Tin Quốc hội họp chiều 21-11-2014: Từ 1.1.2016, thẻ căn cước công dân sẽ thay CMTND - Mặc định tín nhiệm trước khi bỏ phiếu?

  • Cập nhật : 21/11/2014

 Từ 1.1.2016, thẻ căn cước công dân sẽ thay CMTND

Với tỷ lệ ĐBQH tán thành 76,66%, chiều 20.11, QH đã biểu quyết thông qua toàn bộ luật Căn cước công dân (CCCD). Theo đó, từ 1.1.2016, chứng minh thư nhân dân (CMTND) sẽ được thay thế bằng thẻ CCCD.
 
Về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp, dự luật quy định CMTND đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực (1.1.2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMTND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ CMTND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31.12.2019.
 
Các địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý CCCD, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu CCCD để triển khai thi hành theo luật thì có thể tạm thời chưa áp dụng, cho đến chậm nhất là ngày 1.1.2020 phải thực hiện thống nhất.
 
Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật CCCD, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, an ninh QH Nguyễn Kim Khoa cho biết UBTVQH đã bổ sung quy định về thông tin nhóm máu theo hướng không phải là thông tin bắt buộc mà theo yêu cầu của công dân. Những thông tin như tên gọi khác, anh, chị em ruột... sẽ được thu thập, cập nhật trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với yêu cầu quản lý của từng ngành, lĩnh vực. Vì vậy, UBTVQH đề nghị chỉ bổ sung quy định thông tin về nhóm máu. Về tuổi cấp thẻ CCCD, luật thống nhất quy định cấp thẻ CCCD cho người từ 14 tuổi trở lên và chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các quy định liên quan cho phù hợp.
 
* Với 76,65% số ĐBQH tán thành, chiều qua QH đã thông qua luật Hộ tịch (có hiệu lực thi hành kể từ 1.1.2016). Các loại sổ hộ tịch được lưu trữ và cấp trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị làm căn cứ chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân, tra cứu, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… Chậm nhất đến hết 31.12.2019 thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo quy định của luật mới.
 
Liên quan đến những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm, dự luật quy định công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân biết được qua đăng ký hộ tịch; tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch.
 
Luật thống nhất quy định, cấp Giấy khai sinh cho trẻ khi đăng ký khai sinh (và cấp thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi theo luật Căn cước công dân). 
-------------------------
Mặc định tín nhiệm trước khi bỏ phiếu?
Đó là quan điểm của phần lớn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên thảo luận chiều qua (20.11) về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của QH về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
 
2 năm là đủ để lấy phiếu
 
Sau cả năm thực thi nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có những lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí một số mặt có dấu hiệu đi xuống, vậy thì dựa trên căn cứ thực tiễn nào, căn cứ khoa học và pháp lý nào mà QH lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu?
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) bày tỏ không đồng tình với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc chỉ lấy phiếu một lần trong nhiệm kỳ do thời gian 2 năm không đủ để đánh giá. Theo ĐB Hà, qua thực tiễn hai lần lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, thời gian cách nhau chỉ một năm, nhưng sự chuyển biến của các chức danh được lấy phiếu là rất rõ nét, được các ĐB và cử tri cả nước ghi nhận. Rất đông cử tri đề nghị trong mỗi nhiệm kỳ nên lấy phiếu 2 lần vào cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ 4. “Quãng thời gian 2 năm là đủ để các đối tượng được lấy phiếu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, rèn luyện nâng cao hiệu quả công tác”, ĐB Hà nói.
 
Cũng theo ĐB Hà, việc lấy phiếu lần 2 cũng là phục vụ cho ĐH Đảng các cấp. Do đó, đây là một kênh quan trọng để cấp ủy đánh giá năng lực, phẩm chất cán bộ. ĐB Hà khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm lần 2 tương tự như việc tái giám sát sau lần thứ nhất để xem các đối tượng đã chuyển biến và tiếp thu đến đâu.
 
Theo ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên), dự thảo vẫn giữ nguyên 3 mức: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” là chưa phù hợp. Theo ĐB Nga, xuất phát từ bản chất “thăm dò mức độ tín nhiệm”, nên việc lấy phiếu phải nhằm trả lời các câu hỏi: Chức danh cụ thể đó có được QH tín nhiệm không? Nếu được tín nhiệm thì ở mức độ nào? Quy định 3 mức như trên đã dẫn đến việc chưa cần tiến hành lấy phiếu thì đã mặc định trước là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm, việc lấy phiếu chỉ còn có ý nghĩa xác định cao, vừa, hay thấp mà thôi. “Sau cả năm thực thi nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có những lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí một số mặt có dấu hiệu đi xuống, vậy thì dựa trên căn cứ thực tiễn nào, căn cứ khoa học và pháp lý nào mà QH lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu?”, ĐB Nga nêu câu hỏi.
 
Cũng theo ĐB Nga, việc không quy định mức “không tín nhiệm” là vô hình trung đã hạn chế quyền của ĐB trong trường hợp ĐB không tín nhiệm một chức danh nào đó và qua đó đã hạn chế luôn cả quyền này của cử tri vì lá phiếu đánh giá của ĐBQH là thực hiện sự ủy nhiệm của cử tri. “ĐB không có cách nào để thể hiện chính kiến của mình, nếu ghi thêm chữ “không tín nhiệm” thì phiếu trở thành không hợp lệ”, ĐB Nga nói.
 
ĐB Nga cho rằng trong toàn bộ quy trình lấy phiếu đã có những giới hạn khá thận trọng, ít có khả năng xảy ra hệ quả xấu đối với người được lấy phiếu (như các quy định về trên 2/3 số phiếu thấp hoặc 2 năm liên tiếp quá nửa số phiếu thấp và qua nhiều thủ tục xem xét của cơ quan có thẩm quyền...). Những quy định này đã giúp cho việc lấy phiếu tín nhiệm đáp ứng yêu cầu thực sự là một hình thức QH giám sát, nhắc nhở, cảnh báo để làm tốt hơn. ĐB Nga đề nghị sửa theo hướng giữ nguyên các giới hạn thận trọng như hiện hành và quy định 2 mức là: "tín nhiệm" và "không tín nhiệm".
 
Không chờ xem có từ chức hay không
 
Tương tự, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cho biết nhiều cử tri cho rằng chỉ nên 2 mức để có cơ sở đánh giá chính xác cán bộ còn nếu để 3 mức như hiện nay rất khó. “Ví dụ một chức danh có 50% phiếu tín nhiệm cao, 0% tín nhiệm và 50% tín nhiệm thấp, một chức danh khác có 1/3 tín nhiệm cao, 1/3 tín nhiệm và 1/3 tín nhiệm thấp thì để so sánh đánh giá rất khó”, ĐB An nói.
 
Theo ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM), nhiều cử tri phản ánh kỳ họp thứ 7 QH đã quá vội vã đưa vào chương trình sửa Nghị quyết 35. “Sự vội vã này cho thấy QH dường như đã quá lo cho an toàn với những người được lấy phiếu. Giờ đã lấy phiếu 3 mức rồi nhưng lại quy định 3 năm một lần”, ĐB Dung nói. ĐB Dung ủng hộ việc lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ với 2 mức để đảm bảo minh bạch. Liên quan đến hệ quả đối với người có mức tín nhiệm thấp, ĐB Dung bày tỏ đồng tình với quan điểm của UBTVQH để cho các cá nhân này thực hiện văn hóa từ chức. “Nhưng nếu cá nhân người đó không từ chức thì QH nên đưa ra có bỏ phiếu tiếp tục không chứ không chờ để xem có từ chức hay không”, ĐB Dung nói.
-------------------------
'Duyệt' chức danh Tổng thư ký Quốc hội
Với 432 đại biểu cho “phiếu thuận” (tương đương 86,92% tổng số đại biểu), Quốc hội vừa thông qua Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ chính thức được trao nhận chức danh mới - Tổng Thư ký Quốc hội từ 1/1/2015 tới.
 
Dự thảo luật tổ chức Quốc hội lần chỉnh sửa cuối cùng để trình Quốc hội thông qua nêu rõ nội dung quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 12, Điều 13).
 
Bác bỏ các ý kiến đề xuất không quy định về lấy phiếu tín nhiệm hoặc nhập cả quy định về lấy phiếu vào quy định bỏ phiếu, coi như đó là một bước thăm dò, tạo cơ sở cho việc bỏ phiếu, UB Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, điều khoản quy định này là cần thiết.
 
Lấy phiếu tín nhiệm, theo đó, về thực chất là một trong những phương thức để tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đồng thời, đây cũng là một bước chuẩn bị cho việc thực hiện quyền bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định trong Hiến pháp.
 
Mặt khác, thực tế việc lấy phiếu tín nhiệm đã được Quốc hội thực hiện và có kết quả tốt, được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, đánh giá cao.
 
UB Thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến góp ý của đại biểu, quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã được chỉnh lý rõ ràng, dễ hiểu hơn, bảo đảm tính thống nhất và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
 
Về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội (Điều 22), UB Thường vụ Quốc hội nhận định, đại biểu Quốc hội là chủ thể quan trọng nên việc quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội trong Luật này là phù hợp. Đây không chỉ là tiêu chuẩn để cử tri xem xét, đánh giá khi bầu một người làm đại biểu Quốc hội mà các tiêu chuẩn này cần được tiếp tục duy trì, bảo đảm trong suốt nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội, để đại biểu tự mình trau dồi, rèn luyện, đồng thời, là cơ sở để Quốc hội hoặc cử tri xem xét, nhận xét đối với từng đại biểu Quốc hội.
 
Với ý kiến đề nghị chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung thuộc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, quy định cụ thể hơn các tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác... cơ quan giải trình đã tiếp thu, chỉnh lý lại Điều 22 như dự thảo Luật để quy định cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội.
 
Với ý kiến đề nghị quy định cao hơn về tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách, UB Thường vụ Quốc hội nhận thấy, chất lượng của đại biểu, kể cả đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội dù chuyên trách hay kiêm nhiệm đều có chung tiêu chuẩn theo quy định của luật.
 
Đại biểu Quốc hội chuyên trách không có tiêu chuẩn riêng, khác biệt với đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm; có khác chăng là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách phải dành toàn bộ thời gian cho hoạt động của Quốc hội.
 
Do vậy quy định về nội dung này vẫn được giữ nguyên để đưa ra Quốc hội biểu quyết quyết định. Trên cơ sở đó, căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể mà UB Thường vụ Quốc hội quyết định đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của mỗi khóa Quốc hội.
 
Về chức danh Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, các ý kiến đều cơ bản tán thành với quy định về Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội. Có ý kiến đề nghị làm rõ vị trí, vai trò Tổng thư ký Quốc hội, quy định Tổng thư ký là đại biểu Quốc hội hoặc không phải là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội phê chuẩn,... Cũng có ý kiến đề nghị không quy định Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
 
Chủ nhiệm Phan Trung Lý phân tích, trong điều kiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội hiện nay thì việc quy định về Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội như Điều 98 và Điều 99 của dự thảo Luật là phù hợp. Do vậy, xin đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như quy định trong dự thảo Luật.
 
Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ 1/1/2015 tới.
-------------------------
Nhà nước định giá một số dịch vụ phi hàng không thiết yếu
Đây là một trong những nội dung của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Hàng không dân dụng Việt Nam, vừa được Quốc hội thông qua sáng nay 21.11, với 81,21% đại biểu tán thành.
 
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật này, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Phan Trung Lý cho biết, để khắc phục tình trạng doanh nghiệp (DN) lợi dụng vị thế độc quyền để nâng giá dịch vụ, nhất là đối với một số dịch vụ phi hàng không thiết yếu, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng Nhà nước định giá đối với các dịch vụ hàng không và một số dịch vụ phi hàng không thiết yếu.
 
Giá các dịch vụ, hàng hóa thông thường khác vẫn được điều tiết theo cơ chế thị trường do DN quyết định nhưng phải thực hiện niêm yết công khai. “Vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của DN. Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và DN”, ông Phan Trung Lý cho biết.
 
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vấn đề quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, trong đó có cách thức để DN được kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay, đã được quy định trong luật hiện hành.
 
Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, căn cứ vào nội dung sửa đổi luật lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát các Nghị định hiện hành để quy định cho phù hợp, bảo đảm việc giao các DN được kinh doanh dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay theo nguyên tắc đấu thầu, cạnh tranh lành mạnh để thực hiện quyền bình đẳng trong hoạt động kinh doanh.
 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Hàng không dân dụng Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 1.7.2015.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Văn phòng luật

Danh sách luật

Danh sách đầy đủ >>

Liên hệ quảng cáo: 0983 006 168

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

tinkhoahoc.com- Ads demo

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

tinkhoahoc.com- Ads demo

Web trên smart phone

Chuyên phát triển web chạy trên smart phone và các thiết bị di động, thân thiện, chuẩn SEO,...

www.mobileweb.vn

Hợp tác: 098 300 6168

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thế giới động vật

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã, thú cưng, chim cá cảnh,...

www.thegioidongvat.net

Hợp tác: 0127 399 6475

tinkhoahoc.com- Ads demo