Nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền làm thêm dịp hè của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, nhiều trung tâm tuyển dụng “ma” lấy mác công ty đăng tin tuyển dụng trên các trang web quảng cáo, rao vặt. Không có kinh nghiệm, bị những lời hứa hẹn lương cao, công việc nhàn hạ “che mắt”, nhiều sinh viên đã mất tiền cho các trung tâm tuyển dụng lừa.
Dấu hiệu lừa đảo: Vào làm việc ở sân bay giá 150 triệu đồng?
- Cập nhật : 01/08/2014
Nạn nhân đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an đề nghị làm rõ dấu hiệu lừa đảo “xin vào làm việc ở sân bay”.
Theo anh Nguyễn Anh C. (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM), vào tháng 9-2013 có người rỉ tai với anh: “Có mấy suất ở khâu kiểm hàng trong sân bay Tân Sơn Nhất. Ai có nhu cầu chỉ cần bỏ ra 150 triệu đồng sẽ được vào làm việc ở đây. Chỉ cần làm hai năm là có tiền mua xe hơi ngay”. Qua giới thiệu, anh C. đến Công ty Cổ phần Sài Gòn Việt Mỹ (đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình) gặp Đỗ Minh Trung - tự xưng là giám đốc và Lê Hồng Phước - phó giám đốc.
Cả hai nói với anh C.: “Đây là thông báo nội bộ, người thân mới biết tin này. Tôi đã xin cho mấy trường hợp vào Công ty Cổ phần Hàng không, anh cứ ứng trước 2/3 số tiền thì không mất cơ hội,…”.
Nghe vậy, anh C. xin việc cho bốn người và chuyển trước 400 triệu đồng vào tài khoản của Phước. Nhận tiền, Phước ký biên nhận đưa cho anh C. Khoảng một tuần sau, Phước đưa bốn bộ hồ sơ tuyển dụng có mộc đỏ “Công ty Cổ phần Đào tạo Nghiệp vụ Hàng không Việt Nam” làm anh C. càng tin tưởng.
Khoảng một tháng sau, anh C. nhận được điện thoại của một người tên Khanh xưng là cán bộ phòng tổ chức. Khanh nói đã nhận được bốn bộ hồ sơ xin việc nhưng vì chưa nhận được tiền nên sếp chưa quyết định. Lập tức, anh C. tìm Phước hỏi tại sao không chuyển 400 triệu đồng cho “cán bộ phòng tổ chức” thì Phước trả lời vì nhiều việc, hứa sẽ chuyển ngay.
Chờ mãi vẫn không thấy giấy gọi nhận việc nên anh C. liên lạc thẳng với Khanh. Khanh lái xe hơi bóng loáng đến gặp anh C. tại một quán cà phê gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Khanh cho biết chỉ nhận được 40 triệu đồng nên sếp không ký quyết định tuyển dụng. Để làm tin, Khanh gọi điện thoại cho ai đó rồi đưa máy cho anh C. nghe. Người này nói tên là Phi - “Trưởng phòng Tổ chức sân bay Tân Sơn Nhất” và huỵch toẹt quá ít tiền nên trên không chấp nhận. Sau khi anh C. năn nỉ, Phi hứa sẽ giải quyết nhanh và đề nghị anh C. chuyển thêm 150 triệu đồng nữa vào tài khoản của một người tên là Luân. Nghe theo, anh C. chuyển vào tài khoản của Luân 150 triệu đồng, từ đó đến nay anh C. không liên lạc được với Khanh.
Chờ quá lâu mà không được nhận vào làm việc tại sân bay, những người xin việc kéo nhau đến nhà anh C. đòi tiền. Ngày 12-7, anh C. tìm gặp được Phước đòi tiền thì Phước chỉ sang Trung giải quyết vì Trung là giám đốc. Tìm tới tận nhà Trung ở quận 6, anh C. nghe Trung than: “Mấy người làm ở khâu kiểm hàng đã đến tuổi về hưu. Nhưng chỗ này kiếm tiền ngon quá họ không chịu về hưu. Vì vậy anh chờ tôi bán đất ở Bình Thuận xong tui sẽ trả lại tiền cho anh…”.
Chúng tôi liên lạc với giám đốc Trung, mới đầu Trung không thừa nhận nhưng khi chúng tôi nói có biên nhận tiền do chính Lê Hồng Phước ký nhận thì Trung trả lời: “Để tôi liên lạc với các anh sau” rồi tắt máy.
ông Lê Trường Giang, người phát ngôn của Vietnam Airlines, khẳng định: “Vietnam Airlines không tuyển dụng người vào làm khâu kiểm hàng, không ai có tên như những người nêu trên và không có công ty nào là Công ty Cổ phần Hàng không. Đây là hành vi lừa đảo, đề nghị người dân làm đơn tố cáo gửi công an”.
QUỲNH ANH - AN DANH // Theo PLO
Theo anh LQD, do nghe Lê Công Ấn (ngụ đường Hải Phòng, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) nói quen biết với nhiều lãnh đạo có thể xin cho em gái anh D. vào làm việc tại BV quận Hải Châu với khoản phí lót tay hơn 50 triệu đồng. Sau hơn một năm đưa tiền, em gái anh D. vẫn chưa có việc làm. Bức xúc, anh D. đã gửi đơn đến Công an quận Hải Châu. Tại công an, Ấn trả lại cho anh D. 14 triệu đồng và cam kết trả số tiền 53 triệu đồng còn lại trong vòng một tháng rồi “xù” luôn đến nay.
Tương tự, anh KDT nhờ Ấn xin cho cháu vào làm việc tại trường học. Ấn ra giá 90 triệu đồng và hứa trả lại tiền nếu không xin được việc. Sau đó Ấn không xin được việc cho cháu anh T. mà không trả lại số tiền đã nhận.
Chị VTH tố cáo Ấn nhận 50 triệu đồng để xin cho chị đi dạy ở quận Hải Châu. Chờ hoài không thấy gì, chị H. kiên quyết đòi lại tiền, Ấn viết giấy tay hẹn lần này đến lần khác rồi không thực hiện.
Nhiều nạn nhân khác cũng tin lời Ấn “nổ” nên đưa tiền chạy việc để rồi tiền mất tật mang. Hiện vụ việc đang được Công an quận Hải Châu thụ lý, giải quyết.
LỆ THỦY