiện ngay việc đánh giá sự cố,bình giảng, phân tích nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng của sự cố mất điện ngày 20/11 để rút kinh nghiệm cho tất cả các đơn vị khác trong toàn VATM. Đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định về công tác đảm bảo kỹ thuật, tăng cường bố trí nhân sự tham gia trực nguồn điện trong khi một số nhân sự bị đình chỉ công tác.
Sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh hôm 20/11 làm "tê liệt" hệ thống điều hành bay
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng do yếu tố con người đồng thời tăng cường năng lực, tính an toàn của đệ thống cấp nguồn, cần nhanh chóng bổ sung lắp đặt các UPS nhỏ (online) cho các thiết bị, hệ thống tại các vị trí khai thác và UPS lớn lắp đặt song song với hệ thống UPS hiện tại. Để đảm bảo tính cấp bách có thể thực hiện phương án thuê thiết bị UPS nhỏ trong khi chờ thực hiển cải tạo hệ thống điện.
Bố trí lắp đặt bổ sung các điện thoại thuê bưu điện, đảm bảo hoạt động ngay cả khi mất điện. Tăng cường các máy VHF cầm tay sử dụng cho điều hành bay tiếp cận. Tổ chứ đánh giá lại hệ thống cấp nguồn cho AACC HCM, nhất là với hệ thống UPS. Nếu cần thiết mời các chuyên gia của hãng SX thiết bị tham gia đánh giá.
Đối với các dự án đang thực hiện, VATM yêu cầu rà soát lại phương án cấp nguồn cho các thiết bị với các dự án đang triển khai, bổ sung sửa đổi thiết kế nếu cần thiết theo hướng đảm bảo cung cấp nguồn liên tục trong mọi tình huống, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng kể cả do yếu tố con người.