Boris Nemtsov, sinh ngày 9-10-1959 tại Sochi - Nga, người bị bắn chết với 4 phát đạn vào lưng ở Moscow, Nga vào 23 giờ 40 phút ngày 27-2-2015...
... Khi ông đang đi bộ cách điện Kremlin và Quảng trường Đỏ, Moskva gần 200 mét với người bạn gái của ông, Anna Duryzka, một người mẫu gốc Ukraina.
Theo các phương tiện truyền thông Nga khi Nemtsov đã đi qua cầu Moskvoretsky Bolshoy thì một số người đi trên một chiếc xe màu trắng đã dừng lại, ra khỏi xe và bắn vào ông từ phía sau. Từ Camera giám sát, Nemtsov và người bạn gái đã bị bám sát tại cầu vào khoảng 23 giờ 30 . Một chiếc xe dọn tuyết chạy chậm đã qua mặt họ. 1 phút sau đó khi họ bị che khuất bởi một chiếc xe này thì một người đàn ông chạy từ bên đó leo lên một chiếc xe đang chờ và chạy mất. Một người, có lẽ là bạn gái ông, đã nói chuyện vài phút với tài xế xe hốt tuyết. Mười phút sau thì cảnh sát tới.
Lễ tang ông Nemtsov với sự tham gia của các lãnh đạo châu Âu
Boris Nemtsov là ai?
Boris Nemtsov là nhân vật có sức lôi cuốn trong giới chính trị Nga, một nhà cải cách nổi danh dưới thời Boris Yeltsin và trở thành người chỉ trích mạnh mẽ Vladimir Putin. Vụ giết người này đã xảy ra chỉ 2 ngày trước khi ông dự định tổ chức một cuộc biểu tình hòa bình ở Moskva chống lại sự tham gia của Nga trong cuộc chiến tranh ở Ukraine và phản đối cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga.
Trong tin nhắn trên Tweeter cuối cùng của mình, Nemtsov đã gửi lời kêu gọi tới phe đối lập bị chia rẽ của Nga, yêu cầu họ đoàn kết trong một cuộc diễu hành chống chiến tranh mà ông đã lên kế hoạch tổ chức vào ngày chủ nhật 1-3-2015. Nemtsov đang chuẩn bị một bài tường trình chứng minh sự hiện diện của quân đội Nga ở Đông Ukraina.
Ngay trong đêm 27-2-2015, sau vụ ám sát, nhà chức trách đã lục soát căn hộ của Nemtsov trên đường phố Malaya Ordynka, và đã tịch thu tất cả các tài liệu cùng các thiết bị điện tử trong căn hộ này. Trước đó, ngày 10-2, gần 3 tuần lễ trước khi bị giết, Nemtsov đã viết "Tôi sợ rằng Putin sẽ giết tôi".
Nước Nga thật sự bàng hoàng trước vụ giết ông Boris Nemtsov
Ông cũng là nhà khoa học hạt nhân, nhà hoạt động môi trường và có bốn con. Ông thành lập nhiều phong trào đối lập sau khi rời quốc hội Nga năm 2003. Từ năm 2012, ông là đồng chủ tịch đảng Cộng hòa Nga – Tự do Nhân dân đối lập. Ông lên án Tổng thống Putin vì vai trò của Nga ở Ukraine, tình hình kinh tế xấu đi và cáo buộc có tham nhũng trong việc chuẩn bị Olympic Sochi năm 2014.
Cùng với những người như Alexei Navalny và Garry Kasparov, Nemtsov đóng vai trò chính tổ chức các cuộc biểu tình ở Moskva sau bầu cử năm 2011. Ông từng bị bắt vì tham gia biểu tình và từng bị tạm giam 15 ngày cuối năm 2011. Ông nhanh chóng trở thành một trong các chính khách nổi danh, và có tin đồn Yeltsin muốn ông kế vị.
Năm 1990, Nemtsov được bầu vào quốc hội Nga. Ông đứng cạnh Boris Yeltsin khi có âm mưu đảo chính năm 1991. Yeltsin tin tưởng và thưởng cho lòng trung thành của ông với chức thống đốc vùng Nizhny Novgorod.
Năm 1997, Yeltsin phong ông làm phó thủ tướng phụ trách cải tổ kinh tế. Nhưng Nemtsov sau này ân hận vì nó mở đầu cho sự đi xuống của ông trong chính trường. Mọi tham vọng tổng thống của ông bị thui chột vì khủng hoảng kinh tế tháng 8-1998, khiến ông phải rời chính phủ. Ông nhanh chóng trở thành một trong các chính khách nổi danh.
Năm 1997, Yeltsin phong ông làm phó thủ tướng phụ trách cải tổ kinh tế và có tin nói Yeltsin muốn ông kế vị Nhưng Nemtsov sau này ân hận vì nó mở đầu cho sự đi xuống của ông trong chính trường.
Năm 1999, Nemtsov thành lập Liên minh các lực lượng cánh hữu (SPS), cùng Anatoly Chubais và Yegor Gaidar. Ban đầu đảng này khá thành công, thu được 10% phiếu ở cuộc bầu cử tháng 12 và trở thành nhóm ảnh hưởng trong quốc hội. Nhưng vài năm sau, SPS thay đổi thái độ với tổng thống Putin, từ ủng hộ có điều kiện sang công khai đối lập – và đảng mất đi ủng hộ viên.Trong bầu cử 2003, SPS không thu đủ 5% phiếu bầu để có chân trong quốc hội. Nemtsov từ nhiệm khỏi SPS và đi vào kinh doanh. Năm 2011, ông trở thành gương mặt của đối lập, nhưng mấy năm qua ông không còn nổi bật.
Tổng thống Putin “quyết tìm ra kẻ giết Nemtsov”
Trước cái chết của Boris Nemtsov, có rất nhiều ngờ vực, người lãnh đạo cao nhất nước Nga nói sẽ làm tất cả để tìm ra hung thủ giết chính khách đối lập Boris Nemtsov, ông tuyên bố “quyết tìm ra kẻ giết Nemtsov”. Người phát ngôn điện Kremlin nói rằng Tổng thống Putin đã lên án vụ ám sát này. Cơ quan chức năng Nga đang điều tra mọi hướng, tuy nhiên họ cho là cái chết của Nemtsow không có dính líu gì tới việc ông ta chỉ trích Putin.
Lên án vụ sát hại ông Nemtsov là "vụ giết người ghê tởm và bất chấp đạo lý", Tổng thống Nga nói sẽ quyết đưa ra công lý những kẻ chủ mưu và thủ phạm. Nó "có đầy đủ các dấu hiệu của một vụ giết người theo đơn đặt hàng" và "hoàn toàn có tính khiêu khích", ông nói.
Ông Putin tỏ ý rõ ràng, ít nhất là trước công chúng, coi đây là một vụ ám sát có tổ chức chứ không phải là một vụ bắn giết ngẫu nhiên trên đường phố. Tổng thống Vladimir Putin đã lên án vụ ám sát ông Nemtsov và kêu gọi kết thúc các vụ sát hại chính trị gia “đáng xấu hổ” ở Nga.
Ông Nemtsov (trái) với Tổng thống Nga Putin
"Khiêu khích" là mật mã tự mà Kremlin dùng để chỉ những vụ tấn công nhằm làm suy yếu nhà nước Nga. Những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công như thế, như nhận định của chuyên gia ngôn từ hàng đầu của Kremlin, người dẫn chương trình thời sự truyền hình Dmitry Kiselev, sẽ là kẻ được lợi nhiều nhất. "Khi còn sống, ông Nemtsov không còn cần cho phương Tây nữa, ông ấy không có tương lai," ông nói. "Nhưng khi chết đi, ông ấy có giá hơn nhiều."
Ông Thorbjorn Jagland, Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu, đã lên án vụ sát hại.
Ông viết trên tài khoản Twitter: "Tôi cảm thấy sốc và kinh hoàng trước vụ sát hại lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov. Hung thủ cần phải đối mặt với công lý". Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng lên án vụ sát hại "tàn bạo" và kêu gọi chính phủ Nga "nhanh chóng" thực hiện một cuộc điều tra "công bằng và minh bạch".
“Cái chết của nhà đối lập Nemtsov, kết cục cho sự suy tàn của phe đối lập Nga”, những khuôn mặt lãnh tụ phản kháng đang bị truy lùng ráo riết, nếu còn chưa bị bỏ tù thì cũng tỏ ra bất lực trước điện Kremli đầy uy lực. Việc ám sát một trong những khuôn mặt nổi bật nhất, ồn ào và can đảm nhất của đối lập đã giáng một đòn mạnh vào phong trào phản kháng nổi lên mạnh mẽ sau cuộc bầu cử Quốc hội Nga tháng 12-2011. Đến tháng 3-2012, sự quay lại điện Kremli của Vladimir Putin cùng với các vụ đụng độ với cảnh sát trong các cuộc biểu tình mà cho đến lúc đó hoàn toàn ôn hòa, các vụ bắt bớ và tống giam, đã đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ cứng rắn của chế độ.
(còn tiếp)
Theo Hòa Thu
PetroTimes/Dân trí