Tin thế giới sáng 07-01-2015:Họp "thể thức Normandy” bàn về khủng hoảng Ukraine tại Berlin - Hàn Quốc ra sách trắng, nghi Triều Tiên có công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân

  • Cập nhật : 07/01/2015

 Họp "thể thức Normandy” bàn về khủng hoảng Ukraine tại Berlin

Ngoại trưởng của 4 nước Nga, Ukraine, Đức, Pháp sẽ tới Berlin để họp theo "thể thức “Normandy” bàn về vấn đề Ukraine. Hôm qua, một cuộc họp nhóm Normandy ở cấp giám đốc chính trị của cơ quan ngoại giao của các nước trên đã bắt đầu ở Berlin.
 
Trang tin Itar- Tass ngày 6/1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ ngoại giao Ukraine Alexei Makeyev thông báo cuộc họp "nhóm Normandy" giữa các Ngoại trưởng Nga, Ukraine, Đức, Pháp sẽ diễn ra vào ngày 9/1 tới.
 
Ông Alexei Makeyev cũng là đại diện của Kiev tham dự cuộc họp kín theo "thể thức Normandy" bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine ở cấp giám đốc chính trị cơ quan Ngoại giao giữa nhóm 4 nước nêu trên trong ngày hôm qua 5/1.  
 
Được biết, ông Viktor Sorokin, Giám đốc Vụ Các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) của Bộ Ngoại giao Nga đã đại diện cho Mátxcơva tham dự cuộc họp hôm qua.
 
Nguồn tin ngoại giao cho hay cuộc họp ngày 5/1 được tổ chức với đàm phán và ăn trưa chung, nhằm bàn bạc công tác chuẩn bị cho các cuộc tiếp xúc trong tương lai ở nhiều cấp và tiến triển trong thực hiện thỏa thuận Minsk. Đặc biệt, đây là bước đệm cho cuộc họp nhóm cấp cao nhất giữa các Tổng thống và Thủ tướng 4 nước này.
 
Cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Ukraine PetroPoroshenko xác nhận cuộc đàm phán "nhóm Normandy" trên cấp độ nguyên thủ quốc gia 4 nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp sẽ diễn ra tại thủ đô dự kiến sẽ được tiến hành tại thủ đô Astana của Kazakhstan vào ngày 15/1.
 
Thuật ngữ “thể thức Normandy” hay "nhóm Normandy" đã xuất hiện từ tháng 6/2014 khi các nhà lãnh đạo Ukraine, Nga, Đức và Pháp lần đầu gặp nhau sau khi Mátxcơva sáp nhập Crimea tại Normandy, nước Pháp bên lề hoạt động tưởng niệm ngày D - Day (ngày quân Đồng minh đổ bộ xuống bờ biển Normandy trong Thế chiến II). 
-----------------------
Hàn Quốc ra sách trắng, nghi Triều Tiên có công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân
Triều Tiên dường như đã đạt được một “bước tiến quan trọng” về công nghệ thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để trang bị cho các tên lửa đạn đạo vốn có thể vươn tới đất liền của Mỹ, Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm nay 6/1.
 
Đánh giá trên được đưa ra trong sách trắng quốc phòng 2014 ra mắt hôm nay 6/1. Sách trắng quốc phòng của Hàn Quốc, được xuất bản 2 năm một lần, đã nhấn mạnh tới các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên đối với khu vực và xa hơn nữa sau vụ thử hạt nhân thứ 3 và vụ thử gần đây nhất vào năm 2013.
 
Đây là lần đầu tiên sách trắng quốc phòng Hàn Quốc bao gồm một cuộc phân tích công nghệ về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Các tài liệu trước đó chỉ đơn giản chỉ ra 2 vụ thử hạt nhân trong lòng đất của Bình Nhưỡng vào năm 2006 và 2009.
 
“Các khả năng của Triều Tiên nhằm thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân dường như đã đạt tới một cấp độ quan trọng”, tài liệu viết. “Triều Tiên được cho là đã sở hữu khoảng 40 kg plutonium cấp độ vũ khí và Bình Nhưỡng được cho là cũng đang tiến hành chương trình uranium làm giàu cao”.
 
Bình Nhưỡng cho tới nay vẫn chưa chứng minh khả năng thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân, mặc dù các quan chức và chuyên gia từ Mỹ và Hàn Quốc nói rằng Triều Tiên được tin là đã làm chủ công nghệ chế tạo các tên lửa có thể mang vũ khí hạt nhân.
 
Trong sách trắng, Hàn Quốc cũng đánh giá rằng Triều Tiên “được cho là đã sở hữu các khả năng tên lửa có thể đe dọa đất liền của Mỹ và đã bắn tên lửa tầm xa 5 lần”.
 
Đánh giá trên dựa vào việc Triều Tiên đã đưa thành công một vệ tinh vào quỹ đạo trên một tên lửa tầm xa Unha-3 hồi tháng 12/2012.
 
Hãng tin Yonhap ngày 6/1 dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc giấu tên cho hay một tên lửa tầm xa khác của Triều Tiên, Taepodong-2, được tin là có tầm xa 10.000 km.
 
Nhưng bất chấp nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm phát triển các tên lửa tầm xa, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên đã đưa chúng vào biên chế, quan chức trên nói thêm.
 
Tiếp tục coi Triều Tiên là “kẻ thù”
 
Theo sách trắng quốc phòng của Hàn Quốc, trong một động thái nhằm tăng cường phòng thủ dọc biên giới và để bảo vệ tốt hơn các cơ sở quân sự, Triều Tiên đã thiết lập một đơn vị quân sự mới quy mô quân đoàn tại tỉnh Bắc Hamkyong theo chỉ đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Việc thiết lập này đã nâng tổng số quân đoàn của Triều Tiên lên con số 10.
 
Tính tới tháng 10/2014, Triều Tiên có 1,2 triệu binh sĩ, tăng khoảng 10.000 binh sĩ so với hơn 2 năm trước, trong khi Hàn Quốc có khoảng 630.000 binh sĩ, sách trắng cho hay.
 
Triều Tiên cũng đã tiếp tục tăng cường quân sự bằng cách mua thêm các phương tiện bọc thép, máy phóng rocket, các tàu chiến, và được cho là đang chế tạo các loại tàu ngầm mới như một loại tàu ngầm có khả năng bắn tên lửa đạn đạo.
 
Trong bối cảnh đối mặt với các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Bình Nhưỡng, Hàn Quốc đã xác định chính quyền Triều Tiên và quân đội nước này là “kẻ thù” trong sách trắng, vì Bình Nhưỡng đã gây ra “các mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta”.
 
Vào năm 2004, Hàn Quốc đã bỏ việc sử dụng từ “kẻ thù” đối với Triều Tiên, nhưng quay trở lại dùng nó vào năm 2012 sau khi Bình Nhưỡng tiến hành một loạt các hành động khiêu khích quân sự vào năm 2010.
 
Cảnh báo mạnh mẽ Nhật Bản
 
Sách trắng quốc phòng 2014 của Hàn Quốc cũng nhắc tới quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở Hoa Đông.
 
Sách trắng cho hay, Hàn Quốc đã cam kết “các biện pháp đáp trả mạnh mẽ” đối với các tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với quần đảo tranh chấp mà Seoul gọi là Dokdo còn Tokyo gọi là Takeshima, tái khẳng định cam kết của Hàn Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
 
“Quan điểm giật lùi lịch sử của một số lãnh đạo chính trị Nhật và các tuyên bố chủ quyền phi lý đối với Dokdo đã trở thành vật cản cho sự phát triển quan hệ song phương trong tương lai”, tài liệu viết.
 
“Bộ quốc phòng sẽ xử lý cứng rắn với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Nhật Bản đối với Dokdo, nhưng vẫn tăng cường hợp tác về các vấn đề an ninh lớn như các mối đe dọa của Triều Tiên đối với hòa bình và sự ổn định tại Đông Bắc Á”, sách trắng nói thêm.
 
Cuộc tranh chấp lãnh thổ vì quần đảo Dokdo/Takeshima đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vào tháng 8/2012, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Lee Myung-bak đã thực hiện chuyến thăm chưa từng có tiền lệ tới quân đảo này, khiến Nhật Bản vô cùng giận dữ.
 
Kể từ khi trở thành tổng thống tháng 2/2013, bà Park Geun-hye chưa từng có cuộc gặp song phương nào với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
---------------------------
Nhật Bản xúc tiến sửa đổi luật về việc đưa quân ra nước ngoài
Những tin tức về việc chính phủ của Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) đang xúc tiến soạn thảo một đạo luật nhằm đẩy nhanh việc triển khai quân đội Nhật Bản ra nước ngoài, một lần nữa lại làm dấy lên những tranh cãi về nỗ lực của Nhật Bản muốn mở rộng vai trò của quân đội, sau một thời gian dài bị hạn chế do những quy định của Hiến pháp hòa bình.
 
Thủ tướng Sin-dô A-bê và Đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông dự kiến vào đầu năm 2015 sẽ soạn thảo một đạo luật, nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn về mặt thủ tục hành chính cho việc triển khai quân đội ra nước ngoài, để tham gia các chiến dịch duy trì hòa bình và yểm trợ đồng minh. Thủ tướng Sin-dô A-bê cho biết sẽ chờ tới phiên họp thường kỳ của Quốc hội Nhật Bản vào năm tới, để đệ trình dự luật liên quan.
 
Hồi đầu tháng 7-2014, Nhật Bản đã thông qua Nghị quyết lịch sử giải thích lại Điều 9 trong Hiến pháp, theo đó, Nhật Bản có thể triển khai lực lượng ở mức tối thiểu cần thiết trong trường hợp một nước mà Nhật Bản có quan hệ gần gũi bị tấn công và khi sự tồn vong của đất nước bị đe dọa… Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cần chuẩn bị những cơ sở pháp lý cần thiết để phù hợp với thay đổi này bằng cách sửa lại hơn 10 điều luật, bao gồm một điều luật về các hoạt động của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF). Cụ thể, chính phủ của ông Sin-dô A-bê thúc đẩy việc luật hóa việc thực thi quyền phòng vệ tập thể nhằm tiến tới hỗ trợ các đồng minh, bao gồm Mỹ, trong trường hợp bị tấn công.
 
Chi tiết của các điều luật sửa đổi chưa được công khai, nhưng Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một số ví dụ về việc Nhật Bản sẽ có thể sử dụng quân đội của mình như thế nào, sau khi việc sửa đổi các điều luật liên quan được hoàn thiện. Cụ thể như việc sử dụng quân đội để bảo vệ tàu chiến Mỹ bị một nước thứ ba tấn công gần vùng biển Nhật Bản trước khi có sự tấn công trực tiếp vào Nhật Bản, bởi hợp tác với quân đội Mỹ là cần thiết để đảm bảo an ninh của chính Nhật Bản; buộc dừng các tàu để kiểm tra nếu nghi ngờ các tàu này chở vũ khí tới một nước thứ ba đang tấn công các tàu chiến Mỹ ở vùng biển mở gần Nhật Bản, mà cuộc chiến này nhiều khả năng sẽ lan tới Nhật; bắn hạ tên lửa khi phát hiện nó bay qua các đảo Nhật Bản nhằm về phía các khu vực thuộc lãnh thổ của Mỹ và theo yêu cầu của Mỹ; bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
 
Tuy nhiên, nỗ lực nói trên của Chính phủ Nhật Bản gặp không ít trở ngại do nổi lên nhiều quan ngại. Việc mở rộng quy mô hoạt động và khu vực hoạt động của SDF làm gia tăng mối quan ngại SDF có thể trở thành “công cụ” cho các nước khác, điều đi ngược lại với Hiến pháp hòa bình. Những người phản đối cho rằng, để quân đội tham chiến ở nước ngoài sẽ làm giảm khả năng tự vệ của Nhật Bản.
 
Vì vậy, để giải tỏa mối lo ngại này, các nghị sĩ thuộc liên minh cầm quyền được trông đợi sẽ thảo luận những biện pháp để kiềm chế các hoạt động của SDF. Những sửa đổi cũng còn cần được nghị viện thông qua và sẽ có những giới hạn được áp đặt trong quá trình thực hiện.
 
Vả lại, LDP còn phải thuyết phục Đảng Komeito trong liên minh cầm quyền vì đảng này cho tới nay vẫn do dự không muốn thông qua một bộ luật như vậy. Đảng Komeito thận trọng trước việc ban hành đạo luật sửa đổi do lo ngại rằng, lực lượng SDF có thể bị điều động ra nước ngoài trong các trường hợp chẳng liên quan gì tới bảo vệ Nhật Bản. Hồi tháng 10, ông Si-ghê-ki Xa-tô (Shigeki Sato), phụ trách vấn đề ngoại giao và an ninh của Đảng Komeito, tuyên bố việc hình thành một đạo luật như vậy không phải là “ưu tiên cao nhất” của đảng này.
 
Không chỉ thúc đẩy việc ban hành đạo luật mở đường cho việc triển khai quân đội ra nước ngoài, Thủ tướng Sin-dô A-bê còn muốn sửa đổi Hiến pháp hòa bình-vấn đề đang gây chia rẽ trong dư luận Nhật Bản và làm gia tăng căng thẳng giữa Nhật với các nước láng giềng.
 
Tuy nhiên, chính quyền Thủ tướng Sin-dô A-bê đã cho thấy quyết tâm theo đuổi các mục tiêu của mình trong vấn đề này. Bằng chứng là ngay sau khi được bầu lại làm thủ tướng, ông Sin-dô A-bê đã xúc tiến ngay việc soạn thảo đạo luật sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai lực lượng quân đội ra nước ngoài.
 
Nỗ lực của Thủ tướng Sin-dô A-bê được thúc đẩy trong bối cảnh thách thức an ninh đối với Nhật Bản và khu vực đang nổi lên. Hơn nữa, trong bối cảnh cán cân quyền lực trong khu vực đang có những thay đổi, Nhật Bản cần phải theo đuổi chính sách an ninh linh hoạt hơn. Vì vậy, để đối phó với dư luận không đồng tình, ông Sin-dô A-bê đã theo đuổi đường lối lãnh đạo mạnh mẽ hơn nhằm thay đổi tư duy nhận thức của người dân trước tình hình mới. Thủ tướng Sin-dô A-bê cũng cho rằng, việc này còn có liên quan tới sự phục hưng của đất nước. Nhật Bản sẽ chứng tỏ được khả năng đóng góp một cách xây dựng vào an ninh khu vực cũng như toàn cầu. Nhật Bản cũng hy vọng sẽ thu được những lợi ích chính trị và ngoại giao rất lớn trong bối cảnh nước này đang nhắm tới chiếc ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đầy quyền lực.
------------------------
Mỹ: Quốc hội khóa mới chính thức đi vào hoạt động
Hôm nay 6/1, Quốc hội khóa mới của Mỹ bắt đầu họp phiên đầu tiên với dự báo sẽ bùng nổ nhiều mâu thuẫn với chính quyền của Tổng thống Barack Obama trong cuộc đối đầu gay cấn giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp Mỹ.
 
Quốc hội khóa 114 của Mỹ có nhiệm kỳ hai năm, từ ngày 3/1/2015 đến ngày 3/1/2017 và do đảng Cộng hòa nắm trọn quyền lãnh đạo lưỡng viện.
 
Tại Thượng viện mới, đảng Cộng hòa có 54 ghế so với 44 ghế của đảng Dân chủ và 2 ghế độc lập.
 
Tại Hạ viện mới, đảng Cộng hòa chiếm 247 ghế so với 188 ghế của đảng Dân chủ.
 
Theo kế hoạch, ngay trong ngày họp đầu tiên, Hạ viện khóa mới sẽ tiến hành bầu chọn người lãnh đạo. Hạ nghị sĩ John Boehner, Chủ tịch Hạ viện khóa 113, dự kiến vẫn sẽ được bầu giữ cương vị này trong Hạ viện khóa mới.
 
Trong khi đó, Chủ tịch Thượng viện khóa 114 nhiều khả năng sẽ được giao cho Thượng nghị sỹ Mitch McConnell.
 
Cả hai ông John Boehner và Mitch McConnell đều là những người giữ quan điểm đặc biệt cứng rắn và chống đối quyết liệt nhiều chính sách của chính quyền Tổng thống Obama.
 
Phát biểu trong cuộc họp báo cuối tuần qua, Hạ nghị sĩ John Boehner công khai thông báo “sẵn sàng ngay lập tức” dành ưu tiên cao cho những vấn đề mà người dân Mỹ quan tâm, trong đó có chương trình cải cách y tế ObamaCare, các bổ nhiệm nhân sự của Nhà Trắng và cấp ngân sách cho một số bộ ngành vốn đã được thông qua trong kế hoạch tài khóa 2015 nhưng hiện tạm thời bị gác lại.
 
Ngoài ra, ông Boehner cũng cho biết sắc lệnh hành chính của Tổng thống Obama cho phép 5 triệu người nhập cư bất hợp pháp được ở lại Mỹ, việc tăng lương tối thiểu cho người lạo động và cải cách bộ luật thuế cũng sẽ là những vấn đề sẽ được các nhà lập pháp Cộng hòa tại Hạ viện nhắm tới.
 
Trong khi đó, tại Thượng viện, cuộc chiến dành ưu tiên cho việc thúc đẩy dự án xây đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada xuống các nhà máy lọc dầu ở miền Nam nước Mỹ. Trước đó, Nhà Trắng nhiều lần trì hoãn dự án này với lý do bảo vệ môi trường và ngành khai thác dầu khí đá phiến trong nước.
 
Trong các vấn đề đối ngoại, Quốc hội 114 dự định sẽ siết chặt trừng phạt Iran nếu đàm phán giữa Tehran và nhóm P5+1 không tiến triển, duy trì các biện pháp cấm vận Cuba dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ  và hành động mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống IS cũng như cuộc khủng hoảng Ukraine.
 
Với một Quốc hội cứng rắn hoàn toàn do đảng Cộng hòa kiểm soát, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Trong các phát biểu trước đó, mặc dù cam kết sẵn sàng hợp tác với Quốc hội mới, song ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng cũng thẳng thắn tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng quyền hành pháp đặc biệt để thúc đẩy những vấn đề mà ông cho là quan trọng.
---------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo