Scotland được ví là “cha của Australia”. Người Scotland từng hình thành nên nhà nước Ấn Độ hiện đại. Người Scotland là người châu Âu đầu tiên vượt biển tới Canada. Vai trò quan trọng là vậy nhưng tại sao mảnh đất này lại thuộc về Vương quốc Anh? Tất cả xuất phát từ một dự án đầu tư mạo hiểm mà sau này biến thành một thảm họa với Scotland.
500 học sinh cấp 2 bãi khóa, biểu tình
- Cập nhật : 26/09/2014
Hãng thông tấn AFP đưa tin, hơn 500 học sinh trung học cơ sở của đặc khu hành chính Hong Kong - Trung Quốc đã tham gia vào đợt bãi khóa, biểu tình để phản đối quyết định của chính quyền trung ương về bầu cử lãnh đạo đặc khu. Đợt biểu tình này đã lan rộng đến khắp các tầng lớp sinh viên – học sinh tại Hong Kong.
Hàng trăm học sinh cấp hai tại Hong Kong ngày hôm nay 26-9 đã tham gia vào làn sóng biểu tình phản đối việc Bắc Kinh can thiệp và quyền dân chủ của đặc khu hành chính giàu có bậc nhất Trung Quốc này.
Theo phóng viên của AFP, vào tối ngày hôm qua, hơn 2000 người đã tập trung bên ngoài nhà riêng của lãnh đạo Hong Kong – ông Lương Chấn Anh - với hi vọng được gặp ông trực tiếp để nói lên tất cả những lo ngại của họ về tương lai chính trị của thành phố này. Tuy nhiên, ông Lương Chấn Anh từ chối đối thoại. Sáng sớm nay, cuộc biểu tình tiếp tục với sự tham gia của hơn 500 học sinh cấp 2, rất đông trong số đó mặc đồng phục trường mình.
“Tôi mong muốn có các cuộc bầu cử thực sự” – một sinh viên hô lớn khi những người biểu tình tiếp cận tòa nhà chính phủ.
“Chính quyền Bắc Kinh đã bỏ ngoài tai lời kêu gọi của chúng tôi. Vì vậy tôi nghĩ rằng việc hàng loạt học sinh trung học bãi khóa sẽ buộc họ phải lắng nghe nghiêm túc” – một nữ học sinh nói. “Học sinh cấp hai cũng có thể nhận thức được điều gì đang xảy ra ngoài xã hội. Do đó, tôi nghĩ rằng đa số các bạn cũng đang rất tức giận với quyết định vừa rồi của chính phủ”.
Hàng trăm học sinh cấp 2 tham gia cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm đến quyền dân chủ tuyệt đối của thành phố Hong Kong
Các bậc phụ huynh cũng rất ủng hộ con mình đấu tranh cho nền dân chủ Hong Kong và yêu cầu chính phủ thành phố tiếp tục duy trì sự tự do trong bầu cử như trước đây.
Ông Lam, cha của một học sinh tham gia biểu tình nói: “Tôi đến đây ủng hộ con tôi vì tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc đã lừa dối người dân Hong Kong và cho rằng chúng tôi chẳng biết gì”. “Cha mẹ tôi khuyến khích tư duy phản biện trong tôi và họ cũng rất quan tâm đến sự an toàn của tôi” – một nam sinh chia sẻ.
Hiện nay, các nhóm sinh viên – học sinh, cùng với các nhà hoạt động xã hội của thành phố, chính là lực lượng dẫn đầu các cuộc tuần hành và biểu tình tại thành phố Hong Kong.
Hong Kong được Anh trả về cho Trung Quốc từ năm 1997 với tính tự trị rất cao. Trung Quốc được mệnh danh là “một nước, hai chế độ” sau sự kiện này.
Tuy nhiên, tháng trước Bắc Kinh từ chối quyền tự do bầu cử người lãnh đạo Hong Kong của người dân ở đặc khu kinh tế này vào năm 2017 tới đây. Bắc Kinh muốn có đông hơn những ứng cử viên thân Trung Quốc vào ban lãnh đạo Hong Kong trong lần bầu cử tới.
Khải Hoàn (Theo Reuters/AFP)//PLO