Theo một khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, hiện cả nước có khoảng 1,9 triệu LĐ đang làm việc tại các KCN, trong đó 70% là người ngoại tỉnh và có nhu cầu thuê nhà ở. Nhưng hiện các KCN mới chỉ đáp ứng được khoảng 7-10%, còn lại 90% số LĐ hiện vẫn phải thuê nhà trọ của các hộ dân với những điều kiện sinh hoạt tối giản, không thể đủ để tái tạo sức LĐ.
Hàng chục lao động tại Saudi Arabia kêu cứu
- Cập nhật : 18/12/2014
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH khẳng định sẽ vào cuộc xác minh, sẵn sàng giải cứu các lao động giúp việc ở Saudi Arabia nếu đúng họ đang bị đối xử áp bức. Song các nạn nhân phải có văn bản khiếu nại cụ thể gửi đến cơ quan chức năng. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam xác nhận đã có hàng chục trường hợp lao động giúp việc ở Saudi Arabia đã kêu cứu, và đang được hỗ trợ, hàng chục trường hợp khác được đổi chủ, hoặc đưa về nước...
Chị L.T.H.V tại “nhà chờ” bên Saudi Arabia (ảnh do nhân vật cung cấp).
Lao động nữ bị ngược đãi
Chiều 9.12, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Phòng Hàn Quốc - Tây Á - Châu Phi (Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH) cho biết, trong thời gian qua, có gần 30 DN được cục đồng ý thực hiện hợp đồng cung ứng LĐ đi làm nghề giúp việc gia đình tại Saudi Arabia, trong đó có Cty TNHH MTV TMDV & XNK Hải Phòng, Cty CP đầu tư Vĩnh Cát… Hiện, tại Saudi Arabia có hơn 15.000 LĐ VN đang sinh sống và làm việc, trong đó gần 3.000 là nữ giúp việc gia đình.
Trong 11 tháng của năm 2014, Cục QLLĐNN và Đại sứ quán VN tại Saudi Arabia đã tiếp nhận được hơn 40 phản ánh của NLĐ, trong đó 2/3 là phản ánh của LĐ nữ làm nghề giúp việc gia đình. Những phản ánh của NLĐ chủ yếu liên quan đến việc được chủ giao không đúng với hợp đồng, chưa phù hợp hoặc quá sức; thời gian làm việc kéo dài đối với NLĐ; NLĐ bị ốm đau, không được chăm sóc y tế đầy đủ đòi về nước trước hạn hợp đồng… Ngoài ra cũng có một số LĐ, ý thức kém nại ra lý do sức khỏe kém hoặc đưa ra các lý do gia đình không có thật để đòi về nước, khi các yêu cầu mong muốn của mình không được chủ đáp ứng thì NLĐ bỏ trốn ra ngoài, thường là tìm đến Đại sứ quán để nhờ can thiệp cho về trước hạn, hoặc đổi chủ…
Sau khi nhận được phản ánh của NLĐ, Cục QLLĐNN sẽ yêu cầu DN đưa người đi XKLĐ cùng Cty đối tác bên Saudi Arabia phối hợp với Ban quản lý LĐ của Đại sứ quán VN tại Saudi Arabia tìm hiểu, xác minh vụ việc. Nếu vụ việc đúng như NLĐ phản ánh, thì Ban quản lý LĐ sẽ yêu cầu Cty môi giới phải đổi chủ cho NLĐ, có trường hợp đổi nhiều lần mà phía chủ sử dụng LĐ vẫn vi phạm HĐ thì Cty môi giới có trách nhiệm bồi thường hợp đồng đưa NLĐ VN về nước miễn phí, chi trả lương thưởng đúng HĐ.
Trường hợp NLĐ đòi về trước hạn vì các lý do không chính đáng, ngay cả khi họ chỉ gặp phải những khó khăn nhất thời, rất nhỏ trong công việc, cuộc sống hàng ngày… thì họ đã đơn phương chấm dứt HĐ hoặc vi phạm HĐ, do đó phải bồi hoàn thiện hại cho chủ SDLĐ, mức bồi thường theo quy định hiện hành của Saudi Arabia… Đã có 30 trường hợp phát sinh phải xử lý: Đổi chủ và đưa về nước.
Còn nhiều nạn nhân mắc kẹt ở Saudi Arabia
Luật Lao động người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài quy định rõ, các DN tuyến dụng, đưa người xuất khẩu lao động phải phối hợp với chính quyền địa phương, thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động; tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động...
Nhưng tố cáo của các nạn nhân thì Cty TNHH MTV TMDV & XNK Hải Phòng, Cty CP đầu tư Vĩnh Cát đã không thực hiện đúng. Vấn đề này, đại diện Phòng Hàn Quốc - Tây Á - Châu Phi, Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định sẽ lập tức yêu cầu DN đưa người đi XKLĐ, Cty môi giới của Saudi Arabia phối hợp với đại diện lao động của Đại sứ quán VN tại Saudi Arabia tìm hiểu, xác minh. Nếu đúng như phản ánh của NLĐ thì các Cty phải tiến hành đưa NLĐ ra khỏi nhà chủ đã có hành vi đối xử không tốt đối với họ. Trong trường hợp này Cty phải có trách nhiệm đưa NLĐ về VN.
Đối với những trường hợp NLĐ đã về VN như các chị Tô Thị Dung, Nguyễn Thị Thoa nhưng quyền lợi vẫn thiệt thòi… cần viết đơn phản ánh ngay với Cục Quản lý lao động ngoài nước (địa chỉ 41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội; ĐT: 8249517 - Fax: (84-4) 38240122; Email: dolab@dolab.gov.vn). Khi nhận được thông tin cụ thể, cục sẽ tiến hành xác minh, giải quyết.
Trao đổi với Lao Động qua điện thoại, quan chức phụ trách lao động của Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia cho biết: Hiện nay tôi đang xử lý hơn 10 yêu cầu giúp đỡ từ các lao động Việt Nam và tôi đang phải xác minh các trường hợp này để bảo vệ họ khi cần thiết. Có người trực tiếp tới sứ quán, có người gọi điện tới, và tôi đã hướng dẫn họ các thủ tục, kỹ năng tự bảo vệ, giải cứu mình. Với trường hợp chị L.T.H.V, gia đình chị cần làm đơn gửi tới Cục Lao động ngoài nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nói rõ công ty nào sử dụng lao động, công ty nào môi giới, số điện thoại của chủ, đề nghị bộ can thiệp với các công ty xử lý vấn đề của chị. Khi bộ có công văn gửi Đại sứ quán, chúng tôi mới có thông tin và căn cứ vào đó để can thiệp.
Quan chức này cho biết thêm: Đại sứ quán sẵn sàng hỗ trợ người lao động, song bà con cần cảnh giác với những công ty không có chức năng làm công việc XKLĐ nhưng vẫn đưa người đi trái phép.
(Theo laodong)
Trở về