Không ít dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vốn rất lớn để được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng sau đó kết quả triển khai thực hiện chỉ là con số 0.
Tái cơ cấu, DN vẫn không ngừng phá sản
- Cập nhật : 04/10/2014
Các CN của Công ty CP nhựa Trường Thịnh tập trung tại trụ sở công ty đã đóng cửa để đòi lương sáng 26.9. Ảnh: Tuoitre
Hàng ngàn số liệu về tái cơ cấu nền kinh tế đã được công bố ngày 1.10, khi Ủy ban TVQH nghe báo cáo giám sát tái cơ cấu nền kinh tế. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn lên tiếng “Số liệu báo cáo có tin cậy không, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu? ngân hàng dường như đang nghèo đi..."?
Theo báo cáo giám sát về xử lý nợ xấu, cho đến nay, toàn hệ thống đã xử lý được 201,25 ngàn tỉ đồng. Đến cuối tháng 4.2014, tổng “nợ xấu đội bảng” là 131,39 tỉ đồng, chiếm 4,03% tổng nợ tín dụng. Tuy nhiên, trong số nợ 56,6 ngàn tỉ mà Công ty mua bán nợ VAMC đã mua tính đến cuối tháng 8.2014, mới chỉ bán được 1,4 ngàn tỉ.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn cũng đề nghị báo cáo giám sát trả lời giúp ông, rằng việc tiến hành tái cơ cấu có đáp ứng yêu cầu thực tế không? Có cần không? Tốt hay không? “Tôi tự hỏi vì sao các nước quanh ta có tái cấu trúc không mà số liệu kinh tế khá tốt. Tăng trưởng kinh tế đều hơn 7% và lạm phát thì rất thấp" - ông Sơn đề nghị.
Theo báo cáo giám sát, tổng số dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 2012-2015 là 1.932 dự án với số vốn là hơn 250.000 tỉ đồng. Trong khi đó, tổng số nợ đọng từ cả nguồn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ tính đến 30.6.2013 là 43.358 ngàn tỉ.
Trong đó, có tới 15 địa phương, bộ ngành nợ đọng XDCB trên 1.000 tỉ. Riêng Hà Giang, nợ đọng cơ bản thiết lập kỷ lục của cả nước với 3.904 tỉ. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, đúng ra báo cáo giám sát phải phân tích, chẳng hạn năm 2012 có 242 các dự án đầu tư không đúng mục đích với khoảng mấy ngàn tỉ, vậy sau NQ tái cơ cấu thì đã khắc phục được như thế nào. Hoặc trách nhiệm quản lý vốn trong DNNN như thế nào chưa rõ.
Nêu 3 vấn đề cơ bản của tái cơ cấu, là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu DNNN, và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ông Phan Trung Lý chỉ ra điểm còn thiếu nhất là “Chúng ta rất ngại nói về trách nhiệm". Ông Lý đề nghị xem xét lại kiến nghị dùng NSNN để xử lý nợ. Chẳng hạn VAMC, nhiều người đánh giá cao việc xử lý nợ, nhưng còn rất nhiều vấn đề vì tiền xử lý là của nhà nước, của xã hội.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng đặt ra không ít câu hỏi về kết quả tái cơ cấu: Kết quả giảm nhập siêu tương đối tốt, nhưng đó có phải là kết quả của tái cơ cấu không? Hay do DN khó khăn giải thể nên hạn chế nhập? Chỉ rõ hạn chế nhất trong đầu tư công là nợ, Chủ tịch QH cảnh báo nguy cơ nợ công, an ninh an toàn nợ công đang bị đe dọa ở chỗ tốc độ nợ tăng rất nhanh, bội chi lớn trong khi khả năng trả nợ rất đáng lo, dù đã phải vay đảo nợ.
Ông cũng chỉ rõ những tồn tại hạn chế của thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường tiền tệ là vốn rất ít, trong khi đầu tư đều từ tiền vay ngân hàng chứ không phải huy động từ TTCK.
Đối với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhìn nhận “Ngân hàng dường như đang nghèo đi. Có anh không có tiền trích lập dự phòng, có anh trích xong thì hết tiền, khỏi chia. Ngân hàng được tái cơ cấu có chuyển biến gì, tồn tại là gì? Tỉ lệ yếu kém là bao nhiêu? Bao nhiêu không trích lập dự phòng, không đảm bảo rủi ro, nợ thì tăng? Một lần nữa đặt câu hỏi vào VAMC, ông nói nợ xấu vẫn phát triển trong khi “nợ xấu nói chung” đến giờ chưa giải quyết hết. “Nợ vẫn còn là nợ, chẳng qua chỉ chuyển từ ngân hàng sang công ty mua bán nợ. Nếu có rủi ro tương lai thì NH lấy tiền đâu ra mà giải quyết?” - Chủ tịch QH nói.
Báo cáo giám sát sẽ được trình QH trong kỳ họp tháng 10.2014 tới đây.
(Theo laodong)
Trở về