Khi sáp nhập về Hà Nội, Yên Trung (huyện Thạch Thất) được xếp là xã nghèo nhất thành phố Hà Nội với giao thông khó khăn, thiếu điện, trường học tạm bợ... Sau hơn 6 năm được quan tâm đầu tư, diện mạo xã vùng cao nghèo này đã có nhiều khởi sắc. Bên cạnh sự tiếp nhận những nét văn hóa mới khi về với thủ đô, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường vẫn được gìn giữ.
Về làng toàn những người chỉ biết 'điểm chỉ'
- Cập nhật : 04/01/2015
Không chữ, không đất, không vốn... hàng trăm con người của làng "điểm chỉ" vẫn lấy thuyền làm nhà, lấy sông làm chợ, lấy ngón tay thay bút...
Nằm rải rác từ ven sông xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) kéo dài tới cửa biển Cồn Vành (huyện Tiền Hải, Hòa Bình), làng chài Cao Bình còn được gọi là làng hoa văn – làng điểm chỉ do khoảng 70% người dân mù chữ.
Tên làng "điểm chỉ" (hay còn gọi vui là làng "hoa văn") xuất phát từ việc người dân nơi đây chỉ biết điểm chỉ vào các văn bản hành chính như: Giấy đăng ký kết hôn, thủ tục vay vốn ngân hàng, sổ hộ khẩu&hellip
Cho đến thời điểm này, mặc dù số người biết chữ đã tăng lên nhưng nhiều người trong số họ vẫn có thói quen sử dụng phương pháp điểm chỉ thay cho chữ ký.
Mặc dù kinh tế ở mức trung bình, nhưng với nhiều người dân xóm Cao Bình, việc cho những đứa con nhỏ theo con chữ cũng giống như kiếp mưu sinh theo con nước đầy vơi.
Bên cạnh việc mù chữ, nhiều hộ dân của Cao Bình vẫn phải sống theo diện “Tam đại đồng thuyền”, gần chục con người sống trên một chiếc thuyền gỗ, coi thuyền là nhà, chợ là sông.
Với những gia đình đang sống theo mô hình này, họ thường chọn một góc sâu vào đất liền để tập kết và tách ra khỏi xóm chài.
Cao Bình hiện có 171 hộ với gần 800 nhân khẩu, dù hết sức cố gắng nhưng chính quyền địa phương mới chỉ cấp được đất cho 80 hộ để lên bờ xây nhà.
Trong khi chính bản thân người dân làng chài cũng rất hoang mang về việc tính kế sinh nhai khi lên bờ
Ngay đối với những hộ đã được cấp đất để lên bờ cũng đang gặp khó trong việc xóa mù chữ cho con cái.
Trường học duy nhất của xã Hồng Tiến cách xóm Cao Bình khoảng 5 km đường đê, bố mẹ lại thường xuyên đi biển nên hầu hết các em đều phải tự đi học.
Vào những ngày nước lớn, người trong thôn thường đưa các cháu lên thuyền và chở đến gần trường để rút ngắn quãng đường đi bộ. Nhưng những ngày nước kiệt thì các cháu rất ngại đi.
Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn ngày qua ngày lênh đênh trên sông nước, mong ước lên bờ rồi vẫn phải quay về cuộc sống “đi cá, về đồ”, cố gắng cho con cái đi học xóa mù chữ rồi lại phải quay về đi biển phụ gia đình