Tuy cho rằng việc giá xăng dầu giảm, kích thích sản xuất trong nước, kích thích tiêu dùng về dài hạn sẽ tốt cho kinh tế nhưng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và quản lý dầu khí cũng nhấn mạnh: Nếu cả năm giảm như thế này sẽ rất tốt nhưng thiệt trước mắt là nguồn thu từ dầu giảm, nhân ra có thể cũng rất nhiều.
Ngày 6/2, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia đã tổ chức tọa đàm "Biến động giá dầu và tác động đến kinh tế Việt Nam". Bên lề tọa đàm, phóng viên Báo Công an nhân dân đã có cuộc trao đổi với TS Lê Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và quản lý dầu khí - Viện Dầu khí Việt Nam về vấn đề này.
TS Lê Việt Trung: Rất khó để trả lời cắt giảm bao nhiêu bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hiện Tập đoàn Dầu khí đang xem xét các khả năng và rà soát lại các mỏ có chi phí khai thác cao. Trên cơ sở mức giá, Tập đoàn sẽ xem xét và đưa ra các giải pháp cụ thể.
TS Lê Việt Trung: Lúc đầu mọi người nghĩ nằm ở khoảng 50 USD. Nhưng cũng có thông tin nói giá sẽ xuống, có người bi quan giá giảm 30 USD nhưng hiện tại vẫn ở mức 40-50 USD/thùng.
Trên thực tế, giá dầu phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng năm 2015, cầu sẽ không có sự biến động, kinh tế thế giới chưa có sự phục hồi thật sự, nền kinh tế Mỹ có sự phát triển nhưng nền kinh tế các nước khác chưa phục hồi, tăng trưởng chậm, nhu cầu năng lượng không tăng nhiều nếu OPEC và các nước không cam kết cắt giảm sản lượng nguồn cung vẫn sẽ vượt cầu, do đó xu hướng giá tăng lên sẽ khó.
Chi phí trung bình ở Trung Đông thấp, Nga hay Venezuala cao hơn một chút nhưng mức đảm bảo không bị lỗ vào khoảng 50-60 USD/thùng nên hầu hết các tổ chức đều đưa ra mức kỳ vọng giá dầu sẽ nằm trong khoảng 50-70 USD/thùng.
TS Lê Việt Trung: Về mặt lý thuyết, đương nhiên sẽ ảnh hưởng khi giá dầu giảm sâu quá.
Nguồn thu của các công ty dầu khí chủ yếu từ khai thác dầu hoặc kinh doanh các sản phẩm từ dầu, do đó giá giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận giảm nên sẽ cắt các dự án không hiệu quả hoặc đầu tư trong tương lai.
Đầu tư dự án cần thời gian dài nên cân nhắc bỏ tiền vào chỗ nào để hiệu quả.
TS Lê Việt Trung: Lợi đầu tiên là chi phí nguyên liệu như xăng giảm, kích thích sản xuất trong nước, kích thích tiêu dùng về dài hạn sẽ tốt cho kinh tế. Nhưng ngắn hạn chưa thể tác động ngay được.
Giá dầu giảm đột ngột nhưng xăng dầu lại giảm từ từ và các cước phí như giao thông vận tải chưa giảm và cần độ trễ.
Nếu cả năm giảm như thế này sẽ rất tốt nhưng thiệt trước mắt là nguồn thu từ dầu giảm, nhân ra có thể cũng rất nhiều.
Thông tin về việc chuẩn bị có một gói tín dụng 50 nghìn tỷ dành cho phân khúc nhà ở thương mại đang có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản (BĐS).
Giới kinh doanh BĐS thì vui mừng đón nhận bởi trong bối cảnh thị trường hiện nay được bơm thêm một “liều thuốc” mạnh như thế sẽ có những tác động tích cực.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến dè dặt đón nhận thông tin này khi đề cập đến tính khả thi, bởi gói 30 nghìn tỷ sau một thời gian dài triển khai vẫn chưa đạt hiệu quả như ý muốn hay như gói liên kết 4 nhà 50 nghìn tỷ cách đây chưa lâu của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam cũng gây xôn xao dư luận rồi “chết yểu”.
Lãi suất 7%/năm, người tiêu dùng sẽ cân nhắc
Thông tin về gói tín dụng hỗ trợ 50.000 tỷ đồng cho phân khúc nhà ở thương mại ổn định trong vòng 10 năm với lãi suất 7%/năm vừa được đại diện Bộ Xây dựng đưa ra ngay lập tức đã tạo ra những dư luận tích cực trên thị trường BĐS.
Với giới đầu tư và kinh doanh BĐS thì gói tín dụng này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết mạnh mẽ lượng hàng tồn kho và tăng tính thanh khoản trong thời gian ngắn.
Theo ông Trần Đức Diễn, Giám đốc sàn giao dịch BĐS Maxland thì nếu gói hỗ trợ tín dụng này được thông qua sẽ có tác động rất lớn đến thị trường BĐS hiện nay.
“Chỉ cần 1/3 của gói tín dụng này sẽ hỗ trợ được thêm ít nhất 15.000 người mua nhà. Trong khi đó, theo thống kê thị trường sơ cấp Hà Nội trong năm 2014 độ hấp thụ là 16.000 sản phẩm. Từ đó có thể thấy trong thời gian tới chỉ cần 1/3 của gói này đã giúp giải quyết lượng hàng lớn như thế nào cho thị trường. Trong khi đó, năm 2015 thị trường sẽ đón nhận một lượng lớn nguồn cung từ nhiều dự án đang triển khai hiện nay, gói tín dụng này sẽ thực sự là một liều “thuốc bổ” tiếp thêm sinh lực cho thị trường BĐS đang trên đà hồi phục mạnh mẽ hiện nay”, ông Diễn nói.
Ông Diễn cho rằng, gói 50.000 tỷ đồng sẽ giúp được cho doanh nghiệp tăng thanh khoản, giúp thị trường phát triển ổn định, đặc biệt là các đối tượng mua nhà.
Hiện nay, mức lãi suất vay thương mại khoảng 10,5 đến 12%/năm, nếu người mua nhà được vay với mức lãi suất ổn định 7%/năm và thời hạn lên đến 10 năm thì sẽ giải được bài toán khó khăn về tài chính cho người mua nhà hiện nay.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BĐS Thế kỷ (Cengroup) thì thông tin về gói tín dụng này đã có từ lâu và đây là gói tín dụng được các ngân hàng thiết kế đặc thù cho thị trường BĐS.
Ông Hưng cho rằng, gói tín dụng này cũng sẽ có ảnh hưởng tới thị trường nhưng mức độ không lớn bởi hiện nay người mua nhà ở thị trường Việt Nam không quá phụ thuộc vào ngân hàng (chỉ có khoảng 15 đến 20% là phải phụ thuộc vào ngân hàng).
Các đối tượng phụ thuộc vào ngân hàng nhiều nhất chủ yếu là giới đầu tư.
“Trên thị trường Hà Nội hiện nay nhiều dự án như: Gamuda hay Vincom còn đang cho vay với lãi suất 0% trong 3 năm đầu tiên, thậm chí mua xong còn được chủ đầu tư cam kết thuê lại như thế có nghĩa người mua nhà còn được tiền mà nhiều dự án vẫn còn đang khó khăn trong khâu bán hàng. Với mức lãi suất 7% thì chắc chắn người mua nhà sẽ còn phải cân nhắc, vì thế gói tín dụng này chưa chắc đã ảnh hưởng nhiều lên thị trường”, ông Hưng nói.
Không ít băn khoăn
Bên cạnh những kỳ vọng về gói tín dụng này cũng còn khá nhiều ý kiến dè dặt. Cho vay trong vòng 10 năm đầu với lãi suất 7% và sản phẩm trong gói tín dụng này là nhà ở thương mại.
Hiện nay, đối tượng vay vẫn chưa rõ cụ thể thành phần nào? Áp dụng đối với những dự án như thế nào?... và còn rất nhiều câu hỏi liên quan đặt ra.
Theo đại diện một doanh nghiệp thì hiện vẫn chưa có những thông tin cụ thể, chính xác về gói tín dụng này nên vẫn chưa dám có nhận xét đánh giá.
Tuy nhiên, thực tế qua triển khai gói 30.000 tỷ thì người mua nhà cũng không nên kỳ vọng quá nhiều.
Trong khi đó, gói 30.000 tỷ còn có nhiều quy định rất rõ ràng, đối tượng nào được vay, ở những dự án như thế nào, căn hộ ra sao, diện tích bao nhiêu… mà còn khó khăn, tiến độ giải ngân, cho vay rất chậm thì một gói tín dụng mới chưa rõ thông tin cụ thể thì vẫn còn nhiều vấn đề rất mơ hồ.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Đức Diễn, Giám đốc sàn giao dịch BĐS Maxland cũng cho rằng, qua nhiều cuộc hội thảo, tổng kết đều đưa ra vấn đề rằng gói 30.000 tỷ tắc nghẽn mấu chốt là nằm ở khâu thực hiện.
Nếu thực hiện đúng chính sách thì các đối tượng được vay đã không gặp nhiều khó khăn đến vậy.
Do đó, với gói 50.000 tỷ này vẫn chưa có những thông tin cụ thể thì việc thực hiện ra sao là điều rất đáng phải bàn.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạ tầng và phát triển đô thị, nhà ở phổ cập là nhà cho người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận với giá phải trả hàng tháng chiếm 30% tổng thu nhập.
Nhà ở phổ cập cho tầng lớp thu nhập trung bình ở Hà Nội, với mức thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm, có khả năng mua nhà với giá 500 - 600 triệu đồng diện tích 50 - 60m2, tương đương 10 triệu/m2.
“Nếu thúc đẩy loại nhà này, người có 500 - 600 triệu có rất nhiều và là nhà thương mại, không phải xét, ai muốn mua thì mua. Thúc đẩy điều này sẽ có cầu, còn hiện tại giá nhà quá cao, nếu giảm còn 10 - 12 triệu đồng cũng không ai mua vì các dự án này ở ngoài thành phố, quá xa khu trung tâm. Do đó điều quan trọng nhất là phải phát triển được loại hình nhà ở giá rẻ để giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người dân. Việc dùng các chính sách về kinh tế can thiệp vào thị trường là điều hoàn toàn không nên.”
----------------------
Cầu, sung, dừa, đủ... hốt bạc!
Tết đến, nhà nhà bày biện mâm ngũ quả thật đẹp để vừa cúng tổ tiên, ông bà vừa thể hiện ước muốn của gia chủ trong suốt 1 năm. Nhu cầu này đang làm cho một số loại trái cây sốt giá từng ngày
Bưởi là một trong những loại trái cây không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết. Do vậy, người dân trồng bưởi Năm Roi ở các huyện Châu Thành (Hậu Giang), Bình Minh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang “cười như địa chủ” khi giá bưởi tăng từng ngày.
Rộn ràng xứ cam, bưởi
Cách đây 1 tháng, thương lái đến xem vườn rồi mua bưởi “xô” (đặt trước tiền cọc, đến cận Tết sẽ hái) với giá khoảng 25.000 đồng/kg thì nay tăng lên gấp đôi (bưởi loại 1 có trọng lượng từ 1 kg trở lên). Trong khi đó, bưởi da xanh có giá bán cao gần gấp đôi bưởi Năm Roi nhưng nhà vườn không đủ cung cấp cho thương lái.
Chị Nguyễn Thị Bích Như - một nhà vườn trồng bưởi ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành - phấn khởi: “Nhà tôi trồng gần 50 công bưởi xen canh với cam. Với giá bán cao như hiện nay, gia đình tôi và bà con lối xóm sẽ được đón cái Tết tươm tất sau nhiều năm bưởi rớt giá thê thảm”.
Không chỉ nhà vườn mà các thương lái cũng hồ hởi trước giá bưởi tăng cao. “Tết năm rồi, bưởi bị dội chợ nên chúng tôi phải bán lỗ để kịp về nhà rước ông bà. Năm nay, các chợ đầu mối đều đặt hàng trước nên cánh thương lái không lo chuyện ứ hàng” - anh Phạm Chí Tâm, một thương lái chuyên thu mua bưởi dịp Tết, cho biết.
Quýt cũng là loại trái cây túc trực trên mâm ngũ quả ngày Tết. Ở ĐBSCL, quýt hồng trồng trên vùng đất Lai Vung (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) từ lâu nổi tiếng thơm ngon. Những ngày này, người trồng quýt đang “nở mặt” vì được thương lái đến tận vườn đặt mua với giá gần 30.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với Tết năm rồi. Theo tính toán của các nhà vườn, những ngày cận Tết, giá quýt sẽ tăng thêm ít nhất 5.000-10.000 đồng/kg. Với giá bán này, mỗi hecta quýt hồng, người trồng sẽ có thu nhập gần 200 triệu đồng.
Hốt bạc từ… thứ bỏ đi
Ngày thường, nhà nào trồng cây sung cũng cảm thấy phiền phức do phải quét dọn trái và lá rụng đầy sân. Tuy nhiên, vào dịp Tết, trái sung đã đem lại cho gia chủ số tiền không nhỏ. Chỉ tay về phía 2 cây sung trên 20 năm tuổi của mình, ông Tuấn Anh (ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) tiết lộ: “Nhìn nó xấu xí vậy chứ mỗi cái Tết đều đem về cho gia đình tôi cả chục triệu đồng”. Cũng theo ông Tuấn Anh, sau khi đến mua trái, các thương lái tranh nhau đặt hàng trước cả năm.
Trong khi đó, gần tháng qua, những nhà vườn trồng mãng cầu gai (còn gọi là mãng cầu xiêm) bắt đầu hạn chế tưới nước, bón phân để trái thôi phát triển. Bởi lẽ, muốn giữ cho trái mãng cầu hiện diện trên mâm ngũ quả từ 5-7 ngày thì gia chủ phải chọn mua những trái còn non, chưa nở gai. Ngày thường, những trái mãng cầu này rụng đầy vườn, chẳng ai ngó ngàng tới nhưng cận Tết thì giá trị của nó cao gấp 2-3 lần so với mãng cầu chín.
Ông Võ Văn Vinh - một hộ trồng mãng cầu ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ - cho biết nhiều ngày qua, thương lái rảo quanh các vườn để đặt mua trái non chứ tuyệt đối không mua trái sắp chín. So với Tết năm rồi, năm nay mãng cầu non được thương lái đặt mua với giá từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, những loại trái cây thường hiện diện trên mâm ngũ quả ngày Tết, như: dừa, thơm, đu đủ, xoài… cũng đang được các thương lái thu mua với giá cao hơn những năm trước.
Một lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết thông thường, nếu rơi vào năm nhuần thì hầu hết các loại trái cây đều tăng giá vào dịp Tết. Hơn nữa, do thời tiết năm nay không thuận lợi nên sản lượng trái cây không cao dẫn đến giá tăng đột biến.
------------------------