Thượng tá Đinh Minh Hiến, Phó trưởng Công an huyện Minh Hóa cho hay, Công an luôn là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn. Những vụ việc “nóng” đều được lực lượng công an kịp thời triệt phá để tội phạm không có “đất sống”, ngay cả khi chúng hoạt động mang tính chất “xã hội đen”.
Cảnh sát kể chuyện áp giải tội phạm nguy hiểm bằng máy bay
- Cập nhật : 26/07/2014
Sau khi gây án ở TP.HCM tội phạm thường trốn ở các tỉnh miền Bắc (hoặc ngược lại) buộc cảnh sát phải vây bắt và di lý về nơi gây án để phục vụ công tác điều tra.
Tên tội phạm Đới Văn Nguyên (34 tuổi, ở Thanh Hóa) vừa bị di lý từ TP.HCM về trại giam của Bộ Công an ở Thừa Thiên - Huế chấp hành án 14 năm tù giam về 3 tội danh Buôn bán ma túy, Làm giả giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền và Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Điều tra viên Đỗ Văn Sơn (công an quận 7, TP.HCM, người thực hiện nhiệm vụ di lý Nguyên) cho biết đối với những tên tội phạm nguy hiểm có tính chất manh động như giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, buôn bán ma túy… thì Công an TP.HCM cho phép di chuyển bằng máy bay.
Trước đó có nhiều trường hợp cán bộ điều tra di lý bằng ôtô khách, khi đến trạm dừng chân ăn uống đi vệ sinh, thì tội phạm lợi dụng chui lên nóc nhà bỏ trốn. Còn đi tàu hỏa thì tội phạm mạo hiểm lao xuống đường ray khi tàu đang chạy, buộc cán bộ điều tra cũng phi theo để đuổi bắt.
Anh Sơn kể trước khi di lý Đới Văn Nguyên về TP.Huế, vào tháng 5/2014, công an quận 7 cũng di lý tên này từ Huế vào TP.HCM để điều tra về 2 tội danh Làm giả giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền và Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Sở dĩ cơ quan công an tiến hành di lý Đới Văn Nguyên từ Huế vào TP.HCM vì trước đó Nguyên đã gây án ở TP.HCM. Bị công an phát lệnh truy nã, tên này trốn ra Đà Nẵng tiếp tục phạm tội Mua bán ma túy và bị tòa án tỉnh TP này tuyên phạt 9 năm tù giam.
Vào TP.HCM, Nguyên lại tiếp tục bị TAND quận 7 xử phạt 5 năm tù về 2 tội Làm giả giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền và Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
"Phải chịu một mức án tù cao, tội phạm có tâm lý bất cần đời nên nếu di lý bằng ôtô khách hay tàu hỏa, thời gian đi lại kéo dài, Nguyên sẽ có nhiều chiêu chống đối, gây khó khăn trong quá trình di chuyển. Do đó cán bộ điều tra đề xuất phương án đi bằng máy bay để đảm bảo an toàn", anh Sơn cho hay.
Điều tra viên này cho biết thêm, thông thường ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (hay thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho các cơ quan điều tra đi làm nhiệm vụ đặc biệt, trong trường hợp khẩn cấp.
Khi di lý tội phạm bằng máy bay, cán bộ điều tra cũng mua vé đi bình thường như các hành khách khác và phải có mặt tại sân bay trước 2 giờ chuyến bay khởi hành.
Khi xe đặc chủng chở tội phạm đến sân bay, nhân viên hàng không sẽ sắp xếp xe đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước, nên những hành khách đi cùng chuyến bay sẽ không hề hay biết.
"Khi máy bay hạ cánh, phải chờ hành khách xuống hết mới được dẫn giải tội phạm ra khỏi máy bay và đưa lên xe đặc chủng chở về cơ quan điều tra”, anh Sơn kể.
Một điều tra viên công an TP.HCM chia sẻ chuyến công tác di lý tội phạm cướp giật đâm nạn nhân trọng thương từ Hà Tĩnh về TP.HCM bằng tàu hỏa.
Cán bộ này nói anh đã mua 4 vé tàu trong khoang giường nằm cho 3 cán bộ và 1 tội phạm. Khi lên tàu, 3 cán bộ sắp xếp cho tội phạm nằm ở giường trên cùng. Sau đó còng tay, còng chân lại. Khi tới giờ ăn thì cán bộ sẽ mua cơm, đóng cửa khoang giường nằm lại, mở còng tay cho tội phạm ăn. Khi người này đi vệ sinh thì cũng phải áp tải đến nơi.
"Nhưng để áp giải một tên tội phạm từ các tỉnh miền Bắc vào TP.HCM phải đi trên tàu 2 ngày 1 đêm quả là áp lực và nhiệm vụ rất nặng nề", cán bộ này tâm sự.
Theo ZING