Khi tàn cuộc nhậu, thấy chủ nhà đi ngủ, Tuấn Anh, Sửu dùng vũ lực khống chế, ép T. quan hệ tình dục ngay trước cửa nhà.
Quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam: Thừa quan liêu - thiếu thực tế
- Cập nhật : 27/05/2014
Trong hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng ô tô, xe tải đường dài việc mỗi xe sử dụng tới hai tài xế kèm một phụ xe đi cùng để luân phiên nhau trên suốt chặng đường dài là điều hết sức bình thường. Với một số loại xe đầu kéo container, ngoài hai ghế ngồi trong cabin, nhà sản xuất còn thiết kế thêm giường nằm phía sau để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, rắc rối ở chỗ khi các loại xe này được nhập về, Cục Đăng kiểm VN lại chỉ công nhận hai ghế ngồi phía trước chứ không công nhận giường nằm phía sau.
Mắc mớ từ một quy định
Không riêng gì TP HCM mà hầu hết các DN vận tải hiện nay đều sử dụng các loại đầu kéo nhập khẩu, chủ yếu là nhãn hiệu Freightliner do Mỹ sản xuất để vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam và ngược lại. Thế nhưng, trong quy định của Cục Đăng kiểm VN chỉ công nhận trong sổ chứng nhận kiểm định đối với loại xe này về số người được phép chờ là: 2 người. Điều đó đồng nghĩa là trong mỗi cabin xe đầu kéo chỉ được phép chở hai người gồm một lái xe và một phụ xe hoặc hai lái xe. Nếu quá hai người là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt.
nhà sản xuất còn thiết kế thêm giường nằm phía sau để nghỉ ngơi
Ông Đinh Nam Dinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM cho biết: Đối với loại hình vận tải hàng hóa đường dài rất cần thiết phải có hai tài xế và một phụ xe. Chính quy định ấy đã khiến DN vận tải thường gặp khó khăn do thời gian vận chuyển hàng hóa cho các chủ hàng thường bị chậm chễ, xuất phát từ việc “thiếu một tài xế hoặc 1 phụ xe”. Mặc dù chúng tôi đã gửi văn bản kiến nghị lên Cục Đăng kiểm nhưng vẫn chưa có trả lời chính thức về vấn đề này.
Khó cho DN
Vậy là từ khi DN được phép nhập khẩu loại xe đầu kéo phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa cũng là thời điểm đánh dấu những khó khăn do quy định mà Cục Đăng kiểm ban hành. Từ việc chưa ghi nhận giường nằm theo hồ sơ thiết kế của nhà sản xuất trong sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật đối với các loại xe đầu kéo nói trên dẫn đến nhiều hệ quả gây rất nhiều khó khăn mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu được.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 65 luật giao thông đường bộ hiện nay thì: “Thời gian làm việc của người lái xe ôtô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ”. Do đó, với những chuyến hàng đường dài, nếu DN cử hai tài xế đồng hành thì có thể đảm bảo được an toàn và tiến độ giao nhận hàng với chủ hàng, nhưng lại không có một phụ xe đi cùng để làm những việc phụ cần thiết như: Đổ dầu, vá lốp, chăm bình nước, làm các thủ tục giao nhận hàng... Ngược lại, nếu DN chỉ cử một lái xe và một phụ xe cho chuyến đi thì nguy cơ giao hàng chậm chễ là điều chắc chắn. Vì không có lái xe để thay thế nên cứ sau 4 giờ lái xe liên tục người tài xế phải cho xe dừng để nghỉ ngơi hoặc sau 10 giờ lái xe trong ngày thì phải dừng xe chờ tới ngày hôm sau mới đi tiếp. Đó là chưa kể tới những sự cố ngoài ý muốn như ốm đau...
Ông Phạm Trung Thành - GĐ Cty TNHH TM Vận tải Trung Thành cho rằng: Khó khăn lớn nhất của DN vận tải là nghĩa vụ phải giao hàng đúng thời gian, địa điểm theo cam kết với chủ hàng, đặc biệt là đối với việc vận chuyển các mặt hàng đông lạnh, tươi sống... Càng đòi hỏi khắt khe về thời gian và tiến độ giao hàng. Việc xe đầu kéo chỉ được phép chở 2 người thì vô hình trung tạo áp lực lớn cho người lái xe và ảnh hưởng tới DN. Với những lô hàng trị giá hàng tỉ đồng, nếu vận chuyển chậm chễ so với hợp đồng đã ký kết, DN sẽ bị phía đối tác phạt.
Còn theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Kề - GĐ Cty CP Chế biến XNK Thủy sản Hùng Cường thì: Với những container có giá trị hàng hóa lớn, để đảm bảo an toàn trên suốt chặng hành trình thường thì chủ hàng phải cử người đi áp tải, nhưng do vướng quy định: Xe chỉ có 2 chỗ ngồi nên khó khăn trong việc bố trí cho người giám sát hàng hóa.
Đồng quan điểm này, ông Đinh Nam Dinh chia sẻ: Điều khó hiểu ở chỗ, với các loại xe tải nhỏ 1,5 tấn, 4,3 tấn lắp ráp tại VN thì được chứng nhận trong sổ chứng nhận kiểm định số người được chở là 3 người theo thiết kế của nhà sản xuất. Trong khi đó xe đầu kéo thì không được phép dù có thêm giường nằm.