Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội vừa có văn bản đề xuất ý tưởng nghiên cứu xây dựng phương án thí điểm tổ chức các tuyến xe buýt nội đô không trợ giá với nội dung chủ yếu như hạch toán, tự cân đối chi phí không trợ giá của thành phố.
Để giảm bớt gánh nặng ngân sách trợ giá của thành phố cho xe buýt nội đô, kết nối giữa các bến xe khách, đáp ứng tập quán của người dân Việt Nam khi đi lại thường mang theo hành lý, hàng hóa và thực hiện chủ trương khuyến khích xã hội hóa loại hình xe buýt, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội vừa có văn bản đề xuất ý tưởng nghiên cứu xây dựng phương án thí điểm tổ chức các tuyến xe buýt nội đô không trợ giá với nội dung chủ yếu như hạch toán, tự cân đối chi phí không trợ giá của thành phố.
Các tuyến này kết nối giữa các bến xe khách trong nội thành với nhau, hành khách được mang theo hành lý, hàng hóa (miễn cước hành lý xách tay), có khoang chứa hành lý hàng hóa. Hành trình cơ bản theo một số tuyến nội đô hiện có, chạy lệch giờ hoặc điều chỉnh chút ít cho phù hợp với hạ tầng hiện có, được sử dụng hạ tầng phục vụ xe buýt nội đô theo quy định của thành phố.
Đối tượng tham gia: Các HTX vận tải và các doanh nghiệp vận tải đã có kinh nghiệm quản lý, điều hành vận tải trên địa bàn Hà Nội, ưu tiên kinh tế tập thể.
Sự cố sập trần bê tông chợ Nam Đông, xã Gio Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) xảy ra đã hơn 5 tháng, song đến nay vẫn chưa được nhà thầu thi công trở lại, khiến cho hàng trăm tiểu thương, người dân trên địa bàn phải đội nắng mưa, tụ họp mua bán ở khu vực chợ cũ, vốn chỉ có những lều quán rách nát, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Chợ mới Nam Đông do UBND huyện Gio Linh làm chủ đầu tư, với số vốn ban đầu là 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, kinh phí xây dựng công trình được phân bổ hằng năm theo chương trình mục tiêu của tỉnh và từ các dự án khác của huyện. Trong khi đó, tỉnh và huyện đều thiếu vốn nên tổng kinh phí đã bị cắt giảm xuống còn 9 tỷ đồng. Công trình theo đó bị cắt giảm một số hạng mục, từ thiết kế xây dựng ban đầu là 2 tầng xuống còn 1 tầng…
Lúc 15h15 ngày 8/2, gần 100 công nhân cùng 2 kỹ sư, 4 kỹ thuật viên đang tiến hành đổ bê tông trần chợ Nam Đông, thì toàn bộ trần này đổ sụp xuống. Sau sự việc, UBND huyện Gio Linh đã tổ chức kiểm điểm phê bình ông Hoàng Chiến Công, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện. Chấm dứt hợp đồng giám sát công trình trên đối với Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng Việt Nam (trụ sở TP Đông Hà, Quảng Trị), đơn vị do ông Công thuê giám sát công trình này.
Điều đáng nói, đến nay công trình vẫn chưa được thi công trở lại, trách nhiệm của các bên gồm đơn vị thi công, giám sát, thiết kế, đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Gio Linh vẫn chưa được làm rõ, xử lý nghiêm. Ông Công giải thích rằng, huyện đang phải chờ kết luận của Trung tâm Kiểm định chất lượng thuộc Sở Xây dựng Quảng Trị về giám định nguyên nhân sự cố sập chợ kể trên.
Theo đó, căn cứ vào kết luận này, ai sai sẽ bị xử lý, đồng thời sẽ có giải pháp cho thi công chợ trở lại. Hỏi tới khi nào trung tâm có kết luận? Ông Công trả lời: Huyện hợp đồng thuê trung tâm, theo đó đến cuối tháng 6/2015 có kết luận, nhưng đến nay vẫn chưa có, còn phải đợi (!?)…
Tìm hiểu sự việc về trách nhiệm giám sát công trình, ông Nguyễn Xuân Quang, Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng Việt Nam (đơn vị được ông Công thuê giám sát công trình trên) đã từ chối trả lời, với lý do không trực tiếp giám sát, không biết rõ sự việc; việc giám sát công trình là do các cán bộ của ông đảm nhận (!?).
Trong khi đó, ông Hoàng Văn Nam, Giám đốc Công ty CP Xây dựng số 5, là đơn vị thi công chợ Nam Đông khẳng định: “Mỗi ngày họ (đơn vị giám sát) cử một cán bộ nên tôi không rõ là ai giám sát” (!?). Hỏi về việc đổ trần bê tông chợ Nam Đông, ông Nam nói: “Sau khi bên giám sát kiểm tra kỹ thuật và ký vào biên bản cho phép, thì chúng tôi mới tiến hành đổ bê tông trần chợ. Thời điểm trần chợ bị sập, công trình này đã được thi công, giải ngân gần 4,5 tỷ đồng”.
-----------------------
Cấm các trường THCS tổ chức kiểm tra, sát hạch để xếp lớp đầu năm
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn gửi các trưởng phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn về việc không thi, kiểm tra, sát hạch để xếp lớp đầu năm học.
Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT các quận, huyện chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn tuyệt đối không được thi, kiểm tra, sát hạch học sinh lớp 6 mới vào trường để xếp lớp dưới mọi hình thức kể từ năm học 2015-2016.
Riêng việc rà soát với học sinh lớp 6 để tiến hành học tập môn ngoại ngữ phải thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của sở; thực hiện nghiêm túc việc không tổ chức trường chuyên ở THCS, trừ các trường năng khiếu về nghệ thuật và thể thao.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT còn yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyên truyền để các bậc phụ huynh và cha mẹ học sinh được biết chủ trương và quy định trên để cùng với cơ quan quản lý giám sát việc thực hiện quy định này tại các cơ sở giáo dục.
-------------------------
Từ 15/7: Xe taxi, rơ-moóc phải truyền dữ liệu giám sát hành trình
Theo nghị định, xe taxi, xe đầu kéo rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị GSHT và thiết bị này phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các Sở GTVT thông báo đến các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ giám sát hành trình (GSHT) xe ôtô thực hiện việc truyền dữ liệu từ thiết bị GSHT do đơn vị lắp đặt trên xe taxi, xe đầu kéo rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc, xe tải về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Nghị định 86.
Theo lộ trình quy định tại Nghị định 86, trước ngày 1/7/2015, xe taxi, xe đầu kéo rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị GSHT và thiết bị này phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Thời gian truyền dữ liệu của các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi, xe đầu kéo rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam bắt đầu từ ngày 15/7/2015.
---------------------------
Siết chặt hoạt động vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội
Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, thời gian qua tại các tuyến đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng, chân cầu vượt Mai Dịch, khu vực trước cổng Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, Bến xe Nam Thăng Long… thường xuyên xảy ra tình trạng xe khách dừng đỗ đón trả khách gây ùn tắc giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Danh sách các xe đã được Sở GTVT Hà Nội tổng hợp, gửi tới Sở GTVT các địa phương và các cơ quan liên quan. Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách liên tỉnh tuyến cố định tại Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Sở GTVT các địa phương yêu cầu các đơn vị vận tải nghiêm túc chấn chỉnh lái xe chấp hành nghiêm các quy định về hoạt động vận tải; thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh lái xe thông qua phần mềm kiểm tra và thiết bị giám sát hành trình.
Nếu các đơn vị còn để phương tiện vận tải vi phạm, Sở GTVT Hà Nội sẽ yêu cầu các bến xe trên địa bàn từ chối phục vụ. Bên cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội cũng yêu cầu Thanh tra GTVT phối hợp với các lực lượng thuộc Bộ GTVT và Công an TP Hà Nội tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách trên địa bàn TP; tổng rà soát phương tiện và đơn vị kinh doanh vận tải…
-----------------------