Có một điều nhiều người chưa biết: trong y khoa có những chứng bệnh cần dụng cụ hỗ trợ trong chuyện 'gối chăn', điều trị sức khỏe tình dục. Bởi thế, dụng cụ hỗ trợ tình dục không chỉ là món 'đồ chơi' mà còn cần được nhìn nhận một cách khoa học, nhất là trên phương diện y học.
Trùm giang hồ Vũng Tàu: Mượn con riêng của vợ hờ để giấu bệnh vô sinh
- Cập nhật : 27/09/2014
Từng có một thời, vị thế của Minh “samasa” trong “thế giới ngầm” Vũng Tàu được ví như Khánh “trắng” ở Hà Nội, Lâm “già” ở Hải Phòng hay Năm Cam tại Sài Gòn.
Nhưng ít người biết phía sau những giai thoại giang hồ khét tiếng, Minh “Samasa” lại có một cuộc sống riêng khá bất hạnh. Không chỉ trải qua tuổi thơ nghèo khó, “ông trùm” sau này còn bị mắc bệnh vô sinh.
Thành “ông trùm” vì ảnh hưởng của mẹ
Trong giới giang hồ Vũng Tàu những năm 90 của thế kỷ trước, Minh nổi lên như một thủ lĩnh sừng sỏ, tập hợp hàng chục đàn em thân tín chuyên tổ chức bảo kê, chăn dắt môi giới mại dâm và sẵn sàng sử dụng “hàng nóng” khi xảy ra đụng độ với các băng nhóm khác. Đặc biệt, riêng thị trường hải sản Vũng Tàu, Minh “Samasa” cùng với các đàn em như Dũng “Ba Lém”, Đức “Năm Nghệ” đã trở thành nỗi khiếp sợ của các tiểu thương, chủ tàu cá ở đây.
Minh “Samasa” tên thật là Nguyễn Văn Minh (SN 1964, phường 4, TP Vũng Tàu), sinh ra trong một gia đình có tới 7 anh em. Minh là con thứ hai nên thường được gọi là “anh Hai” một cách thân mật, ngoài bí danh “Samasa” sau này. Bố của Minh là người gốc Bắc - một thầy cúng đám ma trong vùng. Còn mẹ Minh là một người phụ nữ miền Tây đẹp mặn mà nhưng lại “nổi tiếng” ham mê cờ bạc. Để thỏa cơn nghiện đỏ đen, người đàn bà này tự đứng ra tổ chức cho vay nặng lãi. Nhưng rồi, tiền bạc thu về từ khoản cho vay “cắt cổ” cũng không đủ bù đắp tiền thua bạc. Nhiều lần bị chủ nợ đến tận nhà “siết”, mẹ Minh đã trốn biệt, bỏ mặc người chồng còm cõi cùng lũ con nheo nhóc ngồi co ro. Khi anh em Minh lớn hơn một chút, bố Minh đã phải bán đi căn nhà duy nhất để trả nợ cờ bạc thay cho vợ. Cuộc sống gia đình bỗng chốc tiêu tan, Minh buộc phải nghỉ học giữa chừng và bắt đầu cuộc đời lang bạt khi mới 15 tuổi. Cũng chính từ đây, Minh đặt những bước chân đầu tiên vào giới giang hồ đầy tội lỗi.
Tuổi thơ nhiều nước mắt đã khiến cho đứa trẻ ngày nào trở nên dạn dĩ. Để mưu sinh qua ngày, Minh và các anh em xin vào làm bốc vác ở cảng cá Vũng Tàu. Nhờ lao động miệt mài, Minh đã có một số vốn trong tay. Bị ảnh hưởng của mẹ, Minh bắt đầu nuôi ảo vọng làm giàu nhanh bằng con đường cho vay nặng lãi. Để đảm bảo hoạt động, Minh dùng chính anh em trong nhà làm lực lượng nòng cốt, đồng thời bỏ tiền chiêu mộ thêm đám giang hồ bên ngoài. Dần dà, Minh đã tổ chức được một nhóm cho vay nặng lãi chuyên nghiệp và thu về lợi nhuận “khủng”. Chưa dừng lại ở đó, để phát triển thế lực, Minh còn lấn sang lĩnh vực bảo kê vũ trường, quán bar và kiếm thêm lợi nhuận từ việc môi giới gái mại dâm. Để tranh giành địa bàn bảo kê, Minh không ngần ngại đụng độ với các băng nhóm khác. Với sự liều lĩnh, manh động, đám đàn em dưới trướng của Minh khiến cho giới giang hồ Vũng Tàu cũng phải kiêng dè. Còn Minh trở thành một trong những “đại ca” “máu mặt” nhất phố biển lúc này với bí danh Minh “Samasa”.
Chưa dừng lại ở đó, trong những năm tháng làm thuê ở Cảng hải sản Vũng Tàu, Minh nhận thấy đây là một thị trường béo bở, có thể “hái” ra tiền. Có hàng trăm đàn em dưới trướng, Minh tự phong cho mình chức Đội trưởng đội bốc vác cá tại cảng Incomai. Từ đó, ngoài việc thu mua hải sản với giá rẻ và cho đàn em độc quyền bốc vác ở nhiều cảng hải sản Vũng Tàu, Minh “Samasa” còn ngang nhiên thu “phế” của những tiểu thương kinh doanh tại đây. Nhờ nguồn lợi béo bở từ việc chèn ép, thu “phế”, thanh thế của băng nhóm Minh “Samasa” lên như diều gặp gió.
Mù quáng trên con đường tội ác, Minh “Samasa” bắt đầu nuôi tham vọng thống nhất giang hồ Vũng Tàu. Bước đầu tiên của hành động, Minh tiến hành trấn áp và “xử nóng” hàng loạt băng nhóm đối địch. Để được yên thân, những băng nhóm có “số má” tại Vũng Tàu lúc này như Hải “lộ”, Ba Vạc đều phải chấp nhận dưới trướng Minh “Samasa”. Chưa thỏa tham vọng, Minh còn mời Lâm “chín ngón” – đệ tử cuối cùng của giang hồ Đại Cathay khét tiếng một thời, nhằm gia tăng thanh thế. Sau những cuộc thanh trừng đẫm máu, Minh “Samasa” đã từng bước vươn lên ngôi vị “bá chủ” trong “thế giới ngầm” tại phố biển Vũng Tàu.
“Gậy ông đập lưng ông”
Một trong những nước cờ Minh “Samasa” tâm đắc nhất là chiêu mộ Lâm “chín ngón” – đàn em Đại Cathay về dưới trướng. Minh luôn tin với tên tuổi của mình, Lâm sẽ giúp hắn nhanh chóng bành trướng, tạo dựng vị thế còn hơn cả Đại Cathay trước kia. Thế nhưng sau này, Minh “Samasa” đã phải cay đắng nhận đòn “gậy ông đập lưng ông” từ chính gã đàn anh tin cẩn này. Theo cựu điều tra viên từng được bố trí theo dõi Minh “Samasa” thì những ngày về dưới trướng “ông trùm”, Lâm “chín ngón” đã âm thầm lên kế hoạch hất cẳng Minh – Phụng khỏi Vũng Tàu. Kế hoạch này sau đó bị lật tẩy khiến Lâm “chín ngón” phải chạy trốn về Sài Gòn. Nhưng sau này, Lâm “chín ngón” đã cung cấp cho cơ quan điều tra rất nhiều tài liệu về hoạt động làm ăn phi pháp của Minh “Samasa” – Phụng “trắng”. Giới giang hồ sau này đều bảo Minh “Samasa” đã bị gã đàn anh chơi một vố quá đau.
Những cay đắng sau mối tình sét đánh
Ngoài đám đàn em thân cận, giang hồ phố biển vẫn thường nói về một người phụ nữ luôn đi theo sát “ông trùm” trong những lần đi phô trương thanh thế. Một cựu đàn em của Minh “Samasa” (nay đã hoàn lương) tiết lộ: Đó chính là Phụng “trắng”, vợ hờ của Minh, người được đám đàn em hay gọi một cách kiêng nể là “chị Hai”. Những ngày Minh “Samasa” “làm mưa làm gió”, Phụng “trắng” được “ông trùm” tin tưởng giao cho việc ghi chép, quản lý sổ sách, tiền nong liên quan đến hoạt động mua bán hải sản. Bên cạnh đó, Phụng còn là cánh tay phải đắc lực cho công cuộc chinh chiến giang hồ của Minh “samasa”. Ít người biết, ẩn sau mối quan hệ tưởng rất hoàn hảo ấy lại là nỗi đau sâu kín “ông trùm” chưa từng tiết lộ với bất kỳ ai.
Quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi được một điều tra viên từng được phân công theo dõi Minh “Samasa” (xin giấu tên – PV) tiết lộ: “Ngày quen biết Minh, Phụng đã là gái một con nhưng sắc đẹp vẫn còn rất mặn mà”. Sau khi ly dị chồng, Phụng dắt díu con từ miền Tây ngược ra phố biển mưu sinh. Khoảng thời gian làm chạy bàn cho một quán café, Phụng đã “đốn tim” của không biết bao nhiêu chàng trai miền biển, trong đó có Minh “Samasa”.
Giang hồ Vũng Tàu đến giờ còn kể lại “mối tình sét đánh” giữa “ông trùm” và người đàn bà một con. Một bận, Minh “Samasa” đến quán uống café thì gặp Phụng. Bị hút hồn trước nhan sắc mặn mà của người phụ nữ một con, Minh dùng tiền bạc tiếp cận, hứa hẹn sẽ lo cho mẹ con Phụng cuộc sống sung túc. Cô gái chạy bàn nhanh chóng xiêu lòng trước đề nghị ấy và theo Minh về chung sống như vợ chồng. “Đi với bụt mặc áo cà sa. Đi theo ma mặc áo giấy”, từ đó, Phụng bắt đầu bước chân vào giới giang hồ và trở thành trợ thủ đắc lực của “ông trùm” khét tiếng này. Thế nhưng chuyện Phụng từng có một đứa con riêng, Minh “Samasa” không bao giờ tiết lộ ra ngoài.
Theo điều tra viên này thì chuyện này cũng bắt nguồn từ nỗi đau sâu kín của Minh “Samasa”. “Đứa con gái nhỏ Phụng khi dẫn về chung sống với Minh tên là Thảo. Mọi người cứ ngộ nhận đó là con ruột của Minh và Minh cũng không bao giờ tranh cãi điều này. Song thực chất, suốt mười mấy năm chung sống, Minh và Phụng “trắng” không hề có với nhau mụn con nào”. Điều này khiến cho “ông trùm” vô cùng đau khổ. Vì muốn minh chứng “bản lĩnh đàn ông”, Minh nhiều lần “thử” qua những “em út” khác nhau nhưng kết cục vẫn không có gì thay đổi. Đến bệnh viện khám, Minh được các bác sĩ cho biết mắc bệnh vô sinh. Từ đó, Minh đau đớn chấp nhận coi bé Thảo như con ruột. Gã coi đứa bé này và cuộc hôn nhân với Phụng như “lá bùa” để khẳng định vị thế của mình trong mắt đàn em.
Cũng theo điều tra viên này thì trong khoảng thời gian sống chung với Phụng “trắng”, Minh “Samasa” phát hiện mình bị lao phổi mãn tính. Nhưng thay vì chữa trị, “ông trùm” lại giấu nhẹm bệnh tật, mù quáng lao theo những ảo vọng tranh đoạt giang hồ. Ngày bị cơ quan điều tra bắt giữ, “ông trùm” vẫn không ngừng hy vọng một ngày nào đó sẽ trở lại gây dựng thanh thế mà không ngờ đến kết cục bi thảm của đời mình.
Theo Linh Nguyễn // Gia đình & Xã hội