Vợ chồng một chủ hiệu cầm đồ tại thị trấn Lâm Thao đang bị hàng chục người tố cáo về hành vi cho vay nợ, chiếm đoạt tài sản. Công an huyện Lâm Thao đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc.
Vận tải hành khách phải là ngành kinh doanh có điều kiện
- Cập nhật : 02/10/2014
Siết chặt quản lý vận tải hành khách sẽ hết nạn xe dù, bến cóc.
Vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm tới 94% thị phần vận tải hành khách so với các loại hình vận tải khác, hiện mỗi năm khối lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ khoảng trên 2.670 triệu lượt người. Nhưng hiện phương thực vận tải này vẫn còn nhiều bất cập, nhất là TNGT vẫn chiếm 95% tổng số các vụ TNGT.
Phải công khai minh bạch
Theo Viện chiến lược phát triển GTVT (Bộ GTVT), hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các tuyến được cấp phép chưa sát sao, dẫn đến các DN, HTX vận tải tự do tranh cướp khách, dừng đỗ sai quy định, phóng nhanh vượt ẩu, mất ATGT. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, xe dù, bến cóc đón trả khách không đúng nơi quy định diễn ra thường xuyên.
Nhiều DN, HTX có tuyến cố định nhưng quy mô nhỏ, năng lực quản trị kém, chất lượng dịch vụ thấp nhưng vẫn được cấp phép hoạt động. Theo thống kê, hiện số DN có dưới 5 xe chiếm 35% trong tổng số các DN, HTX vận tải đang hoạt động. Cùng đó viêc lập, quản lý thực hiện quy hoạch bãi đỗ xe còn một số bất cập dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo” nơi thừa, nơi thiếu không phản ánh đúng nhu cầu của dân. Cơ sở dữ liệu quản lý các tuyến vận tải hành khách đường bộ còn nhiều bất cập, chưa có số liệu cụ thể về các luồng tuyến vận tải khách cố định từ Trung ương đến địa phương.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam - Nguyễn Văn Thanh cho rằng Nghị định số 86/2014/NĐ-CP (ngày 10.9.2014) quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô là sự cải cách về siết chặt quản lý vận tải hành khách trên các tuyến đường bộ mà bấy lâu nay gây bức xúc cho người dân như: Bến cóc, bến dù, nạn chèn ép và bắt chẹt khách dọc đường gây mất ATGT của các nhà xe.
Nhưng có một thực tế là hiện nay việc quản lý xe hợp đồng, xe du lịch và taxi dù đang rất lúng túng. Hiện nhiều xe không vào tuyến cố định được đã chuyển sang xe hợp đồng và chạy chở khách gây lũng đoạn và phá vỡ quy hoạch vận tải hành khách. Do vậy, cần phải quy hoạch lại mạng lưới tuyến để DN đi đúng tuyến, quy hoạch tần xuất chạy xe của mỗi tuyến ra sao và công khai trên minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách. Đồng thời phải có phương án quy hoạch rõ ràng thì thì mới giải quyết được cơ chế xin cho như hiện nay.
Siết chặt để kiềm chế TNGT
Theo thống kê, hiện nay vận tải hành khách bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng trong các loại hình vận tải. Thị phần vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm tới 94%, mức tăng trưởng về khối lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ từ năm 2000-2013 bình quân là 12,94%/năm từ 620 triệu lượt hành khách năm 2000 lên 2.670 triệu lượt hành khách năm 2013. Nhưng hiện vận tải hành khách bằng đường bộ vẫn còn nhiều bất cập, nhất là TNGT vẫn chiếm 95% tổng số các vụ TNGT.
Theo thống kê của Uỷ ban ATGTQG trong vòng 10 năm trở lại đây số vụ TNGT và số thiệt hại về người đã giảm ở cả 3 tiêu chí, nhưng vẫn ở mức trên dưới 10.000 người/năm. Trong đó gia tăng số vụ TNGT nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Hầu hết các vụ TNGT đều xảy ra trên các tuyến quốc lộ và đường tỉnh lộ nơi có lưu lượng xe lớn, dòng xe hỗn hợp, phức tạp và chất lượng đường thường là tốt. Nguyên nhân do đường đẹp, xe phân khối lớn nhưng ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân thấp. Mặt khác, hạ tầng giao thông đã được cải tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được với sự gia tăng nhanh của các phương tiện.
Theo đại diện Cục Đăng kiểm VN, tính đến tháng 7.2014 cả nước có khoảng 1,77 triệu ôtô các loại, trong đó xe chở khách chiếm 6,7%, xe con chiếm 47,8%. Số lượng xe chở khách có hơn 111.000 chiếc, tập chung gần 40% ở Hà Nội và TPHCM. Cùng đó xe máy cá nhân cũng đang phát triển rất nhanh hiện đạt khoảng 420xe/1.000 dân. Tuy VN có một hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải, nhưng hiện nay việc vận tải đường bộ bằng ôtô nói chung đang có ưu thế tuyệt đối trong vận tải nội địa, vì vận tải bằng đường sắt và đường thuỷ đang gặp nhiều hạn chế, phần lớn vẫn là vận tải đặc thù hoặc du lịch và chủ yếu vấn chỉ để phục vụ vận tải hàng hoá.
Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ toàn quốc là 258.200km. Trong đó, hệ thống đường chính yếu (quốc lộ, cao tốc) có 104 tuyến với tổng chiều dài là trên 19.000km và các tuyến quốc lộ có quy mô cấp I, II, III chiếm tỉ lệ 41% còn lại là cấp IV, V.
Mạng lưới đường chính thứ cấp (đường tỉnh) là trên 23.500km, chỉ dài hơn mạng lưới đường chính yếu 30%. Hiện cả nước đang có 222 tuyến có cự ly vận chuyển dài hơn 300km có bến và có 23 tuyến có cự ly dài trên 2.000km.
(Theo laodong)
Trở về