"Khi lực lượng Trung Quốc đập phá cabin trên tàu tôi, bất ngờ mảnh kính vỡ bay găm vào tay một người trong bọn chúng. Do bị thương nặng, phía Trung Quốc vội đưa người bị thương đi nên chúng tôi thoát nạn…”, thuyền trưởng Trần Hiền kể lại.
Luật pháp Việt Nam “quá cũ kỹ”?
- Cập nhật : 13/08/2014
Bộ Tư pháp đề xuất miễn, giảm các khoản thu với một số đối tượng vì lý do nhân đạo hoặc thực sự khó khăn, không có khả năng thi hành án
Tại phiên họp ngày 12-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về các dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Dạy nghề (sửa đổi) và Luật Thi hành án (THA) dân sự (sửa đổi).
Báo cáo về dự thảo Luật THA dân sự (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, ông Nguyễn Văn Hiện, nhấn mạnh đến đơn yêu cầu THA và miễn, giảm các khoản thu cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, sau khi tòa tuyên án, đương sự phải có đơn yêu cầu THA mới đòi được tài sản. Ủy ban Tư pháp cho rằng quyết định của tòa án có hiệu lực phải nghiêm chỉnh thi hành nên không cần quy định phải có đơn yêu cầu THA, trừ trường hợp người được THA từ bỏ quyền lợi hoặc các bên tự thỏa thuận được.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng rất đồng tình với quan điểm. Tuy nhiên, khi “chốt” lại nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu lại giao cơ quan thẩm tra sửa theo hướng cơ quan THA dân sự chủ động ra quyết định THA và ra quyết định THA theo đơn yêu cầu của đương sự. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp không đồng tình vì cho rằng để có phán quyết của tòa án, người dân đã phải nộp án phí và trải qua hành trình rất gian khổ.
Bảo vệ quan điểm của cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành. Ông viện dẫn điều 106 Hiến pháp quy định bản án có hiệu lực phải được thi hành nhưng vẫn phải có quyết định, nhất là án hình sự. Ông Nguyễn Văn Hiện tiếp tục phản bác: “Án hình sự có bản án rồi nhưng phải ra quyết định mới bắt được người ta đi tù. Còn án dân sự thì tài sản vẫn ở đó, cứ thế mà làm”.
Để bảo đảm hiệu lực pháp luật của bản án, Bộ Tư pháp đề xuất miễn, giảm các khoản thu ngân sách nhà nước cho một số đối tượng vì lý do nhân đạo hoặc thực sự khó khăn, không có khả năng THA. Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng luật pháp của Việt Nam quá cũ kỹ. Có những vụ án liên quan đến người nghiện hút đã phạt hình sự, cộng thêm 20 triệu đồng nữa mà vẫn “mãi mãi treo, không thi hành được”.
Không đồng ý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, ông Phan Trung Lý, cho rằng chỉ nên miễn giảm vì lý do nhân đạo. Theo ông, hạn chế trong THA chưa hẳn do pháp luật cũ kỹ mà là do khâu thi hành.
Thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm đến nội dung quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài và sở hữu chung - riêng tại chung cư. Dự thảo cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được nhập cảnh là có quyền sở hữu nhà ở, gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ, không hạn chế số lượng. Ông Phan Trung Lý cho rằng việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài không chỉ nhằm thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Dự thảo đã quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở nên không ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước. Việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để phòng chống rửa tiền.
Tô Hà - Theo Người Lao Động