Tin kinh tế trưa 03-02-2015: Hiệp hội Mía đường tính cách thoát sức ép từ Bầu Đức - "Lạm phát 2015 chỉ ở mức 3%"

  • Cập nhật : 03/02/2015
Hiệp hội Mía đường tính cách thoát sức ép từ Bầu Đức
Hiệp hội Mía đường tính cách thoát sức ép từ Bầu ĐứcHiệp hội Mía đường vừa đề xuất hai phương án thực hiện đấu thầu nhập khẩu đường: Cơ chế rộng rãi và cơ chế đấu thầu kép. 
 
Theo đó, phương án 1 (cơ chế rộng rãi) trong đó cho phép nhập 100% đường thô; không giới hạn đối tượng tham gia nhập khẩu; số lượng đường nhập khẩu trong hạn ngạch theo cam kết WTO có nguồn gốc từ bất kỳ quốc gia nào thì được hưởng thuế ưu đãi theo các Hiệp định thuế quan đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết.
 
Số lượng đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu theo biểu thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch của WTO; hạn ngạch nhập khẩu hàng năm được thông báo rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
Theo phương án này, việc đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường hàng năm là đấu thầu mức phí cam kết nộp vào ngân sách Nhà nước, trên nguyên tắc đối tượng nào cam kết nộp phí cao hơn thì sẽ trúng thầu.
 
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng trình thêm một phương án đấu thầu có chọn lọc, trong đó thực hiện cơ chế đấu thầu kép: Đấu thầu nhập khẩu và đấu thầu bán ra tại thị trường nội địa để điều tiết cung cầu và giữ được bình ổn giá. Hiệp hội cho rằng nên sử dụng quỹ bình ổn quốc gia để nhập khẩu đường.
 
Hai phương án của Hiệp hội Mía đường Việt Nam đưa ra sau khi Bộ Công thương có kiến nghị Thủ tướng cho phép HAGL đưa đường thô từ Lào về VN tinh chế rồi xuất khẩu qua chính cửa khẩu này.
 
Ngày 19/2/2014, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (Đồng Nai) được nhập khẩu 30.000 tấn đường thô của Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu (Lào), tinh luyện và xuất khẩu toàn bộ sản phẩm qua cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai theo đúng quy định về xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ.
 
Vấn đề này khiến (VSSA) rất bức xúc. Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch VSSA kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chấp thuận việc nhập khẩu này cũng như không cho phép xuất khẩu đường có nguồn gốc không phải từ mía do người dân Việt Nam trồng qua cửa khẩu tiểu ngạch, lối mở sang Trung Quốc - mà cụ thể ở đây là cửa khẩu phụ Bản Vược, huyện Bát Xát - Lào Cai.
 
Theo VSSA, việc cho phép Đường Biên Hòa nhập đường thô của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào về tinh chế sẽ “bóp chết” hơn 40 doanh nghiệp mía đường trong nước.
 
Phản hồi lại VSSA, Chủ tịch của Hoàng Anh Gia Lai là ông Đoàn Nguyên Đức (thường được biết đến tên gọi bầu Đức) đã khẳng định việc nhập đường bán cho nhà máy đường Biên Hòa tinh luyện và xuất khẩu sẽ không ảnh hưởng đến doanh nghiệp mía đường trong nước.
 
Đa số các chuyên gia kinh tế đều đồng tình với việc cho phép Đường Biên Hòa được mua đường thô của Hoàng Anh Gia Lai nhập khẩu tại Lào. Tuy nhiên các cơ quan quản lý cần giám sát để lượng đường sau khi được tinh luyện phải xuất 100% ra thị trường nước ngoài, tránh ảnh hưởng doanh nghiệp mía đường trong nước.
-----------------------

 “Việc thừa nhận Uber tại Việt Nam là cần thiết”

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng, việc xem xét thừa nhận hoạt động cung cấp dịch vụ của Uber tại Việt Nam là cần thiết song cần nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý phù hợp trên quan điểm tôn trọng sự phát triển của thị trường, bảo vệ quyền lợi NTD.
 
Trong thời gian gần đây, sự tham gia của dịch vụ đặt xe Uber tại các thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã tạo nhiều dư luận trên các phương tiện truyền thông và cũng là một “bài toán” chính sách mà các cơ quan quản lý chưa có phương án chung để trả lời. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã chính thức công bố quan điểm về vấn đề đang gây tranh cãi này.
 
Tháng 8/2014, Công ty TNHH Uber Việt Nam chính thức thành lập thông qua thủ tục đăng ký đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài Uber International Holding B.V làm chủ đầu tư. Uber đã triển khai cung cấp ứng dụng qua phần mềm cài đặt trên điện thoại thông minh để kết nối giữa người cần di chuyển và người cung cấp dịch vụ vận tải. 
 
Trong các thông tin cung cấp cho báo chí và giải trình với các cơ quan quản lý, Công ty Uber khẳng định loại hình kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ công nghệ và không trực tiếp kinh doanh vận tải hành khách. 
 
Tuy nhiên, theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, việc cung cấp ứng dụng và đồng thời tham gia định giá dịch vụ, thu phí, điều phối xe, thu thập thông tin người dùng đã khiến Công ty Uber không chỉ đơn thuần là công ty cung cấp công nghệ như Công ty khẳng định. Đây chính là vướng mắc pháp lý cơ bản mà Công ty Uber gặp phải tại các quốc gia sử dụng dịch vụ này.
 
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đánh giá, tại Việt Nam, một bộ phận người dùng có thiện cảm với dịch vụ của Uber do tiết kiệm chi phí và thời gian chờ đợi, dịch vụ Uber cũng mang trải nghiệm mới cho người dùng thay vì sử dụng taxi truyền thống. Đó cũng là những ưu điểm vượt trội của Uber bên cạnh những giá trị kinh tế và lợi ích xã hội nói chung mà mô hình của Uber có thể mang lại. 
 
Một cách khái quát hơn, loại hình dịch vụ này về cơ bản đã tạo kết nối trực tiếp và hiệu quả giữa cung và cầu, là một hình thức của mô hình kinh tế chia sẻ (sharing economy) nhằm tận dụng nguồn lực dư thừa của xã hội để tạo thêm thu nhập cho một bộ phận người lao động và cung cấp cho người tiêu dùng thêm lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ. 
 
Có thể nói, việc áp dụng khoa học-công nghệ thay thế những quy trình giao dịch truyền thống là sự phát triển tất yếu khi khoa học-công nghệ đã đáp ứng được hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh, thương mại điện tử. Như vậy, nếu như coi đây là bước đi tất yếu của thị trường, thì “bài toán” Uber chỉ là phép thử bước đầu đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng hợp lý quy định pháp luật đối với các hình thức kinh doanh sử dụng ứng dụng công nghệ, không chỉ trong lĩnh vực giao thông vận tải mà còn trên nhiều lĩnh vực khác – Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
 
Cần thiết phải làm rõ hình thức hoạt động của Uber
 
Tuy nhiên, cũng đã có nhiều quan ngại về hoạt động của Uber do đây là hình thức kinh doanh chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. 
 
Một trong số những vấn đề mà Uber hiện đang gặp phải ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đó là việc xác định rõ hình thức kinh doanh của Uber là cung cấp dịch vụ hay kinh doanh vận tải đường bộ. Đây là việc làm cần thiết để có phương án quản lý nhà nước và tính thuế phù hợp. 
 
Bên cạnh đó, cần làm rõ hình thức kinh doanh của các cá nhân, tổ chức tham gia kết nối mạng Uber để cung cấp dịch vụ vận tải và thu lợi nhuận. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”, và do đó, những cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh sẽ phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế theo quy định của pháp luật.
 
Thứ hai, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cũng chỉ ra một vấn đề khác với Uber là việc quy định mức giá thấp hơn giá dịch vụ chuyên chở thông thường tại các quốc gia và không phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh về dịch vụ vận tải đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng Uber tham gia cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn hại đến lợi ích của nhiều doanh nghiệp và người lao động.
 
Thứ ba, trong một số trường hợp, người lái xe tham gia Uber không được đào tạo theo tiêu chuẩn và chọn lựa không đúng theo các tiêu chí mà Uber đã cam kết, đã có trường hợp gây nguy hiểm cho người sử dụng dịch vụ tại một số quốc gia. 
 
Thứ tư, hiện nay chưa có tiêu chí, điều kiện cụ thể về phương tiện tham gia cung cấp dịch vụ, do vậy có thể có xe kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, không có bảo hiểm hành khách tham gia chuyên chở gây nguy hiểm cho người sử dụng.
 
Thứ năm, hiện mới có một phương thức thanh toán là qua thẻ tín dụng, chưa có nhiều lựa chọn cho khách hàng như ví điện tử, tiền mặt.
 
Thứ sáu, vấn đề về trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng khi gặp các sự cố chưa được quy định rõ là thuộc về Công ty Uber hay người cung cấp phương tiện.
 
Như vậy, việc làm rõ hình thức hoạt động của Uber sẽ là bước đi cần thiết nhằm xác lập những chủ trương pháp lý đối với Uber. Nhưng rõ ràng, đây phải là nỗ lực phối hợp giữa các cơ quan quản lý bởi sự phát triển đa dạng của thị trường sẽ không phân định rạch ròi phạm vi quản lý của một tổ chức hành chính. 
 
Về quan điểm quản lý nhà nước, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh khẳng định, pháp luật Việt Nam đề cao quyền tự do kinh doanh của người dân thể hiện qua những quy định mới tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và cao nhất là tại Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người có quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. 
 
Trên tinh thần đó của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, việc xem xét thừa nhận hoạt động cung cấp dịch vụ của Uber tại Việt Nam với cơ chế quản lý thích hợp là cần thiết. Tuy nhiên, do đây là phương thức kinh doanh mới, chưa được quy định cụ thể nên cần nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý phù hợp trên quan điểm tôn trọng sự phát triển của thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ.
 
Việc Uber tham gia vào thị trường Việt Nam đang được các cơ quan nhà nước xem xét để có hình thức quản lý phù hợp. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, với những quan điểm mới, có thể tin tưởng rằng doanh nghiệp và cơ quan quản lý sẽ tìm được tiếng nói chung và đó sẽ là giải pháp hướng đến lợi ích của toàn xã hội.
-----------------------
"Lạm phát 2015 chỉ ở mức 3%"
Cùng với việc lạm phát cơ bản bình quân các năm qua giảm mạnh, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định lạm phát cơ bản năm 2015 sẽ ở mức khoảng 3%.
 
Tại báo cáo Triển vọng vĩ mô 2015 do Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGSTCQG) vừa mới phát hành sáng nay (2/2), cơ quan nhận định, lạm phát cơ bản (dựa trên CPI so với cùng kỳ loại trừ giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ công) đã giảm xuống 2,6% sau 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12/2014) ổn định quanh mức 3%.
 
Kết quả này cùng với việc lạm phát cơ bản bình quân các năm qua giảm mạnh, UBGSTCQG nhận định lạm phát cơ bản năm 2015 sẽ ở mức khoảng 3%. Trong các năm trước đó, lạm phát cơ bản bình quân các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 8,78%; 4,76% và 3,63%.
 
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, UBGSTCQG dự báo việc giảm giá dầu thô năm 2015 sẽ tác động làm CPI bình quân năm 2015 giảm khoảng 1,1 điểm phần trăm so với lạm phát bình quân năm 2014 (4,09%) và đạt khoảng 3%. Theo nhận định của WorldBank, giá dầu thô bình quân tháng trong năm 2014 là 96,2 USD/thùng và dự báo giá dầu bình quân năm 2015 là 53,2 USD/thùng.
 
Trong năm 2015, UBGSTCQG cho rằng, CPI tiếp đà suy giảm, dự báo CPI bình quân và CPI lõi ở mức 3% trong năm 2015, đây là cơ hội để Chính phủ và các cơ quan ban ngành xem xét điều chỉnh giá của một số mặt hàng mà không tạo biến động lớn trên thị trường và nền kinh tế.
 
Cơ quan này cũng kiến nghị Chính phủ, việc giá xăng dầu giảm là cơ hội giảm chi phí vận tải (là chi phí đầu vào quan trọng); việc sớm giảm chi phí vận tải có tác dụng lan tỏa tốt trong nền kinh tế đối với cả sản xuất và tiêu dùng.
 
Theo UBGSTCQG, việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19, việc kiểm soát hàng lậu hàng kém chất lượng là yêu cầu cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần có giải pháp đồng bộ tăng cường kỷ luật thị trường, kiểm soát biên mậu và kiếm soát thị trường; đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.
 
Cũng theo Ủy ban, trong bối cảnh kinh tế thế giới duy trì mức lãi suất thấp, nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, để tiếp tục hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, việc xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay là cần thiết và nhiều ý nghĩa.
 
Trong khi đó, đồng USD tăng giá, nhiều loại tiền khác đã giảm giá trị như đồng Nhân dân tệ (RMB), yen Nhật (YEN), euro (EUR); điều này sẽ tạo áp lực nhất định lên tỷ giá năm 2015. Do vậy, cần xem xét cân nhắc thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt nằm đảm bảo ổn định hơn cho nền kinh tế.
---------------------------
 Năm 2015, tăng trưởng GDP 6,2% là hoàn toàn khả thi
Dựa trên phân tích định lượng, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo, tốc độ tăng trưởng quý 1/2015 sẽ là 5,4%, cao hơn cùng kì 2014. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong các quý tiếp theo và mục tiêu tăng trưởng 6,2% cả năm 2015 là khả thi.
 
Báo cáo Triển vọng kinh tế 2015 do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) mới phát hành sáng nay (2/2) cho thấy, thỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 1/2015 đã tăng cao so với cùng kỳ. 
 
Cụ thể, IIP tăng 17,5% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng của tháng 1/2014 và mức tăng bình quân các tháng của năm 2014. Mức tăng này một phần do yếu tố mùa vụ tại Tháng 1/2014 (Tết Nguyên đán) trong khi tháng 1/2015 không có yếu tố mùa vụ này nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy nền sản xuất tiếp tục phục hồi.
 
Tham khảo chỉ số PMI (HSBC) cho thấy điều kiện sản xuất tiếp tục được mở rộng. Chỉ số PMI tháng 12/2014 đạt 52,7 điểm – cao nhất kể từ tháng 4/2014. Đồng thời, chỉ số giá cả đầu vào tháng 12/2014 dưới 50 điểm và là tháng có tốc độ giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm rưỡi. Giá cả của các nhà cung cấp thấp hơn, chi phí vận chuyển giảm, và chi phí nhiên liệu giảm được cho là đã làm giảm chi phí sản xuất.
 
Tiêu dùng tăng mạnh mặc dù tháng 1/2015 không phải là tháng có yếu tố mùa vụ (Tết Nguyên đán). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2015 loại trừ yếu tố giá ước tăng 11,95% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước kể từ năm 2011. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 1 loại trừ yếu tố giá các năm từ 2011 đến 2014 lần lượt là 8,9%; 4%; 1% và 7,2%. 
 
Niềm tin kinh doanh và đầu tư được củng cố và duy trì vững chắc. Cải cách hành chính và thể chế mạnh mẽ theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư theo hướng thị trường, bình đẳng, minh bạch hơn đã duy trì và củng cố vững chắc niềm tin kinh doanh, đầu tư trên thị trường.
 
Chỉ số BCI về niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam cũng tăng mạnh kể từ quý 4/2013, đạt 78 điểm tại quý 4/2014; mức cao thứ hai kể từ năm 2010.
 
Trên thị trường chứng khoán, bất chấp sự kiện biển Đông và sự bất trắc của kinh tế thế giới, chỉ số VN-Index tăng 8% trong năm 2014. Tính đến 27/01/2015, VNIndex tiếp tục xu thế phục hồi tăng 6%; sự phục hồi này nhờ vào giá xăng dầu giảm, nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu giải ngân trở lại đầu năm 2015. Điều này cho thấy niềm tin đầu tư và kinh doanh ngày một cải thiện và củng cố vững chắc. 
 
Theo quan sát của UBGSTCQG, tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý (sau khi bỏ tính mùa vụ) duy trì xu hướng tăng kể từ quý 2/2014. Xu hướng này rất rõ nét dựa trên phân tích yếu tố chu kỳ của tăng trưởng.
 
UBGSTCQG nhận định mục tiêu tăng trưởng năm 2015 là hoàn toàn khả thi. Dựa trên phân tích định lượng, UBGSTCQG dự báo tốc độ tăng trưởng quý 1/2015 sẽ là 5,4%, cao hơn cùng kì 2014. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong các quý tiếp theo và mục tiêu tăng trưởng 6,2% cả năm 2015 là khả thi. 
 
Theo Ủy ban, năm 2015 là năm nhiều Luật và Luật sửa đổi có hiệu lực. Nỗ lực đổi mới thể chế thông qua sửa đổi và ban hành nhiều dự luật năm 2014 đã mang lại kết quả tích cực về niềm tin kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng do các bộ Luật đã ban hành nhìn chung tiếp cận theo hướng: bảo vệ nhà đầu tư, doanh nghiệp, người tiêu dùng; minh bạch thông tin; nâng cao trách nhiệm giải trình; chú trọng công tác giám sát.
 
Do vậy, để các bộ Luật được hiện thực hóa một cách hữu hiệu, UBGSTCQG kiến nghị Chính phủ cần nhanh chóng ban hành các văn bản quy phạm dưới Luật theo hướng tinh thần của Nghị quyết 01; đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo