Hành động tàn ác của IS bị cộng đồng quốc tế lên án, đồng thời tỏ rõ tình đoàn kết với người dân Nhật Bản. Trong khi đó, đất nước võ sĩ đạo đã đưa ra tuyên bố cứng rắn trong tinh thần Samurai rằng sẽ không bao giờ lùi bước trước chủ nghĩa khủng bố.
Ngày 24-1, SITE IntelGroup, một tổ chức theo dõi hoạt động của các nhóm khủng bố trên mạng Internet công bố thông tin con tin Kenjo Goto bị bắt ép phải cầm một bức ảnh trước camera về người đồng bào đã bị chặt đầu như một thông điệp đẫm máu mà những tên khủng bố IS muốn uy hiếp đất nước Nhật Bản.
Hành động tàn ác của IS bị cộng đồng quốc tế lên án, đồng thời tỏ rõ tình đoàn kết với người dân Nhật Bản. Trong khi đó, đất nước võ sĩ đạo đã đưa ra tuyên bố cứng rắn trong tinh thần Samurai rằng sẽ không bao giờ lùi bước trước chủ nghĩa khủng bố.
Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc họp báo vào rạng sáng Chủ nhật 24/1 (nguồn: AP/Kyodo News)
Người Nhật Bản đang sốc
"Tôi là Kenji Goto Jogo. Các ông, các bà đã nhìn thấy bức ảnh người bạn của tôi là anh Haruna đã bị bắt và bị xử tử ở vùng đất Đế chế Hồi giáo” -Kenjo Goto nói bằng tiếng Anh trong đoạn video như một lời "tố cáo” gửi đến các quan chức nước nhà.
"Các ông, các bà đã nhận được lời cảnh báo. Các ông, các bạn được giao một thời hạn cụ thể và những người bắt cóc tôi đã thực hiện theo đúng lời của họ. Abe, ông đã giết anh Haruna. Ông đã không giải quyết một cách nghiêm túc tình thế hiểm nguy với việc giam giữ tôi. Và không hành động trong 72 giờ đó” - Goto tiếp tục nói, giọng thống thiết hoảng loạn.
Trong trạng thái vô cùng căng thẳng và lo lắng đến tính mạng, Goto giải thích với Thủ tướng Shinzo Abe qua video về việc trao đổi con tin: "Yêu cầu của họ rất đỗi dễ dàng. Họ đang muốn có sự trao đổi công bằng. Họ không hề muốn tiền. Do đó, ông không cần phải lo lắng về việc phải trả tiền cho những người có tư tưởng cực đoan. Họ chỉ yêu cầu phóng thích nữ chiến binh đang phải ở tù - Sajida Mubarak Atrous al Rishawi. Rất đơn giản. Ông giao Sajida cho họ và tôi sẽ được trả tự do.”
Đoạn cuối video, Goto nghẹn lời gửi đến người vợ đang ở quê nhà: "Rinko ơi, đây có thể là những giờ khắc cuối cùng của anh trên thế gian này và có thể anh là một người đã chết gửi lại lời nói mà thôi. Đừng để đây là những lời cuối cùng của anh mà em được nghe thấy. Đừng để ông Abe cũng làm hại anh”…
Trước đó, vào ngày 23-1, bà Junko Ishido, mẹ của con tin Goto đã khóc than khẩn thiết kêu gọi Chính phủ cứu mạng cho con trai. "Kenji không phải là kẻ thù của đạo Hồi. Làm ơn cứu nó. Không còn nhiều thời gian. Tôi khẩn thiết cầu xin Chính phủ Nhật Bản làm ơn cứu mạng sống Kenji” - bà vừa khóc vừa nghẹn ngào nói trong một cuộc họp báo tại văn phòng Câu lạc bộ phóng viên biệt phái nước ngoài ở thủ đô Tokyo.
Mẹ của con tin Goto cho biết, con trai bà từng kể rằng anh có ý định đến Trung Đông để cứu người bạn Yukawa, một công dân Nhật Bản bị IS bắt cóc vào tháng 8 năm ngoái ở Syria.
Nhiều nhà báo Nhật Bản phê bình cách giải quyết của Chính phủ
Khi số phận 2 công dân Nhật Bản đang bị nhóm khủng bố IS bắt bị đặt trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc,” các nhà báo xứ Phù Tang thông thạo về vấn đề Trung Đông đã tỏ ra hoài nghi về cách mà Chính phủ của ông Shinzo Abe đang giải quyết vấn đề nan giải.
Tình thế cấp bách xảy ra trong khi Thủ tướng Shinzo Abe đang có chuyến công du 6 ngày đến Trung Đông. Tại một cuộc họp báo được sắp đặt vội vã vào tối Thứ Ba , ông Abe cho biết ông sẽ ưu tiên bảo vệ mạng sống của các con tin nhưng đồng thời thề rằng sẽ không giờ "lùi bước” trước chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, một nhà báo thông thạo về vấn đề Trung Đông nhận định, mục đích tổ chức cuộc họp báo không thể tồi tệ hơn
"Chính phủ Abe đang giải quyết tình thế này rất tệ” - nhà báo Nhật Bản Fumikazu Nishitani người từng công tác trong một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ trẻ em Iraq lên tiếng chỉ trích người đứng đầu chính phủ trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày hôm qua.
"Trước hết, ông Abe tiến hành họp báo sau khi đoạn video xuất hiện ở Israel, tạo ra một hình ảnh tiêu cực trong thế giới Hồi giáo - "ông Nishitani nói. Nhà báo Nishitani cũng cho rằng ông Abe đang mắc sai lầm nghiêm trọng về việc kêu gọi sự giúp đỡ. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thiết lập văn phòng liên lạc ở Jordan, phái Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Yasuhide Natakyama đến Amman để thực hiện nỗ lực giải cứu 2 con tin.
"Chính phủ Nhật Bản không nên quá phụ thuộc vào Jordan, sẽ không thể làm được bất kỳ điều gì. Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng, do đó họ nên thiết lập một văn phòng liên lạc ở Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức” - ông Nishitani vừa phê bình vừa gửi lời cảnh báo đến Thủ tướng Abe.
Nhà báo Toshi Maeda, một người bạn của con tin Goto, người theo dõi sát vụ việc lên tiếng tán đồng quan điểm mà đồng nghiệp Nishitani đã nêu, phê bình cuộc trao đổi qua điện thoại giữa ông Abe và Thủ tướng Anh, ông David Cameron. "Chính phủ nên chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ thay vì Anh và Mỹ, nếu thực sự nghiêm túc trong việc đàm phán đề giải cứu cho những nam công dân” - ông nói.
Thổ Nhĩ Kỳ từng thành công trong việc giải thoát con tin của nước này trước kia. Trong khi đó, Mỹ và Anh cùng duy trì một chính sách bất khoan nhượng (không trả tiền chuộc con tin). Một số quốc gia châu Âu và Nhật Bản được cho là đã từng trả tiền chuộc cứu mạng công dân bị bắt cóc, tuy nhiên nhiều trường hợp đàm phán và tổng số tiền chuộc đến nay chưa được công bố công khai.
Ngay cả trong thời gian đầu sau khi tình thế căng thẳng xảy ra, các quan chức Nhật Bản đều cho rằng cần phải làm gì đó đã giải quyết nó, nếu không sẽ thất bại hoàn toàn. Ông Mashiko Komura, Phó chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền nói với các phóng viên vào đêm Thứ Năm rằng, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ không đưa tiền chuộc, mặc dù tuyên bố vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các quan chức khác.
Tinh thần Samurai và chính sách mạnh
"Tôi cảm thấy vô cùng tức giận và kịch liệt lên án hành động này. Một lần nữa, tôi kiên quyết yêu cầu phóng thích ông Kenji Goto ngay lập tức” - ông Abe truyền đến IS một thông điệp đanh thép từ Tokyo.
Như đã biết, hôm thứ Ba (20-1), IS phát tán một đoạn video trên mạng Internet quay cảnh 2 người đàn ông châu Á mặc đồ áo liền quần màu da cam đang quì dưới đất bên cạnh là một phần tử khủng bố mặc quần áo màu đen che kín mặt, tay phải cầm dao khua, dọa giết con tin nếu không nhận được khoản tiền chuộc trị giá 200 triệu USD trong thời hạn 72 giờ.
Tên khủng bố lên án ông Abe "chi tiền vô tội vạ” để "giết hại trẻ em và phụ nữ, làm li tan các gia đình người Hồi giáo”. Tuy nhiên, Tokyo luôn nhắc đi nhắc lại lập trường khoản tài trợ 200 triệu USD đó là "viện trợ phi quân sự” dành cho người tị nạn đến từ Iraq cũng như Syria.
"Trong tận đáy lòng, chúng ta có thể thấu hiểu gia đình ông Yukawa đang có cảm giác như thế nào. Chúng ta không thể nói nên lời” - ông Abe nói với các bộ trưởng trong một cuộc họp Nội các khẩn cấp được tổ chức sau 1 giờ sáng (Tokyo, tức O giờ sáng, giờ Hà Nội) Chủ Nhật, ngày 25-1.
"Đất nước chúng ta sẽ không đầu hàng chủ nghĩa khủng bố, cũng như chúng ta không đầu hàng chúng trong quá khứ. Chúng ta sẽ hợp tác với các quốc gia trên thế giới và tích cực đóng góp vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế để đối phó với khủng bố” - ông Abe phát biểu cứng rắn.
Sau đó vài phút, trong cuộc gặp với báo giới ngoài cam kết sẽ sử dụng tất cả các kênh ngoại để cứu con tin còn lại. Lãnh đạo Chính phủ Nhật Bản cũng hứa sẽ nỗ lực hết sức trong việc bảo vệ công dân đang sống trong nước cũng như ở nước ngoài.