Hỏi: Cty em làm gặp khó khăn nên giảm biên chế nhân viên. Cty và em đồng ý chấm dứt hợp đồng (HĐLĐ) trước thời hạn.
Ảnh minh họa
Hiện công ty nợ em 3 tháng lương và nợ BHXH. (Cty nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN gần 2 năm với cơ quan bảo hiểm, nhưng khi lĩnh lương thì em vẫn bị trừ số tiền BHXH, BHYT, BHTN). HĐLĐ của em được kí 2 lần: Lần kí 1 : 1 năm; Lần kí 2: 3 năm (em không lưu hợp đồng). Thời điểm 2 bên đồng ý chấm dứt hợp đồng em làm được 2 năm trong HĐLĐ 2 năm. Vậy xin hỏi quyền lợi của em được gì? Khi chấm dứt HĐLĐ thì em phải yêu cầu Cty làm những vấn đề nào. Và khi Cty không muốn giải quyết quyền lợi cho NLĐ thì có đơn vị nào bảo vệ quyền lợi cho em không?
mailto:vq............@gmail.com
Trả lời:
Thứ nhất: Quyền của người lao động khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Theo khoản 3 điều 36 Bộ luật lao động 2012, hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Khi chấm dứt HĐLĐ, bạn sẽ được trợ cấp thôi việc theo điều 48 BLLĐ.
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã làm được 3 năm như vậy bạn sẽ được trợ cấp thôi việc : 3 * ½ tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.
Thứ hai: Trách nhiệm của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ.
Theo khoản 2 và 3 điều 47 Bộ luật lao động 2012:
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà BSDLĐ đã giữ lại của NLĐ.
Như vậy, trong thời hạn 7 ngày hoặc không quá 30 ngày NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cho NLĐ. Nếu công ty nợ tiền BHXH thì căn cứ Điều 130 Luật BHXH, bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi giám đốc công ty yêu cầu giám đốc công ty phải có trách nhiệm đóng đầy đủ BHXH, BHTN cho bạn theo đúng quy định của pháp luật BHXH.Trường hợp Giám đốc công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở LĐTBXH.Với hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN Công ty bạn có thể bị Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Yêu cầu buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chậm đóng đó. Buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH trong năm. (Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
(Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội)