Scotland được ví là “cha của Australia”. Người Scotland từng hình thành nên nhà nước Ấn Độ hiện đại. Người Scotland là người châu Âu đầu tiên vượt biển tới Canada. Vai trò quan trọng là vậy nhưng tại sao mảnh đất này lại thuộc về Vương quốc Anh? Tất cả xuất phát từ một dự án đầu tư mạo hiểm mà sau này biến thành một thảm họa với Scotland.
Đối phó Trung Quốc: Mỹ - Ấn xích lại gần nhau
- Cập nhật : 27/09/2014
Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng khiêu khích trong tranh chấp lãnh thổ, Washington và New Delhi đang cộng tác chặt chẽ hơn về an ninh hàng hải
Sau nhiều năm không được Washington chào đón, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Mỹ ngày 26-9 (giờ địa phương), bắt đầu chuyến công du được kỳ vọng sẽ hồi sinh quan hệ giữa 2 nền dân chủ hàng đầu thế giới trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Ông Modi dự kiến bắt đầu chuyến công du kéo dài 5 ngày bằng bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc hôm 27-9 trước khi đến Nhà Trắng hội đàm với Tổng thống Barack Obama vào tuần tới.
Tuy nhiên, chuyến đi đã bị phủ bóng đen bởi việc một tòa án ở TP New York - Mỹ hôm 25-9 yêu cầu ông Modi trả lời những cáo buộc rằng ông không làm gì để ngăn chặn làn sóng bạo động chống người Hồi giáo khi còn là thủ hiến bang Gujarat năm 2002.
Ít nhất 1.000 người đã thiệt mạng, phần lớn là người Hồi giáo và ông Modi bị 2 nạn nhân hiện sống ở Mỹ khởi kiện đòi bồi thường thông qua nhóm nhân quyền mang tên Trung tâm Tư pháp Mỹ (AJC). Theo Reuters, ông Modi có 21 ngày để phản hồi yêu cầu của tòa án Mỹ.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định vụ việc trên có thể không tác động nhiều đến chuyến công du bởi nhà lãnh đạo Ấn Độ còn nhiều mối bận tâm hơn trong quan hệ với Mỹ.
Trong bài viết cho báo The Wall Street Journal (Mỹ) trước khi khởi hành, ông Modi mô tả Mỹ là “đối tác toàn cầu tự nhiên” của Ấn Độ, đồng thời nhận định cả hai đều là những cường quốc công nghệ thông tin, có hệ thống chính trị tương tự và chia sẻ cam kết tuân thủ pháp trị.
Ông cũng hứa hẹn sẽ xóa bỏ những thủ tục hành chính rườm rà để giúp việc làm ăn ở Ấn Độ dễ dàng hơn - một thông điệp nhằm thu hút thêm nhà đầu tư Mỹ.
Bài viết trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy cả Ấn Độ và Mỹ sẽ quyết tâm vượt qua những tồn tại - như bất đồng thương mại và tranh cãi về vụ bắt giữ nhà ngoại giao Ấn Độ ở Mỹ năm ngoái - để tăng cường quan hệ thương mại và chiến lược.
Hai bên còn dự kiến cải thiện quan hệ quốc phòng, bao gồm hợp tác sản xuất vũ khí. Nhiều khả năng thủ tướng Ấn Độ sẽ đem về những cam kết đầu tư vào hạ tầng, năng lượng và sản xuất từ các doanh nghiệp Mỹ.
Giới phân tích nhận định cam kết cải thiện kinh tế và sức mạnh quân sự của ông Modi có thể biến Ấn Độ thành đối tác có giá trị với Mỹ. “Nhiều điều ông Modi muốn làm cho Ấn Độ là những gì mà Mỹ từng nói Ấn Độ nên làm trong những năm qua. Chuyến thăm này có thể đưa quan hệ hai nước trở lại quỹ đạo” - ông Harsh Pant, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Trường King’s College London (Anh), phân tích.
Giới chức Ấn Độ cho biết khi đến Washington, ông Modi sẽ được ông Obama tiếp 2 lần trong 2 ngày, một dấu hiệu cho thấy Mỹ coi trọng mối quan hệ song phương này, nhất là khi hai nước có cùng mối lo ở châu Á - Thái Bình Dương.
Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng khiêu khích trong tranh chấp lãnh thổ, Washington và New Delhi đang cộng tác chặt chẽ hơn về an ninh hàng hải. Ngoài ra, Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ với các nước châu Á khác, như Nhật Bản, để làm đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ông Pant nói: “Ngay cả khi hai nước không nhất trí về mọi chuyện thì Mỹ cần giúp Ấn Độ phát triển để duy trì cán cân sức mạnh ở châu Á. Điều này sẽ thúc đẩy hai nước xích lại gần nhau hơn”.
Trung - Ấn giảm căng thẳng biên giới
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút khỏi khu vực Chumar thuộc vùng Ladakh, Đông Bắc Ấn Độ hôm 26-9 và dự kiến hoàn tất vào ngày 30-9. Đó là phát biểu của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj bên lề cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tại TP New York - Mỹ. “Hai quốc gia đã ngồi xuống và giải quyết vấn đề biên giới. Lịch trình thực hiện đã được ấn định” - bà Swaraj cho biết sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Trong cuộc họp giữa quân đội hai nước tại vùng biên giới Spanggur Gap hôm 25-9, phía Trung Quốc đồng ý ngưng xây dựng con đường từ Chepzi, bang Jammu and Kashmir, tới Chumar. Ngược lại, Ấn Độ hủy bỏ một trạm quan sát cho phép theo dõi quân đội Trung Quốc.
Trang tin tiếng Trung Duowei News (trụ sở ở New York) cho biết Ấn Độ những ngày qua triển khai 2.000 binh sĩ tới Chumar và phá hủy một phần con đường do Trung Quốc xây. Khoảng 800 lính Trung Quốc cũng đóng trại cách biên giới khoảng 3 km. Cuộc đối đầu buộc Tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ Dalbir Singh Suhag hoãn chuyến thăm Bhutan hôm 23-9.
Phạm Nghĩa
Hoàng Phương - Theo: NLĐ