UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt đề án nghiên cứu phương án khôi phục không gian Điện Kính Thiên theo đề nghị của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.
Mục tiêu của đề án nhằm sưu tầm, khảo cứu tư liệu, khảo sát, thực hiện công tác khai quật khảo cổ và định hướng công tác nghiên cứu toàn diện, chi tiết không gian Điện Kính Thiên. Từ đó tạo tiền đề để cơ quan nhà nước quyết định khôi phục Chính điện Kính Thiên và toàn bộ không gian Điện Kính Thiên.
Phạm vi không gian nghiên cứu tổng quan gồm giới hạn địa lý của Kinh thành, Hoàng thành, Cấm thành Thăng Long qua các triều đại lịch sử. Cụ thể, giới hạn vào các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn và các triều đại có liên quan làm cơ sở đối sách. Trong đó, tập trung nghiên cứu vào triều Lê (thời Lê Trung Hưng).
Đối với không gian Điện Kính Thiên gồm các bộ phận kiến trúc chính là cửa Đoan Môn, sân Đan Trì, Chính điện Kính Thiên, tường hành cung, Hậu Lâu và công trình phụ trợ khác. Trong đó quan trọng nhất là Điện Kính Thiên.
Đại Việt Sử ký toàn thư ghi rõ Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên - Thiên An thời Lý, Trần.
Qua thời gian, dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57m, rộng 41,5m, cao 2,3m và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn 100 cm.
Mặt trước, hướng chính nam của Điện Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có kích thước: ngang 13,7 m, dọc 4,45 m, cao 2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn...
Mặc dù ông Nguyễn Trọng Hài - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lào Cai - cho biết đang chỉ đạo nhà thầu khắc phục tình trạng nứt nẻ tại đoạn Km 21 - 22 QL4D (TP Lào Cai - Sa Pa), nhưng Tổng cục Đường bộ Việt Nam vẫn lập đoàn công tác đi kiểm tra sự việc.
Thông tin từ lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngay sau khi tiếp nhận thông tin mặt đường tại Km21-22 QL4D bị nứt nẻ nghiêm trọng, lãnh đạo Tổng cục đã giao thành lập ngay một đoàn công tác đi Lào Cai để trực tiếp kiểm tra, đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân gây nứt.
Về tiến trình giải quyết sự việc, ông Nguyễn Trọng Hài cho biết, lãnh đạo Sở GTVT Lào Cai đã chỉ đạo Công ty Bảo dưỡng đường bộ Lào Cai phối hợp với các lực lượng chức năng vào cuộc xử lý.
“Trước mắt, Sở GTVT tỉnh Lào Cai bỏ tiền ra để khắc phục, sửa chữa cho đoạn đường bị nứt nẻ do công trường Nhà máy thuỷ điện Cốc San gây nên. Qua kiểm tra, chúng tôi xác định khu vực bị nứt nẻ có chiều dài khoảng 50m. Sự việc cũng đã được báo cáo lên UBND tỉnh Lào Cai để tiến hành họp bàn làm rõ nguyên nhân” - ông Hài cho hay.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc mặt đường chỉ trải một lớp nhựa mỏng, có hay không tình trạng công trình xuống cấp là do không đảm bảo chất lượng? Ông Hài cho rằng, việc rải nhựa mặt đường phải được đảm bảo thực hiện theo thiết kế chứ không phải dựa vào độ dày hay mỏng của mặt đường.
Đối với các đoạn đường sửa chữa, cơ quan chức năng chỉ duyệt cho rải lớp nhựa dày 5 phân. Đoạn đường này đã được giao cho Sở GTVT tỉnh Lào Cai quản lý và chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng. Tuy nhiên, đơn vị bảo dưỡng, duy tu đã chậm phát hiện và khắc phục khi sự cố xảy ra.
Ông Hài cũng khẳng định, nguyên nhân là do công trường Nhà máy Thủy điện Cốc San (gần đó), trong quá trình thi công đã nổ mìn gây nên tình trạng nứt nẻ nghiêm trọng trên mặt đường đoạn Km 21-22 từ Lào Cai lên Sa Pa.
Theo nguyên tắc, khi xảy ra sự cố trên tuyến đường, Sở GTVT có trách nhiệm khắc phục ngay để đảm bảo an toàn giao thông. Còn đối với trách nhiệm do nhà máy gây ra, các cơ quan chức năng đang xem xét giải quyết.
“Sở GTVT sẽ yêu cầu Nhà máy Thủy điện Cốc San có trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng trên. Phía UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo, giao Sở Công thương chủ trì để xử lí việc này. Sau khi khắc phục xong, các đơn vị sẽ có văn bản báo cáo UBND tỉnh và đề nghị xem xét nguyên nhân để giải quyết. Nếu xác định lỗi của Nhà máy Thủy điện Cốc San, họ sẽ phải bồi hoàn chi phí sửa chữa” - ông Hài nói.
Theo ông Hài, khi phát hiện Nhà máy Thủy điện Cốc San nổ mìn gây ảnh hưởng cho tuyến đường, huyện Sa Pa đã có báo cáo sự việc ngay. Hiện Nhà máy này đã phải dừng nổ mìn và chuyển sang phương án thi công khác. Do đó, việc yêu cầu trách nhiệm của Nhà máy hoàn toàn có thể giải quyết được.
Như Dân trí đã thông tin, tại đoạn Km 21-22 hướng từ Lào Cai lên huyện Sa Pa xuất hiện nhiều vết nứt lớn kéo dài, kèm theo việc trồi nhựa, lộ ra những khoảng trắng của mặt đường nhựa cũ, gây nên tình trạng mấp mô, khiến các phương tiện tham gia giao thông khi qua đoạn này đều phải đánh tay lái để tránh những vết nứt nẻ nghiêm trọng.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về kết quả đánh giá chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về nguyên nhân gây nứt.
-----------------------
Yêu cầu tăng cường các biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT) vừa có công điện yêu cầu các Bộ ngành, các tỉnh và thành phố tăng cường biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt trước những diễn biến phức tạp và tình hình tai nạn có xu hướng gia tăng.
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, riêng 9 ngày tết Nguyên đán Ất Mùi đã xảy ra 10 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 9 người, bị thương 3 người. Mới đây nhất là vụ tai nạn giao thông ngày 10/3, tại Km 639+750 (đường ngang có thiết bị cảnh báo tự động) trên đường sắt Bắc - Nam thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tàu khách SE5 do đầu máy số hiệu D19E - 968 kéo, chạy hướng Bắc - Nam đã đâm vào ô tô đầu kéo biển kiểm soát 75C-031.99 kéo rơ móc BKS 75C - 00185 đang chở đá băng qua đường sắt, hậu quả làm 1 người chết và 3 người bị thương.
Các vụ tai nạn đường sắt xảy ra chủ yếu tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt (đường ngang), nhất là đường ngang khu vực dân sinh. Nguyên nhân gây tai nạn phần lớn do người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành đúng các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ khi vượt qua đường sắt.
Để ngăn chặn tình trạng này, bảo đảm TTATGT đường sắt, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam khẩn trương chỉ đạo, thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa.
Với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn, sửa chữa đường sắt bảo đảm thông tuyến trong thời gian sớm nhất; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình nạn nhân tử vong và nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn.
Chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình, quy phạm an toàn giao thông đường sắt của đội ngũ nhân viên gác đường ngang; thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn trên hệ thống đường ngang; bố trí cảnh giới tại các đường ngang có tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn; tuyên truyền hướng dẫn quy tắc an toàn giao thông đường bộ khi vượt đường sắt cho người tham gia giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải cần chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan có liên quan rà soát các vị trí đường ngang không người gác (đường ngang cảnh báo tự động, đường ngang biển báo) để cắm biển báo hiệu phù hợp.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, nhất là quy tắc giao thông khi đi qua đường sắt và cảnh báo các nguy cơ, hậu quả tai nạn giao thông tại các đường ngang đường sắt trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương, qua hệ thống truyền thanh xã, phường.
Đối với Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua phối hợp Tổng Công ty đường sắt Việt Nam triển khai thực hiện các giải pháp trong Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020. Tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc bảo đảm TTATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép.
Các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết quy tắc giao thông đường bộ khi vượt qua đường sắt và cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại các đường ngang đường sắt nhất là đường ngang không có gác chắn trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, qua hệ thống truyền thanh xã, phường.
Cùng với đó, các tỉnh và thành phố chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp với Thanh tra giao thông, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nắm vững giờ tàu qua địa bàn để tăng cường công tác kiểm tra tại các đường ngang có rào chắn và thiết bị cảnh báo tự động để phát hiện, xử lý vi phạm (đóng mở chắn, hoạt động của thiết bị) và xử phạt vi phạm quy tắc giao thông khi đi qua đường sắt đối với người tham gia giao thông đường bộ.
Kiểm tra, rà soát các điểm giao cắt, tổ chức giải tỏa bảo đảm tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt; nâng cấp, cải tạo các đường ngang tạo bề mặt lối đi bằng phẳng, êm thuận; cắm đầy đủ biển báo hiệu, làm gờ giảm tốc trên đường bộ địa phương quản lý.
Yêu cầu đối với đường ngang không có rào chắn và thiết bị cảnh báo tự động mà có mật độ phương tiện giao thông cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại nạn thì phải tổ chức cảnh giới, bảo đảm an toàn. Đối với các đường ngang trong đô thị đẩy nhanh việc thực hiện phương án kết nối hai hệ thống tín hiệu đường sắt và đường bộ để hạn chế ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành.
---------------------