Việc các cơ quan tố tụng quyết định kết thúc vụ án khi có những căn cứ luật định. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thụ lí vụ án đều có quyền ra quyết định ĐCVA. Ở giai đoạn điều tra, ĐCVA còn được gọi là đình chỉ điều tra vụ án. Ở Việt Nam, ĐCVA do toà án quyết định (điều 192, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và điều 164, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).
Đình chỉ điều tra
- Cập nhật : 03/06/2014
Hình thức kết thúc vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra. Theo điều 164, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, cơ quan điều tra ra quyết định ĐCĐT trong những trường hợp: không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm đối với xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm đối với xã hội đã chết (trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác); đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để ĐCĐT không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể ĐCĐT đối với từng bị can. Trong trường hợp do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm đối với xã hội nữa thì cơ quan điều tra ra quyết định ĐCĐT vụ án và có thể chuyển giao hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội xử lí. Trong một số trường hợp đã ĐCĐT, nhưng bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát ra quyết định phục hồi điều tra. Cơ quan điều tra còn có thể phục hồi điều tra trong những trường hợp khác. Ngoài cơ quan điều tra, viện kiểm sát cũng có quyền ĐCĐT và phục hồi điều tra trong những trường hợp luật định.