Buôn lậu vẫn ngày - đêm xuyên biên giới: Đường đi của hàng lậu

  • Cập nhật : 04/01/2015

Để “mục sở thị” chuyện hàng lậu được vận chuyển trên chuyến tàu Đồng Đăng - Hà Nội như thế nào và hàng lậu về đâu, PV Báo Lao Động đã lên chuyến tàu khởi hành lúc 13h05 đi từ vùng biên giới để ghi nhận mọi điều diễn ra trên chuyến tàu chất đầy hàng lậu này. Một nhân viên trên tàu cho biết, tàu sẽ về ga Gia Lâm vào lúc 19h30 phút.

 

“Làm luật” hết rồi!
 
Kể về đoàn tàu, L.N.H - nhân viên bảo vệ trên tàu - cho biết: Chuyến tàu được dùng chở hàng hóa và hành khách. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là của các hộ kinh doanh vận chuyển đồ dùng thiết yếu như quần áo, đồ dùng điện tử, hoa quả từ Đồng Đăng về xuôi tiêu thụ, còn hành khách phần đông là những người dân đi buôn bán. Ngày xưa đường ôtô khó khăn, người dân thường đi tàu về Hà Nội cho rẻ. Hiện tại đi lại bằng ôtô quá dễ dàng mà lại nhanh, nên người dân ít đi tàu do đó con tàu trở nên rất vắng khách.
 
Trong toa chở khách, chúng tôi thấy hàng hóa được nhồi nhét đầy trên các khoang tàu không còn kẽ hở. Các bao tải, thùng hàng được xếp ngổn ngang trên mặt sàn, kín đặc dưới gầm ghế, trên các giá để hành lý của khách cũng được tận dụng để chứa hàng nên dù gọi là toa chở khách nhưng với cách chất hàng lên tàu, không còn nhận ra đâu là toa chở hành khách, đâu là toa chở hàng. Hàng hóa chen người, khách muốn ngồi trên ghế thì phải đạp vào các thùng hàng mới có chỗ.
 
Bắt chuyện với một hành khách từ ga Lạng Sơn, chị này ghé sát vào tai tôi và bảo: “Hàng lậu đấy, nhưng làm “luật” hết rồi, không ai bắt đâu, chật thì chịu khó mà ngồi, những “vị khách” kia đa phần là các chủ hàng và cửu vạn đi theo giám sát và bốc hàng xuống tại các ga, tí nữa đến ga Đồng Mỏ, hàng lậu này sẽ được chuyển qua các toa tàu khác rồi nối lại, lúc này các chủ hàng sẽ xuống dần, chỉ còn một số ít cửu vạn ở lại bốc hàng xuống, tha hồ mà ngồi”. 
 
Tàu đang chạy, dừng lại ở ga Bắc Thủy, lúc này có khoảng hơn 20 em nhỏ mặc đồng phục học sinh đang chuẩn bị lên tàu thì các nhân viên cho biết tàu chật rồi, theo quan sát chỉ 3-4 em lên được tàu, còn lại khoảng 20 em lầm lũi đi bộ để đến trường.
 
Trên hành trình kéo dài gần 7 tiếng đồng hồ, chúng tôi ước tính tàu dừng lại ở hơn 10 ga, trong đó những ga Bắc Giang, ga Sen Hồ (Bắc Giang), ga Thị Cầu, ga Lim, ga Từ Sơn (Bắc Ninh), ga Yên Viên là những ga tàu đỗ lâu cho cửu vạn hạ hàng. Trước lúc tàu vào ga, các “kê hàng” nháo nhác gọi cửu vạn chuẩn bị đưa hàng ra đầu toa. Một số cửu vạn đã mở toang cửa sổ đặt hàng sẵn dưới sàn chờ tài dừng là đẩy xuống sân ga. Hàng xuống đến đâu, xe ba bánh, xe máy áp vào phóng ra khỏi ga rất nhanh.
 
 Thấy chúng tôi chụp ảnh hàng hóa được các cửu vạn đưa xuống tàu, một phụ nữ mặc đồng phục ngành đường sắt hỏi: “Các anh vào đây làm gì?”. Chúng tôi trả lời: “Lên tàu về Hà Nội”, người này sẵng giọng nói: “Đi tàu thì ngồi im, không chụp chiếu gì hết”. Từ lúc đó, luôn luôn có hai đến ba nhân viên trên tàu bám sát chúng tôi và gặng hỏi nhiều điều. Đã ghi nhận được nhiều hình ảnh, một PV trong nhóm chúng tôi đã rời đoàn tàu trong ánh mắt dò xét của các nhân viên đường sắt.
 
 “Luật” trên tàu
 
 Trong vai một chủ hàng đang tìm mối buôn hàng quần áo từ Lạng Sơn về Gia Lâm, sau khi nói rằng đang cần rất nhiều cửu vạn và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các cửu vạn, PV đã tiếp cận được với các cửu vạn và người kê hàng trên tàu. Theo cò, một cửu vạn bốc hàng theo chủ hàng tên Hiền thì vào ngày thứ 7 và chủ nhật là đông hàng nhất, vì các lực lượng chức năng ít đi tuần, kiểm tra. Cò nói với chúng tôi: “Mỗi bao tải hay thùng hàng đều trộn lẫn giữa hàng có đầy đủ giấy tờ và hàng lậu, tỉ lệ chia là 40% hàng lậu, 60% hàng có hóa đơn, chứng từ. Hàng lậu từ nay đến cuối năm nhiều nhất là các đồ quần áo, giày dép, nồi cơm điện, chảo lẩu…”.
 
 
Hàng lậu chất đầy trên giá đỡ hành lý.Ảnh: Thành An
 
 Nói về quy trình kiểm tra hàng hóa lên tàu, cửu vạn này cho biết: Nhân viên của tàu chỉ nhận các giấy tờ kê biên chủng loại và cân nặng. “Ví dụ thùng hàng có 10 nồi cơm điện thì chủ hàng chỉ nhét 4 hoặc 5 nồi cơm không có hóa đơn chứng từ vào, còn lại vẫn đầy đủ”. Trước lời thắc mắc của chúng tôi rằng chuyến tàu này là tàu khách, làm sao mang được hàng hóa nhét đầy các toa như vậy, cò nói: “Đó là việc của chủ hàng, bọn em chỉ biết bốc vác thôi”.
 
Tuy nhiên, một nguồn tin của PV làm việc trên chính chuyến tàu chở khách Lạng Sơn- Hà Nội khẳng định, tất cả các hàng trên tàu đa phần là hàng lậu. “Họ cũng nói với nhân viên trên tàu như vậy, nhưng thực ra là chở hàng lậu. Hàng có hóa đơn, chứng từ rất ít, chỉ chiếm 10 đến 20%…”. Cũng theo nguồn tin này, các nhân viên trên tàu khi phát hiện hàng lậu, nhân viên bảo vệ tàu có thể kiểm tra cụ thể từng thùng hàng nhưng tất cả chủ hàng đều đã bao các khâu. Tuy nhiên, nguồn tin này cho hay, các nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ chính là kiểm tra những hàng cấm, hàng dễ nổ, dễ cháy còn thường rất ít khi đụng đến hàng lậu vì “những quan hệ chằng chịt trên tàu”.
 
Được biết, theo “luật” của chủ hàng lót tàu, mỗi toa hàng các chủ hàng phải mất thấp nhất từ 800.000 đồng - 2 triệu đồng/toa hàng. “Như tàu này có 10 toa, nửa toa là máy phát điện, 2 toa chở khách và 1 toa chở hành lý nhưng thực ra hành lý rất ít, phần lớn cũng chở hàng lậu. Như vậy tính ra có 7,5 toa chở hàng. Mỗi toa lại có 10 khoang, mỗi khoang này chủ hàng phải làm luật 200.000 đồng/khoang. Tính ra tổng cộng các khoang, nếu hàng hóa chất đầy, chủ hàng phải mất 2 triệu đồng/toa. Tất cả tiền bao thì trưởng tàu chiếm phần lớn, còn nhân viên của tàu mỗi người được vài trăm mỗi chuyến” - nguồn tin nói PV. “Tất cả nhân viên trên tàu đều được các chủ hàng lo lót hết. Như bảo vệ an ninh thì chỉ được bao ăn trên tàu và dưới ga dừng, hai bữa ăn gộp vào chỉ khoảng 70.000đ. Còn nhân viên trên tàu thì ngoài được bao ăn, mỗi người được 200.000 đồng/chuyến. Còn lại là phó tàu, trưởng tàu. Nhưng trưởng tàu cũng phải đi lo ở các cửa trên khác nữa”.
 
Với những điều mắt thấy tai nghe và những gì thực sự diễn ra trên chuyến tàu Đồng Đăng – Hà Nội, lời kể của cánh cửu vạn và nguồn tin nói với chúng tôi là hoàn toàn có căn cứ.

(Theo laodong)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo