Tin kinh tế trưa 05-12-2014: Kinh tế VN đang phục hồi, song còn nhiều lo ngại - Vẫn nhập của Trung Quốc từ đôi đũa

  • Cập nhật : 05/12/2014

 Kinh tế VN đang phục hồi, song còn nhiều lo ngại

Theo Ngân hàng Thế giới (Word Bank - WB), GDP VN năm 2014 dự báo đạt 5,6%, tăng hơn mức 5,4% năm 2013. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể cao hơn doanh nghiệp thành lập mới là điều đáng lo ngại.
 
Mở đầu buổi họp báo công bố báo cáo về tình hình kinh tế VN diễn ra hôm nay 3-12, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại VN, nhấn mạnh nhiều chỉ số cho thấy nền kinh tế VN đang phục hồi.
 
Cụ thể, theo ông Sandeep Mahajan, tăng trưởng kinh tế VN dự báo sẽ cải thiện từ mức 5,4% năm 2013 lên 5,6% năm 2014. Chỉ số lạm phát ổn định vào năm 2014 ở mức 5%.
 
“Tâm lý kinh doanh khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện trong một năm trở lại đây. Nhận định này được đưa ra qua chỉ số môi trường kinh doanh của Phòng thương mại châu Âu tại VN đánh giá tâm lý các doanh nghiệp châu Âu đang kinh doanh tại VN. Chỉ số này trong quý 3-2014 đã đạt mốc kỷ lục trong 3 năm qua. Điều này thể hiện sự lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài” - ông Sandeep Mahajan nhấn mạnh.
 
Cũng theo ông Sandeep Mahajan, viễn cảnh khả quan chủ yếu nhờ ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động tốt của các ngành chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài. Điều kiện kinh tế vĩ mô tích cực cũng giúp cải thiện vị trí xếp hạng về rủi ro quốc gia, giúp Chính phủ phát hành thành công 1 tỉ USD trái phiếu trên thị trường quốc tế với điều kiện khá hợp lý.
 
Tuy nhiên, ông Sandeep Mahajan cũng lo ngại nợ công tăng nhanh và xu hướng tăng cao vẫn đang diễn ra trong những năm tới, dự kiến đạt đỉnh 60% vào năm 2017.
 
Trong báo cáo tình hình phát triển kinh tế VN, WB đánh giá VN có độ rủi ro về nợ công thấp nhưng tổng mức nợ công và nghĩa vụ trả nợ gia tăng đang gây nhiều quan ngại. Nhất là các khoản nợ vay trong nước tăng khá nhanh trong mấy năm vừa qua từ 18,4% GDP năm 2011 lên 25,2% năm 2013.
 
Bên cạnh đó, ông Sameer Goyal, chuyên gia tài chính cao cấp WB tại VN, cho rằng tín dụng tăng trưởng thấp và dưới mức kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do cân đối tài chính không tốt của các ngân hàng cộng với mối lo ngại về sức khỏe tài chính của người đi vay…
 
Một điều đáng lưu tâm trong năm 2014, theo ông Sandeep Mahajan, số lượng doanh nghiệp đóng cửa và ngừng hoạt động lại tỉ lệ nghịch với số doanh nghiệp mới thành lập.
 
Trong 10 tháng đầu năm nay có thêm 54.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động và phải đóng cửa, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số doanh nghiệp mới thành lập lại giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
 
Phải đẩy nhanh tốc độ cải cáchThẳng thắn chỉ ra hạn chế cũng như nêu những khuyến nghị đối với VN, bà Victoria Kwakwa, giám đốc quốc gia WB tại VN, nhấn mạnh: “Tiềm năng để kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ có thể thành hiện thực khi đẩy nhanh việc giải quyết những bất cập của khu vực doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng".
 
Như trong kế hoạch năm nay, VN sẽ cổ phần hóa 200 doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên ước tính năm 2014 mới chỉ có 70 đơn vị cổ phần hóa, rõ ràng chưa đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra từ đầu năm.
 
"Việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước chậm chạp đang gây trở ngại tới hiệu quả và năng suất của nền kinh tế. Song, cũng phải nói thêm rằng cổ phần hóa không nên chỉ đạt mục tiêu về số lượng mà quan trọng là cổ phần hóa như thế nào", bà Victoria Kwakwa lo ngại.
-------------------------
VN nhập than từ Trung Quốc tới trên 300.000 tấn/năm
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mỗi năm VN đang nhập khẩu tới trên 2 triệu tấn than, trong đó có đến tới trên 300.000 tấn nhập từ Trung Quốc.
 
Cụ thể, Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan cho biết trong năm 2013, VN đã nhập khẩu tới 2,2 triệu tấn than đá với trị giá trên 264 triệu USD.
 
Năm 2014, theo kế hoạch, TKV sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn than. Lý do xuất khẩu dù trong nước đang sắp thiếu than được TKV nêu chủ yếu để có vốn đầu tư, nâng khả năng đáp ứng nhu cầu than trong nước.
Trong 9 tháng đầu năm nay, số than nhập khẩu của VN cũng đã đạt 2,2 triệu tấn.
 
Đáng chú ý, nếu chia theo thị trường, Tổng cục Hải quan khẳng định VN nhập khẩu chủ yếu từ Nga, Ấn Độ, Malaysia và Trung Quốc. Trong đó, năm 2013 nhập từ Trung Quốc tới 153 ngàn tấn than, còn chín tháng đầu năm nay nhập từ Trung Quốc tới hơn gấp đôi, đạt 356 ngàn tấn (tương đương 92,5 triệu USD).
 
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) khẳng định TKV chưa hề nhập một tấn than nào từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Biên cho rằng có khả năng nhiều nhà máy xi măng, hóa chất, nhất là khu vực phía Nam đã nhập khẩu than từ Trung Quốc.
 
Lý do các nhà máy này phải nhập than Trung Quốc, ông Biên nói có thể vì công nghệ ngay từ khi xây dựng đã xác định loại than phù hợp là than nhập khẩu...
-------------------------
Vẫn nhập của Trung Quốc từ đôi đũa
 Số liệu thống kê mới nhất trong 11 tháng qua đã khiến nhiều người giật mình vì con số nhập siêu từ Trung Quốc đã vọt lên đến 26,4 tỉ USD, tăng 22,1%. 
 
Trước đó nhiều cơ quan chức năng, hiệp hội ngành hàng đã lên tiếng cảnh báo và đề ra nhiều giải pháp...
 
Hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc vẫn nhan nhản xuất hiện khắp các chợ, nhà hàng, quán ăn. Sức tiêu thụ không giảm, thậm chí còn lấn át hơn trước do giá ngày càng rẻ.
 
Cần xác định các đối tác kinh tế chiến lược như Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và ASEAN để xây dựng cơ sở hợp tác dài hạn, dần giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc 
 
Vẫn nhập từ đôi đũa...
 
Với nhu cầu tìm mua các loại đũa gỗ về để kinh doanh nhà hàng, chúng tôi bước vào gian hàng của chị Hoa tại chợ Tân Trụ (Q.Tân Bình, TP.HCM
 
Sau một hồi giới thiệu, chị Hoa lôi ra mấy bịch đũa gỗ đóng gói sẵn nhập từ Trung Quốc nói: “Loại cân ký bán được lắm, người ta mua về kinh doanh quán cơm không đó”. Theo giới thiệu của chị Hoa, đũa gỗ bán theo dạng 5-10kg/bịch, giá dao động từ 30.000-50.000 đồng/bịch. Cũng loại đóng bịch nhưng có thêm bao nilông cho sang giá sẽ cao hơn 5.000-10.000 đồng/bịch.
 
Ngoài đũa gỗ, chỉ cần hỏi các loại tăm tre, chén, đĩa đều được chủ sạp này giới thiệu với mức giá rất rẻ.
 
Theo chị Hoa, các mối quen nhà hàng, quán ăn chỉ cần “alô” là hàng được giao đến tận nhà, mỗi ngày chị có thể bán 50-60kg đũa gỗ cho các nhà hàng, quán ăn bình dân. “Vẫn bán đều đều thôi em, ế gì thì ế chứ loại này năm trước bán sao, năm nay vẫn vậy à” - chị Hoa bộc bạch.
 
Ghi nhận tại nhiều chợ khác như Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) hay chợ Gò Vấp, nơi tập trung đông quán ăn, nhà hàng bình dân. Chỉ cần hỏi các loại đũa gỗ, tiểu thương nhanh chóng trưng ra đủ loại đũa có xuất xứ từ Trung Quốc cho người mua chọn lựa, phần lớn được giới thiệu rẻ hơn hàng VN rất nhiều.
 
Trong khi 5kg đũa Trung Quốc có giá 25.000-30.000 đồng thì đũa VN đóng gói 6 đôi/bịch có giá 21.000-35.000 đồng/bịch. Theo lý giải của tiểu thương, giá rẻ quyết định sức mua mặt hàng đũa Trung Quốc, có sạp bán tới 80-100kg đũa gỗ Trung Quốc/ngày, nhưng hàng VN chỉ được vài bịch.
 
Không riêng gì mặt hàng tiêu dùng, nhóm hàng thực phẩm như trái cây, rau củ... có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn tăng đều đặn về các chợ.
 
Tại chợ đầu mối Thủ Đức, nhiều chủ sạp cho hay trái cây đang vụ cam, lựu, còn các loại như táo, lê, hồng, nho có xuất xứ Trung Quốc vẫn xuất hiện đều đặn.
 
Chủ sạp Huệ, chợ Thủ Đức, khi được hỏi lượng hàng về chợ so với trước tăng hay giảm, chủ sạp này chỉ trả lời ngắn gọn: “Lượng hàng vẫn lấy như cũ”. Tại chợ lẻ như Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), chị Hạnh, tiểu thương bán hàng trái cây, cho biết: “Trái cây ngoại như Mỹ, Úc thì vẫn bán bình thường, nhưng mối lái hỏi hàng Trung Quốc vẫn phải lấy hàng về bán do giá rẻ”.
 
Theo chị Hạnh, hàng Trung Quốc vào nhà hàng, quán karaoke đều đã được chế biến, người tiêu dùng khó nhận diện và phân biệt hơn nên vẫn bán được đều đều, không giảm so với trước đây.
 
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng vừa qua, tổng giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lên tới 39,9 tỉ USD, vẫn tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2013. Cân đối với con số xuất khẩu hàng VN sang thị trường này, nhập siêu từ Trung Quốc 11 tháng đã lên tới 26,4 tỉ USD, tăng 22,1%.
 
Nhập khẩu với số lượng khủng
 
Không chỉ áp đảo về số lượng, Trung Quốc còn dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu ở nhiều mặt hàng nhập khẩu quan trọng.
 
Theo Tổng cục Hải quan, số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 6,45 tỉ USD, chiếm hơn 30% so với tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này của cả nước.
 
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ Nhật Bản chỉ đạt 2,98 tỉ USD, chiếm 15,8%; Hàn Quốc: 2,54 tỉ USD, chiếm 13,8% so với tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm nay.
 
Cũng theo Tổng cục Hải quan, sắt thép các loại là một trong những mặt hàng mà Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trên thế giới xuất khẩu vào VN.
 
Sản lượng sắt thép cả nước nhập về từ Trung Quốc đạt 4,77 triệu tấn, gấp 2,5 lần so với lượng nhập từ Nhật Bản và gấp 4 lần so với nhập từ Hàn Quốc...
 
Ông Phạm Sỹ Thành - giám đốc chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết việc VN nhập siêu là do chưa tận dụng được nhiều ích lợi từ hoạt động thương mại với Trung Quốc.
 
Cụ thể là hàng VN xuất khẩu sang Trung Quốc, chủ yếu là thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
 
Thực tế, VN chưa nhận được những ích lợi từ thương mại với Trung Quốc giống như những gì mà Malaysia, Thái Lan, Philippines hay Singapore nhận được.
 
Trung Quốc là nước cung cấp nguyên vật liệu dệt may, da giày lớn nhất cho VN. Theo Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm lên đến 5,6 tỉ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ 2013.
 
Ông Thành cho rằng con số trên đã cho thấy mức độ phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc của các ngành như dệt may, da giày... do VN chưa phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ.
 
Đặc biệt theo ông Thành, vấn đề với VN là nhập siêu với Trung Quốc, gồm cả nhập công nghệ còn có nguy hại ở chỗ nó sẽ tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp (để tăng năng suất, chất lượng - PV).
 
Trong một trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hồ Trung Thanh, nguyên cán bộ nghiên cứu Viện Nghiên cứu thương mại, cho rằng nhập siêu Trung Quốc còn có lý do vì nhiều doanh nghiệp sản xuất ở VN như các ngành dệt may, da giày... nhưng lại nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã nằm trong chuỗi cung ứng của họ, nên họ không dễ dàng chuyển sang nhập khẩu các nguồn khác bởi nguyên vật liệu, máy móc từ Trung Quốc có ưu điểm giá hợp lý, thời gian vận chuyển nhanh...
 
Về giải pháp, ông Phạm Sỹ Thành nêu việc giảm ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc là cần thiết nhưng không nên đặt ra trong thời gian quá ngắn hạn, vì việc tìm kiếm nguồn hàng thay thế hàng từ Trung Quốc có chi phí thấp trong thời gian ngắn là bất khả thi. Tuy nhiên, VN nên có những cải cách để giảm dần phụ thuộc.
 
Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế, ông Thành cho rằng VN phải tận dụng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như một cơ hội và một áp lực nhằm cải thiện chất lượng thể chế (việc giảm thuế, tự do thương mại sẽ giúp hàng hóa, máy móc từ các nước phát triển trong TPP như Mỹ, Nhật... về VN dễ hơn - PV).
 
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông Phạm Sỹ Thành cho rằng nằm sát với thị trường khổng lồ Trung Quốc, VN cũng có cơ hội lớn về mặt thương mại nếu phát triển được ngành hàng xuất khẩu có tính bổ sung cho thị trường Trung Quốc (hiện tại, hàng VN có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, da giày... đều là mặt hàng Trung Quốc cũng có thế mạnh). 
 
Trong một trao đổi với báo chí, TS Nguyễn Đức Thành, viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng khả năng giảm phụ thuộc của nền kinh tế VN vào Trung Quốc là có thể. Hiện nay, VN nhập nhiều sản phẩm như máy móc thiết bị, thậm chí nguyên vật liệu từ Trung Quốc.
 
Lý do là giá rẻ, giúp doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, đã đến lúc tính toán đa dạng hóa nguồn cung cấp, giá có thể đắt hơn, nhưng theo ông Thành, doanh nghiệp cần tính xa và sẽ phải chấp nhận việc quay vòng vốn có thể chậm hơn.
(Tuổi Trẻ)
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo