Những năm gần đây, nhiều người dân xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam bỗng dưng đổi nghề, hướng sang việc nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể là đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc nuôi tôm theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm, khiến cho nguồn nước thải từ ao tôm cứ thế đổ ra biển, rồi từ biển lại được lấy vào sinh hoạt tại ao tôm…
Có mặt tại địa bàn, chúng tôi ghi nhận từng cống rãnh cứ thể đổ dồn dập nước thải từ các ao nuôi tôm ra biển. Theo người dân địa phương cho biết:” Nước thải đổ ra biển nhiều năm nay khiến cho nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Nhiều tàu cá ngư dân đánh bắt gần bờ cũng phải dần bỏ nghề vì số lượng cá giảm sút nghiêm trọng. Người dân thì chẳng ai dám tắm biển vì sợ mắc phải bệnh ngoài da”.
Anh Nguyễn Văn Bảy, chủ trại nuôi tôm tại địa phương cho biết: ”Nguồn nước bị ô nhiễm là chung hết, không chỉ riêng gì trại tôm của tôi xả nước thải ra biển mà các trại tôm khác cũng vậy”.
Theo các chủ trại tôm cho biết, nghề nuôi tôm có lời có lỗ, bất chợt và khó đoán. Tuy nhiên, nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cũng như bệnh tật của tôm. Nếu tôm bị dịch vì nguồn nước thì trong phút chốc, người dân có thể phá sản.
Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi tôm. Người dân nơi đây hằng ngày cứ thế đổ nước thải ra biển rồi lại lấy nước từ biển vào phục vụ việc nuôi tôm. Công việc cứ xoay vòng và nước biển lại ngày thêm ô nhiễm đe doạ nghiêm trọng đến công việc nuôi tôm của người dân nơi đây. Bởi lẻ, họ chẳng biết làm gì để thoát nghèo xung quanh việc nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương.
Theo: LĐ