Doanh thu SGK ngàn tỉ vẫn không trả tác quyền

  • Cập nhật : 26/09/2014

 Năm học 2014-2015, NXB Giáo dục đã in và phát hành 97 triệu bản sách giáo khoa (SGK) phục vụ cho học sinh các cấp học. Lấy đơn giá trung bình của một cuốn SGK (ví dụ như cuốn Tiếng Việt lớp 3) có giá bìa 11.500 đồng, thì có thể tính ra doanh thu của NXB Giáo dục về SGK không dưới 1.000 tỉ đồng mỗi năm.

Nói một cách khác, hằng năm, các phụ huynh phải bỏ ra khoảng 1.000 tỉ đồng mua SGK. Thế nhưng, chính những tác giả có các tác phẩm được in trong SGK lại không hề nhận được một đồng tiền tác quyền.

Tiền nhuận bút đi đâu?

Về vấn đề tác quyền trong SGK, nhà giáo Đặng Hiển nói thẳng: “Nếu NXB Giáo dục không đặt vấn đề tác quyền một cách cụ thể và rõ ràng thì họ sẽ gặp khó khăn. Bởi tới đây, theo tôi biết, NXB Giáo dục sẽ không còn độc quyền in và soạn SGK. Khi đã có cạnh tranh thì tôi chắc chắn những tác giả có tác phẩm văn học được in trong SGK sẽ được trả tác quyền xứng đáng hơn”.

Trên thực tế, khi tiến hành in và phát hành SGK thì NXB Giáo dục cũng có chế độ cho những tác giả tham gia biên soạn sách. Nhưng ngay cả chế độ này cũng rất thấp (300.000 - 500.000 đồng/tiết). Ngoài ra, theo các chuyên gia làm sách thì số lượng bản in ghi trên bìa sách kém xa so với thực tế và nhu cầu của học sinh cũng là để giảm tiền thù lao làm sách cho các tác giả tham gia biên soạn.

mo ta anh

Bài thơ “Quê hương” đã xuất hiện trên hàng chục triệu bản in hơn 20 năm qua, nhưng tác giả vẫn không có… nhuận bút.

Một trong những điều chưa thật rõ trong các nghị định liên quan tới nhuận bút, thù lao là Nghị định 61/200/NĐ-CP ban hành năm 2002 và Nghị định 18/2014/NĐ-CP (thay thế Nghị định 61 áp dụng từ 1.6.2014) chính là việc chưa phân định rõ mức nhuận bút cho tác phẩm in trong sách và thù lao cho các tác giả tham gia biên soạn.

Chẳng hạn, Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định, các tác phẩm thơ - văn xuôi được hưởng khung nhuận bút từ 8 - 17% cùng phương thức tính nhuận bút = tỉ lệ % x giá bán lẻ xuất bản phẩm x số lượng in. Như vậy, nếu cuốn Tiếng Việt lớp 3 in 1 triệu bản, với giá bán lẻ 11.500 đồng (doanh thu cuốn Tiếng Việt lớp 3 tương đương 10 tỉ đồng, tính cả chiết khấu), thì theo Nghị định 18, NXB Giáo dục cũng phải trả cho các tác giả có thơ - văn xuôi in trong sách khoản tiền từ 800 triệu - 1 tỉ đồng (tương đương 8 - 17%). Với các tác phẩm tái bản, cũng được nhận mức nhuận bút từ 50 - 100% mức nhuận bút ban đầu.

Rõ ràng đây là con số không nhỏ đối với các tác giả (còn sống hoặc mất chưa quá 50 năm).

Nhưng như Lao Động đã thông tin từ số trước, các tác giả không nhận được đồng nào, hoặc là nhận nhuận bút không chính thống, chiếu lệ, điển hình như trường hợp nhà thơ Đỗ Trung Quân với bài thơ “Quê hương” đã sử dụng trong SGK 20 năm, tương đương với hàng chục triệu bản in nhưng lại không được nhận bất cứ đồng nhuận bút nào.

Còn nhà văn Đỗ Hàn đặt câu hỏi: “Trong các dự án biên soạn SGK ngay từ đầu cũng đã có một phần được cho là để chi trả nhuận bút cho các tác giả, nhưng vấn đề số tiền ấy là bao nhiêu, bao lâu nay đi về đâu… thì hiện vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ…”.

Ai đòi, đòi ai?

Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa - người có nhiều tác phẩm in trong SGK nhất, cũng chưa nhận đồng nhuận bút nào - cũng phải dùng hai từ “chán nản” khi nhắc đến chuyện tác quyền trong SGK.

Hầu hết những tác giả được hỏi cũng thừa nhận việc đáng lẽ phải được nhận tiền tác quyền, nhưng không ai đi đòi. Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác phẩm văn học thì trong 500 tác giả có tên trong SGK nhưng rất ít người ủy thác cho trung tâm để tiến hành việc đòi tác quyền cho các nhà văn. Đó là điều bất cập hiện nay.

NXB vì nhiều lý do không trả tiền tác quyền, tác giả vì bận rộn, không để ý (vì chưa chắc đã biết mình có nhuận bút) hoặc đơn giản vì… ngại, trong khi Trung tâm Bảo vệ tác quyền lại không được ủy thác nên câu chuyện nhuận bút vẫn luẩn quẩn và đơn vị có lợi là… NXB Giáo dục.

Một vấn đề khác, lẽ ra khi sử dụng hoặc tái bản, NXB phải chủ động tìm tới tác giả để xin phép và bàn về vấn đề bản quyền chứ không phải sách cứ in, cứ bán và các tác giả phải đuổi theo để đòi tiền.

Được biết, trong đề án đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông đang trình Quốc hội, kinh phí dự toán để soạn chương trình SGK là 100 tỉ đồng. Nhưng chính con số này chỉ dành cho những đơn vị, cá nhân tham gia biên soạn chứ không có khoản nào liên quan đến bản quyền trả cho các tác giả.

Lãnh đạo Bộ GDĐT cho hay, tới đây, bộ sẽ đưa ra quy chế yêu cầu NXB phải thực hiện quyền tác giả. Thế nhưng còn những tác giả đã được NXB Giáo dục sử dụng tác phẩm “chùa” trong hàng chục năm qua thì sao?

PGS-TS Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT): Nhà xuất bản và chủ biên sách giáo khoa cần thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý

Trước lần đổi mới sách giáo khoa (SGK) năm 2000, nhìn chung luật bản quyền thực hiện chưa nghiêm, vì chưa đặt ra vấn đề về bản quyền. Bắt đầu từ năm 2000, trong lần đổi mới chương trình SGK, Bộ GDĐT có đặt ra vấn đề bản quyền, theo hướng thống nhất trả tiền tác quyền cho tác giả có văn bản đăng tải trên SGK. Nhà xuất bản (NXB) cùng chủ biên SGK đã lên phương án: Báo cho nhà thơ, nhà văn (nếu họ còn sống) để xin phép được đăng tải tác phẩm lên SGK, sau đó sẽ có khoản tiền nhuận bút nhất định cho họ. Thế nhưng khi bắt tay vào làm thì có nhiều vướng: Đối với những văn bản trích đoạn thì chi trả cho tác giả như thế nào, có được tính là văn bản có bản quyền hay không? Hay là những khó khăn như có nhiều tác giả đã mất rồi nên không biết chi trả như thế nào, NXB có liên hệ trả tiền nhưng một số tác giả rất khó liên lạc, việc liên hệ để gặp và trả tiền gặp nhiều khó khăn? Mặc dù biết rằng phần lớn các nhà văn, nhà thơ đều thấy tác phẩm của mình đưa vào SGK trên toàn quốc là niềm vinh dự lớn, nhưng theo tôi, NXB và chủ biên SGK cần thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý. Trong lần đổi mới chương trình, SGK sắp tới (bắt đầu từ đầu năm 2015), dứt khoát phải xin phép và chỉ được in SGK khi có sự cho phép của tác giả (hoặc gia đình tác giả) để thể hiện sự trân trọng. NXB phải đứng ra để trả một phần nhuận bút cho tác giả đó. Bộ GDĐT sẽ đưa ra quy chế về điều này, còn thực hiện là các NXB làm việc trực tiếp với tác giả. D.H (ghi)

Ngoài phát hành trong hệ thống nhà trường, sách giáo khoa luôn là mặt hàng “hot” tại các nhà sách.

Theo: LĐ

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Vì sao nạn bạo hành đang gia tăng trong gia đình công nhân?1

    Vì sao nạn bạo hành đang gia tăng trong gia đình công nhân?

    Nhiều ngày qua, cả xã hội gần như cùng lên cơn tức giận với hành động đánh con đến chấn thương não của đôi vợ chồng “hờ” Nguyễn Thị Thùy Trang - công nhân tại Bình Dương và Đỗ Trọng Minh - đang thất nghiệp. Trong nhiều vụ việc bạo hành tương tự, những đứa trẻ vô tội trở thành nạn nhân. Điều gì đã khiến cho cuộc sống của những gia đình công nhân rơi vào hoàn cảnh bế tắc không lối thoát?

  • Bỏ phân, thuốc chuột vào hải sản xuất khẩu để khỏi phải tăng ca2

    Bỏ phân, thuốc chuột vào hải sản xuất khẩu để khỏi phải tăng ca

    Cho rằng phải làm việc nhiều, Trần Xuân Trình (ở Thái Bình) đã bỏ thuốc chuột, phân người, dao mổ cá và ốc vít vào hàng hải sản xuất khẩu nhằm làm mất uy tín của công ty, dẫn đến công ty ít việc và Trình sẽ được nghỉ.

  • Long An: 95.000 lao động bị "quên" BHXH3

    Long An: 95.000 lao động bị "quên" BHXH

    Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN), Trưởng đoàn Kiểm tra liên ngành gồm đại diện Tổng LĐLĐVN, Bộ LĐTBXH và BHXH VN - cho biết như trên tại buổi kết luận việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Công đoàn tại tỉnh Long An chiều 22.9.

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo