Tin kinh tế sớm 15-03-2015: Điện, xăng tăng giá: Nhiều ngành khó - Lý giải sự chững lại của kinh tế Trung Quốc

  • Cập nhật : 15/03/2015

 Điện, xăng tăng giá: Nhiều ngành khó

Điện, xăng tăng giá song doanh nghiệp chưa thể tăng giá sản phẩm theo, phải chấp nhận giảm lợi nhuận, cố gắng cầm cự. 
 
Tình hình sức mua trong năm qua ì ạch. Dịp tết vừa rồi dù sức mua có phần tăng trưởng, song nhìn chung thị trường vẫn chưa có gì khởi sắc. Điều này đã được các doanh nghiệp (DN) dự báo và hy vọng trong năm tới tình hình khả quan hơn. Tuy nhiên, giá xăng vừa tăng cùng giá điện sẽ tăng vào ngày 16-3 như cú sốc với DN. Chi phí đầu vào tăng theo giá xăng, điện nhưng DN không dám tăng giá.
Chi phí tăng chóng mặt
 
“Mặc dù giá xăng, dầu giảm liên tục trong nửa năm 2014 nhưng qua đến năm 2015, một số nguyên liệu đầu vào mới giảm một chút, còn các chi phí khác đều đứng yên. DN, người tiêu dùng chưa kịp mừng thì giá xăng lại tăng cùng với giá điện sẽ tăng (gần 10%). Các chi phí sản xuất của DN tăng, sức mua thị trường thấp, cạnh tranh nhiều, DN sẽ rất khó khăn” - ông Lý Thành Sinh, Giám đốc Công ty Minh Long Hưng, chia sẻ.
 
Theo ông Sinh, chi phí xăng dầu, điện của công ty một tháng khoảng 130 triệu đồng, nếu giá điện tăng thêm thì chi phí đội lên khoảng 150 triệu đồng. “Năm 2015, công ty muốn tồn tại phải đầu tư nhiều. Mà đầu tư phải vay vốn, lãi suất dài hạn 9%-13%/năm đâu có dễ vay. Tôi chỉ lo tuần sau khi nhập lô hàng nguyên phụ liệu mới vào giá sẽ nhảy lên” - ông Sinh lo lắng dự báo.
 
Còn bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, cho biết đối với ngành đông lạnh, sử dụng điện nhiều nên giá điện tăng, chi phí đội lên cả 100 triệu đồng, cả năm ngốn thêm 1,2 tỉ đồng. Chưa kể các vật tư, nguyên liệu khác cũng sẽ tăng giá theo trong nay mai.
 
Trong khi đó, ghi nhận tại một số chợ cho thấy các mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, nước tương, bột nêm… giá vẫn ổn định. “Buôn bán rất khó khăn, khách đến chợ mua sắm thưa thớt. Giá xăng tăng thì trước sau gì hàng hóa cũng tăng nên càng khó buôn bán hơn” - chị Quỳnh Như, tiểu thương quầy chạp phô chợ Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), than.
 
Rau củ quả giá tăng nhẹ. Đậu cô ve 30.000 đồng/kg, bông cải xanh Đà Lạt 45.000 đồng/kg, bí 18.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết những mặt hàng này phụ thuộc vào thời tiết, nguồn hàng, giá xăng không ảnh hưởng nhiều đến giá thành.
 
Cắn răng không tăng giá
 
Ông Dương Duy Việt, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Nhật Tiến (sản xuất bao bì nhựa), cho biết do giá nguyên liệu trong năm qua giảm 20%, trước tết công ty đã hạ giá sản phẩm với mức giảm tương đương. Điện, xăng tăng nhưng công ty không thể tăng giá sản phẩm liền khi vừa thực hiện chương trình giảm giá.
 
Theo ông Việt, chờ một, hai tháng sau khi nhập hàng mới vào xem thử giá có tăng không thì lúc đó mới tính toán được. Thường giá nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5%-10%, giá thành cũng tăng 10%.
 
Bà Lâm cho rằng DN phải tìm cách giảm giá, kích cầu sức mua chứ chuyện tăng giá sau tết thường không ai làm. Muốn tăng giá phải cân nhắc kỹ, chờ nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển… có tăng hay không.
 
Cùng ý kiến trên, ông Đỗ Phan Thanh Bảo, Giám đốc marketing Công ty Cổ phần Thực phẩm và Nước giải khát Dona Newtower, cho hay khi nào giá điện chính thức tăng thì DN sẽ có kế hoạch.
 
Ông Bảo thông tin thêm, nếu DN nào trong năm 2014 đã tăng giá sản phẩm thì đợt này chưa tăng được (công ty đã tăng giá 7%-15% giữa năm 2014 do chi phí cước vận tải tăng). Đến cuối năm 2015 mới tính đến chuyện tăng giá.
 
Ông Lương Vạn Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ Hảo, cho rằng hiện hàng hóa các nước tràn vào, người dân cũng chuộng hàng ngoại hơn. Sản phẩm tương đương hàng ngoại, nếu giá của mình cao hơn dù chỉ 1.000 đồng cũng không dễ bán. Do vậy điện, xăng tăng DN cũng không dám và chưa thể tăng giá được, phải chấp nhận giảm lợi nhuận, cố gắng cầm cự đến một lúc nào đó không chịu được nữa mới tính tiếp.
 
Một số DN lo ngại làm sao để DN Việt tồn tại, phát triển mạnh lên chứ dưới sức ép cạnh tranh, nếu không chịu nổi DN Việt sẽ bán hết cho các tập đoàn nước ngoài.
--------------------
 Trung Quốc ồ ạt mua gạo Việt Nam
“Ngoài đường chính ngạch, xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc đang sôi động trở lại” - ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết
 
Thưa ông, dự báo trong năm nay, Việt Nam sẽ bán cho Trung Quốc bao nhiêu tấn gạo?
 
Thị trường xuất khẩu gạo đang có nhiều tín hiệu tích cực. Lượng lúa hàng hóa trong nước cần tiêu thụ ở vụ đông xuân khoảng 5 triệu tấn (có 700.000 tấn gạo tồn kho từ năm ngoái đưa sang), trong đó các doanh nghiệp (DN) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 1 triệu tấn gạo.
 
Căn cứ diễn biến thị trường thì dự kiến đến cuối quý II/2015, chúng ta sẽ tiêu thụ được 3 triệu tấn gạo. Đáng chú ý là phía Trung Quốc đã cấp quota nhập gạo cho thương nhân trong nước nên tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường này đang “nóng” trở lại. Theo tính toán từ các chuyên gia thì mỗi năm Việt Nam có thể xuất khẩu sang Trung Quốc từ 3,5-4 triệu tấn gạo, trong đó có đến 1 triệu tấn “nằm ngoài sổ sách”, tức là qua đường tiểu ngạch.
 
Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa gạo theo chỉ đạo của Chính phủ đang triển khai tác động thế nào đến thị trường trong nước và xuất khẩu, thưa ông?
 
Đây là lần thứ 6 triển khai mua tạm trữ lúa gạo với nhiều điểm tích cực. Thứ nhất, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai sớm và bài bản ngay từ đầu vụ. Thứ hai, VFA lần đầu tiên công bố công khai bảng phân bổ chỉ tiêu đến từng DN, tỉnh, thành với tiêu chí rõ ràng. Vì thế, sau hơn 10 ngày triển khai, giá lúa đã tăng khoảng 300 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán.
 
Giá lúa tăng là tín hiệu mừng nhưng ngoài việc thu mua tạm trữ, còn có 3 yếu tố khác tác động: hoạt động chia hợp đồng ủy thác xuất khẩu gạo đi Malaysia với số lượng 240.000 tấn; Việt Nam mới trúng thầu 300.000 tấn cung cấp cho thị trường Philippines và Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua gạo trở lại.
 
Có nhiều địa phương phản đối việc phân bổ chỉ tiêu của VFA; sau các ý kiến này, VFA có điều chỉnh việc phân bổ?
 
Trước khi công bố dự kiến phân bổ chỉ tiêu, đã có ý kiến “dọa” rằng nếu đưa ra bàn tới bàn lui thì không phân bổ được đâu! Tuy nhiên, quan điểm của tôi là không sợ điều đó vì nếu làm nghiêm túc, tiêu chí rõ ràng thì không việc gì phải sợ. Các địa phương thắc mắc nhiều nhất là tại sao có tỉnh diện tích trồng lúa lớn, sản lượng nhiều nhưng chỉ được phân chia tạm trữ ít. Tôi khẳng định việc phân bố chỉ tiêu dựa theo 4 tiêu chí: DN có đăng ký, thành tích mua năm ngoái, có đầu ra và có tham gia liên kết cánh đồng lớn.
 
Có tỉnh gửi công văn cho VFA yêu cầu phân bổ chỉ tiêu cho một DN nhưng khi chúng tôi kiểm tra lại thì phát hiện trước đó dù VFA đã nhiều lần liên hệ nhưng DN không đăng ký tham gia thì làm sao giao chỉ tiêu được.
 
Một điểm mới của đợt thu mua tạm trữ lần này là Bộ NN-PTNT có quy chế kiểm tra, kiểm soát. Trong tháng 3 sẽ có 2 đợt kiểm tra vào ngày 15 và 30, nếu DN nào không thực hiện đúng sẽ bị rút chỉ tiêu.
 
Nhiều nông dân trồng lúa cho rằng họ không được lợi gì từ chương trình tạm trữ mà chủ yếu là DN vì được nhà nước hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%?
 
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã nói mua tạm trữ chỉ là giải pháp điều tiết thị trường, giữ ổn định giá lúa chứ không hỗ trợ trực tiếp cho nông dân. Sản lượng lúa hàng hóa vụ đông xuân 2014-2015 ở ĐBSCL là 4,3 triệu tấn quy gạo, trong khi chương trình tạm trữ chỉ có 1 triệu tấn thì không thể nào chia đều, không phải ai muốn tham gia tạm trữ là được chia chỉ tiêu. Vì thế, việc điều tiết không phải là mua hết hay mua 50% lúa hàng hóa mà vấn đề là mua rồi bán cho ai. Hơn nữa, các DN được vay vốn ưu đãi trong quá trình thực hiện mua tạm trữ đều được giám sát chặt.
 ----------------------
Giá bán lẻ điện có thể chạm tới ngưỡng 4.000 đồng/kWh
Từ 16/3 tới, khi sử dụng điện sinh hoạt từ kWh thứ 401 trở lên, các hộ gia đình sẽ phải chi trả đơn giá 2.587 đồng/kWh trong khi đó đơn giá đắt nhất cho khối sản xuất 2.735/kWh và cho khối kinh doanh là 3.991 đồng/kWh.
 
Ngày 12/3, Bộ Công Thương chính thức ban hành Quyết định 2256 Quy định về giá bán điện được áp dụng từ 16/3 với mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,01 đồng/kWh, chưa bao gồm giá trị gia tăng. 
 
Biểu giá điện chi tiết được áp dụng với 8 nhóm đối tượng khách hàng, trong đó, riêng giá bán lẻ điện sinh hoạt có 6 bậc thang tính theo lũy tiến.
 
Cụ thể, bậc 1 (0-50 kWh) có đơn giá 1.484 đồng/kWh; bậc 2 (từ 51-100 kWh) có đơn giá 1.533 đồng/kWh; bậc 3 (từ 101-200 kWh) có đơn giá 1.786 đồng/kWh; bậc 4 (từ 201-300 kWh) có đơn giá 2.242 đồng/kWh; bậc 5 (từ 301-400 kWh) có đơn giá 2.503 đồng/kWh và bậc 6 áp dụng cho kWh 401 trở lên có đơn giá 2.587 đồng/kWh.
 
Về mức giá cho các ngành sản xuất, các cấp điện có đơn giá khác nhau tùy vào giờ bình thường, thấp điểm hay cao điểm. Với cấp điện áp từ 110 kV trở lên thì mức giá cho giờ cao điểm sẽ là 2.459 đồng/kWh và thấp điểm là 869 đồng/kWh; bình thường là 1.388 đồng/kWh. Với cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV thì giờ cao điểm phải trả tới 2.556 đồng/kWh, giờ bình thường là 1.405 đồng/kWh và giờ thấp điểm là 902 đồng/kWh.
 
Cũng trong nhóm đối tượng này, nếu cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV thì trong giờ cao điểm, mức giá sẽ cao hơn là 2.637 đồng/kWh, thấp điểm là 934 đồng/kWh và giờ bình thường là 1.453 đồng/kWh. Những hộ kinh doanh/doanh nghiệp sự dụng cấp điện áp dưới 6 kV thì mức giá sẽ đắt đỏ hơn, với giờ thấp điểm là 983 đồng/kWh; giờ bình thường là 1.518 đồng/kWh và giờ cao điểm là 2.735/kWh.
 
Với khối hành chính sự nghiệp, đơn giá cao nhất áp dụng cho đối tượng khách hàng này là 1.671 đòng/kWh và thấp nhất 1.460 đồng/kWh.
 
Giá bán lẻ cho khối kinh doanh cũng được chia làm 3 cấp điện áp. Đơn giá cao nhất mà nhóm khách hàng này phải trả là 3.991 đồng/kWh khi sử dụng cáp diện áp dưới 6 kV vào giờ cao điểm và thấp nhất 1.185 đồng khi sử dụng cấp điện áp từ 22 kV trở lên vào giờ thấp điểm.
 
Riêng với cấp điện áp từ 22 kV trở lên, khối kinh doanh sẽ phải trả đơn giá cho giờ bình thường là 2.125 đồng/kWh và cho giờ cao điểm là 3.699 đồng/kWh.
 
Trong khung giá bán buôn điện nông thôn thì mức giá dành cho mục đích sinh hoạt được bán thấp hơn so với giá bán lẻ sinh hoạt đáng kể. Với bậc thang thứ 6 (từ 401 kWh trở lên), nhóm khách hàng này được áp dụng đơn giá rẻ hơn so với giá bán lẻ điện sinh hoạt cùng bậc thang là 559 đồng/kWh, ở mức 2.028 đồng/kWh.
-------------------------
 Lý giải sự chững lại của kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng trong năm 2015 chỉ còn 7% - mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Số liệu tuần qua cho thấy quốc gia này có lẽ sẽ phải chật vật trong một thời gian dài mới có thể đạt được con số như trên.
 
Mặc dù tốc độ tăng trưởng đề ra vẫn là con số đáng ngưỡng mộ cho phần lớn các quốc gia khác song thực trạng suy giảm của kinh tế Trung Quốc đang gây ra lo ngại. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc mấy năm gần đây đã không đúng như mong đợi của các tổ chức kinh tế toàn cầu, ví dụ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc vượt 8% cho đến hết năm 2017. Việc giảm tốc này là một trong những nguyên do chính cho chính sách bán tháo các mặt hàng xuất khẩu từ quặng sắt cho đến than trong hai năm qua. Vậy điều gì đã khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại như vậy?
 
Theo như các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, với con số trung bình đạt 10% mỗi năm, suy yếu dần là điều không tránh khỏi. Quy luật số đông được áp dụng vào các nước cũng như các doanh nghiệp: Nền kinh tế ngày một lớn mạnh thì càng khó để duy trì phát triển ở tốc độ nhanh. Tăng trưởng kinh tế 7% năm nay ở Trung Quốc có lẽ sẽ tạo thêm sản lượng nhiều hơn so với con số 14% trong năm 2007. Trên thực tế, kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với “cơn gió ngược”. Về lâu dài, tốc độ tăng trưởng là một hàm để mô tả sự biến động trong nhân lực, nguồn vốn và năng suất sản phẩm. Khi cả ba yếu tố này cùng tăng, tỉ lệ tăng trưởng sẽ ở mức cao nhất. Nhưng hiện nay cả 3 yếu tố đó đều chững lại ở Trung Quốc. Dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất vào năm 2012. Đầu tư cũng đã đạt tới đỉnh (chiếm 49% GDP, con số mà chỉ có một vài nước đạt được). Cuối cùng, khoảng cách công nghệ của Trung Quốc và các nước lớn đang được thu hẹp dần, đồng nghĩa với việc tăng trưởng năng suất cũng thấp hơn.
 
Nhiều xu hướng gần đây cũng giải thích cho sự chậm lại của kinh tế Trung Hoa. Diễn biến quan trọng nhất phải kể đến tín dụng khổng lồ. Tổng nợ (bao gồm chính phủ, gia đình và các doanh nghiệp) đã lên tới 250% GDP. Số nợ này đã khiến Trung Quốc rơi vào tình cảnh lao đao với nghĩa vụ trả nợ nặng nề. Đáng lo ngại hơn, phần lớn tín dụng này lại rơi vào tay những nhà đầu tư xây dựng bất động sản. Số lượng những ngôi nhà tồn đọng không bán được đang đạt mức cao kỷ lục. Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2015, những ngôi nhà mới xây đã giảm gần 1/5 so với cùng kỳ năm trước đó. Việc thanh toán các khoản nợ cũng phải mất nhiều năm. Với hệ thống tài chính Trung Quốc đang gần như đóng hiện nay, tất nhiên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khó có thể xảy ra song việc xóa hết nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để được.
 
Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương nước này từ trước đến nay luôn do dự trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Những thay đổi của quy tắc tài chính lại khiến các cấp chính quyền địa phương gặp khó khăn trong việc tiêu chi ngân sách. Với tình trạng lạm phát giá tiêu dùng ở mức thấp 1,1% và giá sản xuất rơi vào giảm phát, nhiều người nhận định kinh tế Trung Quốc đang chững lại so với tiềm năng thực sự của nó. Thông thường, nếu như có những thay đổi trong chính sách cũng như sự mở đầu của một chu kỳ mới, tương lai kinh tế của một nước sẽ được cải thiện. Song những thay đổi cơ cấu trong kinh tế Trung Quốc lại là một câu chuyện khác. Nó sẽ ngăn chặn bất kì sự phục hồi nào. Tốc độ tăng trưởng đạt mức 2 chữ số có lẽ sẽ chỉ là phép lạ trong quá khứ đối với Trung Quốc.
-----------------------

Tin Phap Luat Tin Phap LuatTổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo