Báo cáo của VKSNDTC nhận định, thời gian qua, cùng với tiến trình cải cách tư pháp, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự ở nước ta đã có nhiều tiến bộ. Tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như các hành vi bức cung, dùng nhục hình đối với bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, số vụ việc vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hành vi bức cung, dùng nhục hình vẫn còn xảy ra và “thực tiễn có thể nhiều hơn các vụ án đã khởi tố và điều tra”.
Ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân điển hình về bức cung, nhục hình
Báo cáo của VKSNDTC nhận định, thời gian qua, cùng với tiến trình cải cách tư pháp, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự ở nước ta đã có nhiều tiến bộ. Tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như các hành vi bức cung, dùng nhục hình đối với bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, số vụ việc vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hành vi bức cung, dùng nhục hình vẫn còn xảy ra và “thực tiễn có thể nhiều hơn các vụ án đã khởi tố và điều tra”.
“Chúng tôi đồng tình với báo cáo của VKS về việc thực tế có thể còn nhiều hơn số liệu đã báo cáo. Tuy nhiên, VKSNDTC nói những vụ dùng nhục hình đều được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Đề nghị VKS đánh giá lại xem nhận định đó có đúng không?”- bà Nga hỏi.
Bà Nga dẫn chứng vụ dùng nhục hình ở Phú Yên. Kết luận điều tra của VKSNDTC nói rằng, đối với các ông Nguyễn Văn Mai, Võ Công Vinh cùng một số cán bộ công an có hành vi đang đêm khóa tay Ngô Thanh Kiều dẫn giải về trụ sở công an trong khi không có lệnh bắt giữ là có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật. Nhưng xét thấy đến thời điểm này đã có căn cứ xác định Kiều là đồng phạm trong vụ trộm cắp, có dấu hiệu bỏ trốn… nên việc bắt giữ là có căn cứ và cần thiết, chỉ vi phạm về hình thức, thủ tục tố tụng, không cần thiết phải xử lý hình sự. Bà Nga khẳng định “Bắt người không có lệnh, bắt ban đêm từ 3h15 phút sáng, không nằm trong những trường hợp được bắt ban đêm mà VKS nói chỉ vi phạm về thủ tục thì đó là đánh giá không đúng, không nghiêm khắc”.
Năm công an bị truy tố trong vụ dùng nhục hình ở Phú Yên
Bà Nga cũng nêu trường hợp ông Lê Đức Hoàn, Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Tuy Hòa, Trưởng ban chuyên án. Theo báo cáo, Ông Hoàn có dấu hiệu thiếu trách nhiệm khi để cán bộ dưới quyền bắt giải người bị tình nghi không đúng quy định, để xảy ra tình trạng dùng nhục hình ngay tại cơ quan dẫn đến chết người, nhưng xét tại thời điểm đó, ban chuyên án đang khẩn trương tập trung làm rõ nhiều vụ trộm cắp nghiêm trọng, xảy ra liên tục tại địa phương, gây tâm lý hoang mang, bức xúc trong quần chúng nên không quán xuyến hết để xảy ra tình trạng trên. Ông Lê Đức Hoàn có thời gian công tác lâu năm trong ngành công an, có nhiều thành tích trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, được cấp trên đánh giá tốt do đó không cần thiết phải xử lý hình sự và kiến nghị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
"Các đồng chí nói, trách nhiệm của người đứng đầu là trách nhiệm trực tiếp của ban chuyên án, mà lý giải do áp lực của công tác điều tra, do có thành tích để nói rằng đồng chí này không xử lý hình sự. Tôi cho rằng như vậy không đúng pháp luật"- bà Nga phân tích.
Cũng theo vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, khi xét xử, vụ án này cũng có nhiều dấu hiệu xét xử bỏ lọt tội phạm, không đúng quy định của pháp luật, ở chỗ hình phạt nhẹ, xác định đồng phạm cũng không chính xác. Một vụ bắt người từ 3h15 sáng, bắt đầu từ 8h, các cán bộ thay nhau vào hỏi cung và mỗi người vào đều có việc dùng nhục hình là đánh kéo dài cho đến 2h chiều, nạn nhân tử vong với 72 vết thương trên người. Như vậy mà tách bị cáo Thành đánh vào đầu và truy tố tội tại khoản 3 mà không truy tố những người khác đồng phạm là không đúng.
"Dù VKS đánh giá là những vụ bức cung, dùng nhục hình đều được xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật nhưng chúng tôi chỉ lấy một vụ đủ để thấy rằng việc xử lý này chưa đúng quy định pháp luật, chưa nghiêm minh, có dấu hiệu bỏ lọt người, bỏ lọt tội và có dấu hiệu xử phạt nhẹ. Các đồng chí có thể tranh luận lại nhưng quan điểm của chúng tôi là cần chấn chỉnh lại việc này"- bà Nga nói.
Vụ án rất đơn giản…
Tôi đọc lại toàn bộ vụ án thấy rất đơn giản. Đối tượng đã có tiền án về tội cố ý gây thương tích. Công an Tuy Hòa lập chuyên án điều tra các vụ trộm cắp xảy ra trên địa bàn. Khi bắt giữ thì có hai đối tượng tham gia vào vụ này đã nhận tội và khai ra Ngô Thanh Kiều. Đối tượng Kiều đúng ra phải ra lệnh bắt nhưng anh em lại chỉ làm giấy triệu tập. Lần mãi, đến 3h sáng thì mới tìm được, đưa về trụ sở. Theo tôi lúc đó chỉ cần ra lệnh bắt khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ và ghi biên bản lấy lời khai. Đơn giản thế thôi, nhưng anh em vì tư tưởng này, tư tưởng khác, cuối cùng nửa đêm nửa hôm lại có hành vi dùng nhục hình…
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương
Dùng nhục hình: Số vụ năm sau nhiều hơn năm trước
Báo cáo của VKSNDTC cho hay, 3 năm trở lại đây (từ 1-1-2011 đến 31-12-2013, ngành kiểm sát đã thụ lý điều tra 13 vụ án/19 bị can về tội dùng nhục hình. Trong khi đó, báo cáo của TANDTC cho biết trong thời gian này đã thụ lý 10 vụ với 23 bị cáo phạm tội dùng nhục hình, không thụ lý vụ án nào về tội bức cung.
“Riêng tội dùng nhục hình có xu hướng ngày càng gia tăng: năm 2011 thụ lý 1 vụ/2 bị cáo, năm 2012 thụ lý 4 vụ/7 bị cáo, năm 2013 thụ lý 5 vụ/14 bị cáo”- Phó chánh án TAND TC Nguyễn Sơn cho biết.
Đức Minh - Theo VNEX